XIN VUI LÒNG ĐỢI GIÂY LÁT
    4
    Đăng nhập | Đăng ký
    E-mail
    Diện Chẩn
    Nguyễn Đình Thi
    E-mail: infolotuscity@yahoo.com.
     
    Trang chủ
     
    Lotos-City
     
    • Tin tức
      • http://nguyendinhthi.vnn.mn/thap-chi-dao-huynh-thi-lich-b5.html
    • Diện chẩn và bấm huyệt Lý Phước Lộc
    • Việt Y Đạo
    • CLB DIỆN CHẨN HÀ NỘI
    • Diện chẩn – Bấm huyệt – Khí công-Thiền
    • LY. ĐỒNG XUÂN TOÁN
    • Diện Chẩn-Tạ Minh
    • Thầy Trần Dũng Thắng
    • GS TSKH Bùi Quốc Châu
    • LY. PHAN XUÂN QUYÊN
    • CLB Diện Chẩn Hải Phòng
    • Thầy Huỳnh Văn Phích
    • Cửa hàng trực tuyến
    • Thập Chỉ Đạo Huỳnh Thị Lịch
    • Thập Chỉ Đạo
    • Vòng ổn định huyết áp
    • đa khoa 24/2
    • Thư viện ảnh
    Diện chẩn Bùi Quốc Châu
    • Основные точки Дьен Чан Буй Куок Чау
      Trang web: 54 
    • Знакомство с Дьен Чан Буй Куок Чау
      Trang web: 3 

    Nhà hàng-Ресторан
    ВьетКафе

    vietcafe.ru


    Ресторан Вкус Лотоса


    Том Ресторан


    Nhà hàng Hạ Long, Hương Việt


    Дневник
    Thập Chỉ Đạo Huỳnh Thị Lịch
    ...

    Đã thêm 24.10.15 13:53


    Diện Chẩn Liệu Pháp Bùi Quốc Châu
    Sách “THỰC HÀNH DIỆN CHẨN”Bắt đầu từ ngày 11/8/2012, mục Giáo Trình Diện Chẩn bắt đầu giới thiệu nội dung (trích yếu) sách THỰC HÀNH DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP”, gồm 2 tập:-Tập...

    Đã thêm 24.10.15 13:50


    Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc
    ...

    Đã thêm 24.10.15 13:42


    Đông Y Khí Công. Chữa bệnh bằng Tinh-Khí-Thần
    ...

    Đã thêm 28.08.13 18:40


    Từ Tâm Đạo
    ...

    Đã thêm 19.02.13 18:24


    Страницы
    Исцеление немедикаментозных
    http://vinamassages.ru/ http://vinamassage.ru/ http://vietydao.ru/ http://dienchan.ru/ ...


    Рвота. Точки воздействия
    aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa Точки воздействия: 50, 19, 34, 124, 0. Для прекращения позывов к рвоте достаточно промассировать указанные точки, но...


    ВьетКафе
    vietcafe.ru


    ЯЧМЕНЬ
    Ячме́нь (hordeolum) — острое гнойное воспаление волосяного мешочка ресницы или сальной железы Цейса, которая располагается около...


    А
    1 Алкоголизм. Точки воздействия 2 Алергия. Точки воздействия 3 Ангина. Точки воздействия 4 Анемия. Точки воздействия 5 Аритмия. Точки...


    Страницы
    Исцеление немедикаментозных
    http://vinamassages.ru/ http://vinamassage.ru/ http://vietydao.ru/ http://dienchan.ru/ ...


    Рвота. Точки воздействия
    aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa Точки воздействия: 50, 19, 34, 124, 0. Для прекращения позывов к рвоте достаточно промассировать указанные точки, но...


    ВьетКафе
    vietcafe.ru


    ЯЧМЕНЬ
    Ячме́нь (hordeolum) — острое гнойное воспаление волосяного мешочка ресницы или сальной железы Цейса, которая располагается около...


    А
    1 Алкоголизм. Точки воздействия 2 Алергия. Точки воздействия 3 Ангина. Точки воздействия 4 Анемия. Точки воздействия 5 Аритмия. Точки...


    Bài giảng Diện Chẩn điều khiển liệu pháp
    Thập Chỉ Đạo Huỳnh Thị Lịch




    Đã thêm 24.10.15 13:53


    Diện Chẩn Liệu Pháp Bùi Quốc Châu

    Sách “THỰC HÀNH DIỆN CHẨN”
    Bắt đầu từ ngày 11/8/2012, mục Giáo Trình Diện Chẩn bắt đầu giới thiệu nội dung (trích yếu) sách THỰC HÀNH DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP”, gồm 2 tập:

    -Tập I: Phương pháp Diện Chẩn

    -Tập II: Thực hành Diện Chẩn

    Mời bạn đọc theo dõi
    TẬP MỘT. PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN

    I. ĐẠI CUƠNG 

    1. Diện Chẩn là gì? 

    Diện Chẩn là tên gọi rút gọn của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Đây là một phương pháp phòng và trị bệnh mới của Việt Nam, ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh. Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu.

     

    Có thể định nghĩa Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của con người trên khuôn mặt, từ đó có thể phát hiện và tác động trong việc gia tăng sưc khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh.

    Qua nghiên cứu cho thấy khuôn mặt được xem như là điểm thông tin và kiểm soát toàn bộ các hoạt động của cơ thể, dựa trên sự phản chiếu và đồng ứng với các bộ phận ngoại vi và nội tạng của cơ thể. Mỗi điểm phản xạ trên khuôn mặt sẽ phản ảnh một cơ quan tương ứng. Từ cơ sở này, ta có thể tác động lên các huyệt đạo trên khuôn mặt để tạo sự biến chuyển trên các cơ quan đó.

    Hiện nay, Diện Chẩn không chỉ là chẩn đoán trên khuôn mặt, mà dựa trên thuyết Đồng ứng, đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, từ đó có thể tác động trên bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân vì Diện Chẩn là một dạng phản xạ học đa hướng và đa hệ, nó khác biệt với phản xạ học cổ điển có tính nhất hướng.



    2. Tại sao gọi là Điều Khiển Liệu pháp?

    Sở dĩ gọi là Điều Khiển Liệu Pháp là vì ta có thể tác động vào các huyệt đạo ở vùng mặt và một số vùng trên cơ thể bằng các kỹ thuật như ấn, day, lăn, xoa, cào... thông qua các công cụ của Diện Chẩn và sự tác động đó có khả năng điều khiển để tạo ra những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể.

    Việc điều khiển gây ra những tác động cũng giống như ta điều khiển cái remote của các loại máy móc (TV, Máy Lạnh, Quạt máy...) để khởi động hay tắt các hoạt động. Khi ta tác động lên các huyệt đạo cũng chính là việc khởi động cho quá trình điểu chỉnh trên các bộ phận của cơ thể, tạo ra những biến chuyển cho toàn bộ hệ thống sức khỏe của người bệnh.

    3. Lịch sử phương pháp Diện Chẩn

    Trong lịch sử Y học Thế giới đã có một số phương pháp tương tự với DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP(FACY) nếu xét qua về mặt hình thức – vì nó dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Projection) – trong khi FACYdựa trên nguyên tắc PHẢN CHIẾU (REFLECTION) là một hình thức tương tự PHÓNG CHIẾU NHƯNG ĐA CHIỀU (MULTI - DIRECTION) TRONG KHI PHẢN CHIẾU CHỈ CÓ MỘT CHIỀU TRÊN MỘT MẶT PHẲNG DUY NHẤT. PHẢN CHIẾU (REFLECTION) CÓ THỂ GỌI LÀ PHẢN XẠ NHIỀU CHIỀU VÀ ĐA HỆ (MULTISYSTEM). DO ĐÓ NÓ CŨNG KHÁC PHẢN XẠ CỔ ĐIỂN LÀ PHẢN XẠ ĐƠN HỆ.

    Các phương pháp đó là Vọng chẩn của Đông Y cổ truyền (Médecine Traditionnelle Orientale). Nhãn chẩn (L’Iriscopie) của Ignas Peczely (1980) phương pháp kích thích vùng bên trong mũi để trị bệnh (Réflexothérapie endonasale) của Bonnier (1930), cũng như của Asuero (1931), Diện châm (Faciopuncture), Tỵ châm (Nasopuncture) của Trung Y (Médecine Chinoise), Nhĩ châm (Ariculothérapie) của P.Nogier, thủ châm (Manopuncture) và túc châm (Podopuncture). Mỗi phương pháp trên đều có hình chiếu hoặc nhũng điểm tương ứng với các bộ phận của cơ thể, dùng để chuẩn đoán hay trị bệnh.

    Trong khi đó, Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp (DC – ĐKLP -Réflexologie faciale) là một phương pháp do GS.TSKH Bùi Quốc Châu tìm tòi và xây dựng nên cách đây 13 năm (từ đầu năm 1980 tại Thành Phố Hồ Chí Minh). với xuất phát điểm từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, phương ngôn và những câu nói dung tục (vulgaire) trong dân gian.

    Với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường rất tốt cho việc nghiên cứu đã giúp GS.TSKH Bùi Quốc Châu có nhiều dịp quan sát các dấu vết bất thường trên mặt các bệnh nhân cũng như có điều kiện để châm từng mũi kim trên các huyệt ở MẶT để tìm hiểu sự liên quan giữa các điểm trên vùng MẶT với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời đề xác minh cho các giả thuyết của mình về sau này. Qua đó tác giả phát hiện ra những dầu mối quan hệ giữa những điểm trên MẶT và các khu vực với toàn thân. Nhưng đặc biệt là tác giả đã nghiên cứu khám phá ra những bí ẩn của BỘ MẶT theo một hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (như Nhĩ châm, Đầu châm,Thủ châm, Túc châm).

    Có thể nói DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP (FACY) xây dựng theo một hướng đã định trước dựa trên một phương pháp luận đã có ngay từ bước đầu. Thật vậy, những nguyên tắc tìm ra huyệt hay Đồ hình một cách chính xác và mau chóng đã được tác giả khám phá và xây dựng từ những câu nói đơn giản của cổ nhân, chủ yếu trong lãnh vực Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học Đông phương và Việt Nam.

    “Còn việc khám phá và vẽ ra các Đồ hình trên Mặt (và sau này trên toàn thân) tức là những vùng phản xạ được hệ thống hóa một cách nhất quán là do tôi vận dụng một trong những quy tắc cốt yếu và đồng thời cũng là quy tắc đầu tiên để khám phá và thiết lập Đồ hình. Đó là quy tắc ĐỒNG HÌNH TƯƠNG TỰ (Correspondance en même forme). Phải nói chính nhờ quy tắc này mà tôi khám phá ra nhiều Đồ hình phản chiếu một cách rất dễ dàng và nhanh chóng.

    (GS.TSKH. BQC)

    Việc xác nhận giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG là đúng, xảy ra vào sáng ngày 26 tháng 03 năm 1980 trên bệnh nhân nghiện ma túy tên là Trần Văn Sáu tại trường Fatima, Bình Triệu. Như các trường hợp nghiện ma túy khác, bệnh nhân rất đau ở cột sống thắt lưng khi lên cơn nghiện ma túy. Thế mà chỉ sau hơn một phút kể từ khi tác giả châm một mũi kim vào đầu mũi (tương ứng với thắt lưng đang bị đau của bệnh nhân theo quy tắc CHÂM VÀO BẤT THỐNG ĐIỂM (điểm không đau) thì một sự kỳ diệu xảy ra là bệnh nhân giảm đau cột sống thắt lưng một cách rõ nét đến mức giảm đau nhiều hơn là châm vào điểm đốt sống thắt lưng ở đối vành tai theo Nhĩ châm (cũng châm vào điểm không đau) cũng để trị cơn đau cột sống thắt lưng của anh ta. Ngoài ra, còn có hiện tượng đặc biệt là có một đường dẫn truyền như kiến bò chạy từ nơi châm vòng qua đầu đến nơi đang đau ở cột sống thắt lưng ngay sau khi châm, nghĩa là điều này đã chứng minh được giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG) là chính xác.

    Từ những Đồ hình phản chiếu ở trên Mặt được khám phá và vẽ ra trong vòng 3 năm (từ năm 1980 đến 1983) với 22 hệ, cho đến những hệ thống Đồ hình phản chiếu trên DA ĐẦU được tìm ra năm 1988 và hệ thống phản chiếu CÁC BỘ PHẬN Ở TOÀN THÂN (năm 1989), kể cả hệ phản chiếu trên LOA TAI với nhiều Đồ hình khác nhau (tất nhiên là khác với Đồ hình Bào thai lộn ngược của BS Nogier) đều có sự đóng góp chủ yếu của thuyết ĐỒNG ỨNG. Trong phương pháp DIỆN CHẨN FACY còn có nhiều thuyết khác, như thuyết PHẢN CHIẾU, ĐỐI XỨNG, GIAO THOA, BẤT THỐNG ĐIỂM, TAM GIÁC, NƯỚC CHẢY VỀ CHỖ TRŨNG … Tất cả đều góp phần vào việc xây dựng phương pháp. Nhưng có một điều cần được nhấn mạnh ở đây là hầu hết những thuyết nền tảng của phương pháp đều được gợi ý từ những lãnh vực ngoài Y học chính thống mặc dù trong việc kiến trúc toàn bộ phương pháp đều có sự góp mặt của ba dòng Y học.



    Y học cổ truyền, Y học hiện đại và Y học Dân gian. Đây có lẽ là nét đặc thù của phương pháp DIỆN CHẨN (FACY) so với các phương pháp tương tự khác đã có trên thế giới trước đây. Vì rõ ràng từ xuất phát điểm cho đến việc tiến hành xây dựng hệ thống lý thuyết không đi theo chiều dọc thẳng từ Y học xuống mà lại đi theo chiều ngang từ các ngành Khoa Học Nhân Văn như Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học, Tướng học … Sau đó được bổ sung bằng các chất liệu khác như điều khiển học, Hình học, Trường sinh học, Vật lý học v.v…

    Tóm lại, DIỆN CHẨN (FACY) không phải là một sản phẩm đơn thuần Y học mà là kết quả tổng hợp của nhiều ngành khác trong đó chủ yếu là văn hóa và triết học Đông phương (như Phật, Khổng, Lão, Thiền, Dịch học …) có thể nói là đứa con tinh thần của Văn hóa Việt Nam với tính TỔNG HỢP, CHIẾT TRUNG VÀ SÁNG TẠO NHUẦN NHUYỄN. Chúng tôi gọi nó là Y ĐẠO (I’TAO) hay là Y HỌC - VĂN HÓA - TRIẾT HỌC vì nó không dừng ở chỗ Y-thuật hay Y-đức, mà cái nó nhắm tới là không chỉ đem lại SỨC KHỎE CHO THÂN THỂ VÀ TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI MÀ CÒN GIÚP MỞ MANG TÂM TRÍ (MINH TRIẾT HƠN) RỒI THÔNG QUA VIỆC CHỮA BỆNH CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI MÀ DẦN DẦN ĐẠT LÝ CỦA TRỜI ĐẤT VÌ CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ LÀ MỘT (THIÊN NHÂN HỢP NHẤT) CHO NÊN THẤU HIỂU MÌNH TẤT SẼ HIỂU CÁI LÝ CỦA TRỜI ĐẤT. Ngoài ra nó còn giúp mở rộng sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau (vì theo NHẤT NGUYÊN LUẬN, TẤT CẢ LÀ MỘT), đóng góp vào việc hình thành một nền văn hóa thế giới. Còn xét về mặt hình thức thì nó là tổng hợp của Phản xạ học, châm cứu và Xoa bóp. Tuy nhiên, có lẽ nó gần gũi với Phản xạ học nhiều hơn, nhưng là một Phản xạ học mới: PHẢN XẠ ĐA HỆ (nếu có thể gọi được như vậy để phân biệt với Phản xạ học cổ điển hay là PHẢN XẠ ĐƠN HỆ) hay còn gọi là PHẢN XẠ HỌC VIỆT NAM (Réflexologie Vietnamienne). Đây cũng là một loại NHU Y (Médecine douce) hay Y HỌC TỰ NHIÊN (Médecine naturelle) vì KHÔNG DÙNG THUỐC CŨNG KHÔNG DÙNG KIM CHÂM MÀ CHỈ DÙNG MÀ CHỈ DÙNG TAY HAY DỤNG CỤ (như: cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện). Nó cũng là một hình thức của Y TẾ CỘNG ĐỒNG (La Santé Commune) vì có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng và an toàn nhất là trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu

    Sách “THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 1.2)


    description: http://dienchan.com/imagenews/41.04.01.09.12image001.jpg

    TẬP MỘT. PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN

    I/ ĐẠI CƯƠNG (đã đăng ngày 11/8/2012)

    II/ NGUYÊN LÝ

    1. Lý thuyết cơ bản 

    Diện Chẩn là một phương pháp được xây dựng trên nền tảng Văn hoá Việt và các Nguyên lý Âm Dương – Ngũ hành, Người sáng lập ra phương pháp này là GS TSKH Bùi Quốc Châu đã đưa ra những lý thuyết cơ bản để dựa vào đó, tạo ra rất nhiều các kỹ thuật phòng và chữa bệnh khác nhau, tuy có những kỹ thuật mới xem qua tưởng chừng như chuyện giả tưởng, nhưng thực ra đều có những cơ sở khoa học vững chắc.

    A/Các thuyết của Diện Chẩn 

    1.Thuyết Phản chiếu:. Nguyên lý phản chiếu cho rằng, con người với vũ trụ là một thế thống nhất (Vạn vật đồng nhất thể) Do đó, con người được xem là một tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa) Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (đầu, mình, mặt, mũi tay chân...) đều phản chiếu lại cái tổng thể, mà trong đó mặt là tấm gương (gương mặt) trên đó phản chiếu những cơ quan thuộc nội tạng và ngoại vi của cơ thể con người. Như vậy, khuôn mặt cũng là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ thể và nhân cách con người (Mất mặt đồng nghĩa với mất thể diện, mất danh dự) Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt. Bộ mặt có vai trò như tấm gương và không những thể, còn ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái Tĩnh và Động. 

    Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau: Mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.

    2. Thuyết Biểu hiện

    Theo thuyết Biểu hiện thì những gì (tình trạng đau yếu/ triệu chứng bệnh …) ở bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, ở bên dưới sẽ hiện ra bên trên. Còn về giai đoạn thì những gì sắp xảy ra sẽ được báo trước, những gì đang xảy ra sẽ biểu hiện và những gì đã xẩy ra sẽ lưu lại các dấu vết.

    Những biểu hiện này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, được thể hiện một cách có hệ thống và chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý. Chúng có tính chất hai chiều thuận nghịch và nơi biểu hiện cũng là nơi mà ta có thể điều trị.



    Ví dụ: Thống điểm (điểm đau): điển hình như vết tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán cũng là nơi tác động để trị liệu.

    3. Thuyết Phản hiện:

    Ngược lại với thuyết Biểu hiện, là thuyết Phản hiện. Đây là một tình trạng khá đặc biệt do khả năng biểu hiện của cơ thể bị rối loạn, nên đưa đến biểu hiện quá nhiều dấu hiệu (Kể cả những dấu hiệu không có giá trị chẩn đoán) hay biểu hiện quá ít dấu hiệu đưa đến tình trạng nếu không biết hay thiếu kinh nghiệm thì sẽ khó chẩn đoán được bệnh.

    4. Thuyết Cục bộ

    Khi một cơ quan hay bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay bệnh đang tiến triển thì tại vùng da nơi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng (gọi là các dấu hiệu cục bộ) Quy luật này chi phối trên thân thể hơn là trên vùng mặt.

    Ví dụ: Da vùng gan có tàn nhang đen hay đỏ hoặc tia máu, báo hiệu lá gan có bệnh. Trong phạm vi Diện Chẩn Điều khiển liệu pháp thì mỗi một huyệt trên vùng mặt ngoài tác dụng cho các cơ quan (ngoại vi hay nội tạng) ở xa trên cơ thể, các huyệt này còn có giá trị cục bộ (tại chỗ) và lân cận.

    Ví dụ: Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy và hạ huyết áp, còn có tác dụng làm sáng mắt (vì ở cạnh mắt) Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giảm đau vùng Thái dương (vì huyệt này nằm trên vùng thái dương).

    5. Thuyết Đồng bộ:

    Theo thuyết đồng bộ thì có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các dấu hiệu báo bệnh trên mặt và trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ là có những dấu hiệu chỉ xuất hiện một trong hai nơi (hoặc trên mặt hoặc trên cơ thể) hay xuất hiện không đồng thời và không cùng lúc với bệnh, có khi xuất hiện khá xa thời kỳ bệnh tật xảy ra.

    6. Thuyết Biến dạng:

    Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải là bất biến mà trái lại, có thể thay đổi tính chất, màu sắc và hình thái tuỳ theo thời gian, mức độ, tình trạng hay diễn biến bệnh của từng người.

    Ví dụ: Khi đang có bệnh thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có màu sậm hay bóng hơn. Bệnh giảm thì nhạt dần. Nhưng vẫn có ngoại lệ như mụt ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào. Khi hết bệnh hay đã cắt bỏ noãn sào nhưng mụt ruồi vẫn không mất đi.

    7. Thuyết Đồng ứng thì cho rằng, những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có quan hệ với nhau. Cụ thể là những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có những tương quan, có thể ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau.

    Ví dụ: Sống mũi tương tự sống lưng nên có quan hệ với sống lưng (và ngược lại) hai cánh mũi có hình dạng tương tự như hai mông nên có ảnh hưởng đến mông. Gờ mày có dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay, ụ cằm có hình dạng như bọng đái nên có liên quan đến bọng đái...

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image002(344).jpg



    Sống mũi đồng ứng với cột sống

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image003(125).jpg



    Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim 

    Không những thế, những bộ phận ngoại vi như cánh tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đầu gối... cũng có những hình dạng tương tự như một số bộ phận nội tạng, như bàn tay nắm lại với ngón cái giơ lên đồng ứng với trái tim, bàn tay đặt úp đồng ứng với lá mía, hai bàn tay úp lại đặt sát vào nhau lại đồng ứng với não bộ nhìn từ bên dưới...

    Tác giả tìm ra thuyết này từ câu: «Đồng Thanh tương ứng, đồng khí tương cầu » trong Kinh Dịch, hay quan niệm « ăn gì bổ nấy » trong dân gian, cho rằng ăn tim heo chưng cách thuỷ với Châu sa, thần sa có tác dụng làm cho tim hết hồi hộp, ăn bồ dục (quả cật) heo hầm với đậu đen để trị đau lưng (liên quan đến quả thận của người)... Từ điều này, tác giả đã tìm ra hàng loạt bộ phận có liên quan, đồng ứng một cách có hệ thống trên cơ thể con người.

    Hệ luận 1: Thuyết Đồng hình tương tụ:

    Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau. Ví dụ: Cánh mũi có hình dáng tương tự mông, do đó có liên hệ đến mông – Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng do đó có liên hệ đến sống lưng.



    Hệ luận 2: Thuyết Đồng Tính Tương liên:

    Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hoá giải (Tình trạng đau/khoẻ) nhau. Ví dụ: Huyệt số 106 và 08 có tác dụng tương tự do đó có thể hỗ trợ hay khắc chế nhau.

    8. Thuyết Giao thoa:

    Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng một bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh. Ví dụ: Gờ mày bên mặt bệnh nhân có dấu báo bệnh thì cánh tay mặt của bệnh nhân bị đau (vì gờ mày liên hệ với cánh tay). Nhưng có một số các dấu hiệu báo bệnh ở vùng mắt, tay chân, buồng trứng và mông của đồ hình phản chiếu trên mặt thỉnh thoảng lại có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân.

    Hiện tượng này cũng thấy xảy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trong trường hợp này thường có sự gia tăng mức độ nhạy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh.

    Ví dụ: Chân mày bên mặt có dấu tàn nhang thì cánh tay bên trái có bệnh, hay ở bệnh nhân phái nữ thì bên mặt nhân trung có tàn nhang nghĩa là buồng trứng bên trái có bệnh. Dấu hiệu giao thoa cho thấy đây là một triệu chứng bệnh khá năng.

    B. Các thuyết trong Điều Khiển Liệu Pháp:

    Ngoài các lý thuyết quan trọng của Diện Chẩn còn có một số thuyết khác của Điều khiển liệu pháp như:

    1.Thuyết Đồng bộ thống điểm:

    Khi trong cơ thể có sự bất ổn thì ngoài những triệu chứng hay cảm giác đau tại chỗ còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương ứng (Đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó trên mặt. Cảm giác đau (thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát …) tại các điểm đau sẽ tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bệnh chứng (Bệnh nặng thì đau nhiều). Vì thế khi bệnh giảm bớt thì cảm giác đau cũng sẽ bớt. Nhưng nên nhớ, điều này chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh lý.

    2. Thuyết Bất thống điểm:

    Theo Thuyết Bất thống điểm thì lại có tình trạng, khi một cơ quan hay bộ phận nào đau, thì tại vùng tương ứng với nó trên mặt sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (Bất thống điểm) Những điểm không đau sẽ nằm trong vùng đau tương ứng (phản chiếu) với bộ phận có bệnh trong cơ thể. Đôi khi tác động vào những điểm không đau lại có hiệu quả hơn là tác động vào những điểm đau.

    3. Thuyết Thái Cực:

    Bộ mặt con người cũng là nơi phản chiếu của thái cực theo nguyên lý:

    Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm/Dương) – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thiếu Dương – Thái Dương / Thiếu Ấm – Thái Âm) Bên Trên, Phải thuộc Dương. Bên dưới, Trái thuộc Âm. Từ trái sang phải, từ ngoài vào trong thuộc Dương – Từ phải sang trái, từ trong ra ngoài thuộc Âm. Chiều thẳng đứng (Tung) thuộc Dương, Chiều nằm ngang (hoành) thuộc Âm – Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm điểm trung tính (phi Âm phi Dương) – Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phụ trợ nhau. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương – Dương tụ, Âm tán – Âm hàm Dương: Dương tụ - Dương hàm Âm: Dương tán – Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng.

    4. Thuyết Phản phục:

    Tuỳ theo tình trạng bệnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này thì sẽ phản tác dụng hay không tác dụng.

    Điều này cho thấy khi tác động bằng kỹ thuật Diện Chẩn (với dụng cụ hay không) cũng chỉ nên tác động đúng mức, không nhiều và cũng không ít hơn mức độ cần thiết.

    Thuyết Đối xứng: Một số huyệt trên mặt có tính đối xứng: Đối xứng theo chiếu dọc (Tuyến 0) và đối xứng theo chiều ngang (tuyến V và tuyến IV)

    Các huyệt đối xứng có tính tương tự nhau hay đối kháng nhau, do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau.

    5. Thuyết Đối xứng:

    Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt thường có tính đối xứng trong nhiều chiều không gian. Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt:

    - Trục dọc giữa mặt (Tuyến tung 0)

    - Trục ngang qua hai con mắt (Tuyến Hoành số V)

    - Trục ngang qua hai lông mày (Tuyến Hoành số IV)

    Có hai tâm đối xứng quan trọng: Huyệt số 26 (Chính giữa hai lông mày) và huyệt số 19 (Chính giữa hai lỗ mũi – bên trên nhân trung). Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hoặc đối kháng nhau. Do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau. Ví dụ: Huyệt số 106 (phần thấp dưới trán) đối xứng với huyệt số 8 (giữa sống mũi dưới hai lông mày) qua huyệt số 26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, nhưng cũng có tính đối kháng nên có thể hoá giải nhau khi được tác động đúng lúc.

    6. Thuyết Bình thông nhau:

    Giữa người bệnh và người chữa bệnh có mối quan hệ tương tác, điều này có nghĩa là nếu người bệnh đau bệnh gì, thì người chữa bệnh cũng có thể bị bệnh đó (nhất là khi người chữa bệnh lại có sức khoẻ kém hơn người bệnh) – Vì thế cần phải cẩn trọng trong việc chữa bệnh với những bệnh mãn tính do thời gian chữa và tiếp xúc với người bệnh kéo dài.

    7. Thuyết Nước chảy chỗ trũng:

    Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền (khí) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.

    Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.

    8. Thuyết Sinh khắc:

    Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tuỳ thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.

    Ví dụ: Huyệt 26 khắc với huyệt số 6 (Hai huyệt này làm giảm tác dụng của nhau)

    Huyệt 34 sinh huyệt 124 (2 huyệt này hỗ trợ nhau, có tác dụng tốt hơn khi đi chung với nhau).

    Cũng có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bệnh lý. Ví dụ: Bệnh nặng mà gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì có nguy cơ tử vong. Hay vùng má thuộc Phế (Phổi – sắc trắng) tự nhiên hiện ra sắc hồng (thuộc Hỏa) thì có nghĩa là phổi đang có bệnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gò má thuộc Tâm (sắc đỏ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bệnh vì Thủykhắc Hoả.

    Các thuyết trên đã tạo nên một hệ thống lý luận có cơ sở vững chắc cho phương pháp Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp, để từ đó hình thành hàng loạt các kỹ thuật thực hành dưới nhiều hình thức khác nhau: bằng tay không, bằng các công cụ bình thường và nhất là các dụng cụ đặc chế của phương pháp, do chính tác giả sáng tạo ra, đã đăng ký bản quyền sáng chế để phục vụ cho sức khỏe của con người, giúp giải quyết những vấn nạn về phương diện y tế, tạo ra một hệ thống can thiệp và tác động vào sức khỏe cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc « phòng bệnh hơn chữa bệnh » và hình thành một biện pháp trị liệu đơn giản, rẻ tiền và có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi.

    B. Hệ thống phản chiếu trên mặt:

    1. Đồ hình phản chiếu Ngoại vI

    Hệ thống đồ hình phản chiếu các bộ phận ngoại vi cơ thể và các nội tạng lên gương mặt là cơ sở chẩn trị căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Qua đó ta có thể sử dụng các dụng cụ diện chẩn để tác động lên các bộ huyệt, tương ứng với các bộ phận phản chiếu trên gương mặt nhằm chữa trị các bệnh chứng tại các bộ phận ngoại vi và cơ quan nội tạng này.

    Nhìn trên đồ hình ta sẽ thấy trên gương mặt sẽ phản chiếu rât nhiều các bộ phận khác nhau từ bên ngoài như tay chân, đầu, thân hình… cho đến các cơ quan bên trong như ngũ tạng lục phủ…Như vậy, khi tác động lên một khu vực là ta đã tác động lên nhiều cơ quan khác nhau, nhưng chỉ có các cơ quan đang có bệnh, đang có những vấn đề không ổn định mới chịu ảnh hưởng của sự tác động này. Đây là một yếu tố độc đáo của phương pháp Diện Chẩn. Điều đó có nghĩa là chỉ bộ phận đau, được tác động đúng mới có hiệu quả, còn bộ phận không đau hay tác động không đúng sẽ không có hiệu quả cũng như bất cứ phản ứng phụ nào, đây cũng là tính an toàn của phương pháp



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(96).jpg

    Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể Nam & Nữ trên mặt




    TRÊN MẶT

    CƠ THỂ

    Đồ hình Âm: hình người đàn bà (màu xanh)

    Khu vực giữa mí tóc trán

    1- Khu vực nằm hai bên vùng giữa trán

    2- Đoạn từ giữa trán đên khu vực giữa hai đầu mày (Ấn đường)

    3- Đoạn từ ấn đường đến Sơn căn (chỗ thấp nhất sống mũi giữa 2 đâu mắt)

    4- Sơn căn

    5- Khu vưc sống mũi sát với sơn căn

    6- Chỗ hõm dưới cung gò má (vùng huyệt hạ quan)

    7- Hai gò má /(2 vú)

    8- Đoạn từ hõm dưới cung gò má chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến ngang dái tai thẳng ra đến viền mũi và chay dài theo nếp nhăn mũi má đên khỏi khóe miệng độ 1cm

    9- Nhân trung

    10- Hai bên nhân trung

    11- Viền mũi

    12- Vùng từ đầu trên mũi xuống bờ môi trên kéo dài ra đến đầu xương quai hàm (nơi huyệt giáp xa)

    13- Từ huyệt giáp xa chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến bờ dưới xương hàm dưới

    14- Dọc theo bờ dưới xương hàm dưới đến cằm


    Đỉnh đầu

     

    Hai mắt


    Mũi

    Nhân trung

    Môi, miệng, lưỡi

    Cằm
    Khớp vai

     Hai vú

    Cánh tay, cùi chỏ


    Âm hộ (âm đạo-tử cung)

     

    Noãn sào


    Háng

    Vùng đùi gối


     Vùng đầu gối và cẳng chân
    Các ngón chân: ngón cái về phía quai hàm, ngón út về phía quai hàm

    Đồ hình Dương: hình người đàn ông (màu đỏ)

    1- Giữa trán

    2- Phần trên ấn đường

    3- Hai chân mày và gờ cung mày

    4- Đầu mày

    5- Góc nhọn của chân mày

    6- Chỗ hõm dưới gờ chân mày

    7- Từ cuối chân mày ra thái dương và theo viền tóc mai xuống đến ngang đỉnh xương má

    8- Sống mũi (là cột sống)

    9- Cánh mũi

    10- Đầu trên rãnh Nhân trung

    11- Nhân trung

    12- Hai bên Nhân trung

    13- Từ viền mũi qua bờ môi trên

    14- Khóe miệng và khu vực bọng má

    15- Từ bọng má chéo xuống cằm

    16- Bờ cong ụ cằm

    17-Từ chóp cằm trở ra theo bờ dưới xương hàm xương hàm dưới


    Đỉnh đầu

     

    Chẩm và cổ gáy

    Hai cánh tay

    Khớp vai


    Cùi chỏ

    Cổ tay


    Bàn tay (úp xuống) và các ngón cái ở thái dương, ngón út ở ngang đỉnh xương gò mũi

    cột sống (sống lưng)

    Mông

    Hậu môn


    Dương vật

     

    Dịch hoàn

    Háng-đùi

    Nhượng chân và gối

    Cẳng chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân

    Gót chân


    Các ngón đầu ngón chân


    Đồ hình phản chiếu bàn tay mở

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image005(47).jpg

    Đồ hình phản chiếu bàn tay nắm



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image006(43).jpg

    Đồ hình phản chiếu bàn chân



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image007(34).jpg

    Đồ hình phản chiếu hai lỗ tai



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image008(20).jpg


















    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 1.3)


    *Tiếp phần B. Hệ thống phản chiếu trên mặt (Hết 1. Đồ hình phản chiếu Ngoại vi/ Bắt đầu 2. Đồ hình phản chiếu nội tạng)

    Đồ hình phản chiếu

    Tay, chân, mắt, mũi, lưỡi

    Đồ hình phản chiếu

    Ngoại vi cơ thể trên da đầu

    Đồ hình phản chiếu tay – chân – mắt – mũi


    1.Mông – vai

     

    2. Khuỷu tay 

    3. Bàn tay

    4. Mắt


    5. Mũi

    6. Miệng


    7. Lưỡi

    8. Khí quản – thực quản



    1. Vùng giữa trán và trên trán

    2. Vùng trên thái dương

    3. Vùng thái dương

    4. vùng dưới thái dương

    5. Phía trước thái dương

    6. Phía dái tai, bọng má

    7. Khu vực dái tai, bọng má

    8. Vùng bọng má.




    Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên da đầu

    1. Đầu, cổ

    2. Hai cánh tay

    3. Thân mình

    4. Hai bàn chân



    1. Vùng trên trán

    2. Vùng sau thái dương

    3. Dọc theo đỉnh đầu

    4. Phần sau đầu




    Đồ hình Rodin

    1. Cổ gáy

    2. Cánh tay

    3. Cổ tay – bàn tay

    4. Sống lưng

    5. Cẳng chân

    6. Bàn chân



    1. Vùng bán bình tai

    2. Vùng giữa tai và mắt

    3. Vùng khóe mắt

    4. Sát vành tai

    5. Vùng má 

    6. Vùng cằm




    Đồ hình phản chiếu cơ thể nhìn nghiêng

    1. Đầu

    2. Hai cánh tay – bàn tay

    3. Lưng

    4. Đùi – cẳng chân



    5. Bàn chân

    1. Trán

     

    2. Hai lông mày – khóe mắt

    3. Sống mũi

    4. Hai mép

    5. Vùng cằm


    (Hết đoạn 1. Đồ hình phản chiếu ngoại vi)

    2. Đồ hình phản chiếu nội tạng

    Đồ hình Phản chiếu nội tạng trên trán

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image015(3).jpg


    Đồ hình phản chiếu nội tạng trên mặt

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image016(1).jpg


    TRÊN MẶT

    NỘI TẠNG

    1- Đầu mũi đến Sơn căn

     

    2- Vùng dưới ngọa tàm (mí mắt dưới)

    3- Vùng dưới khu vực vừa nêu trên (phổi): Mép phải, dưới xương gò má bên mặt

    4- Cũng vùng trên nhưng bên trái

    5- Bờ môi trên

    6- Viền trắng quanh môi trên và phần dưới của bờ môi dưới.

    7- Chỗ lồi nhất của ụ cằm xuống chót cằm

    8- Từ phần khóe trở lên đụng đường ngang qua giữa Nhân trung

    9- Từ nếp nhăn mũi má chéo xuống dưới xương gò má (giữa rãnh Nhân trung)

    10- Sống mũi



    1. Tim, động mạch phổi

    2. Phổi


    3. Gan – Mật

    4. Dạ dày, lách

    5. Dạ dày, lá mía (tụy tạng)

    6. Ruột non

    7. Tử cung, noãn sào, bọng đái

    8. Thận – tuyến thượng thận

    9. Bờ sườn

    10. Xương ức – Thực quản, khí quản




    Đồ hình phản chiếu nội tạng và hai bàn chân

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image017(3).jpg



    Đồ hình phản chiếu nội tạng và hai bàn tay

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image018(3).jpg


    Đồ hình phản chiếu nội tạng và hai lỗ tai

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image019.jpg



    Đồ hình phản chiếu não bộ

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image020.jpg


    Đồ hình phản chiếu não bộ

    1. Hai bên trán

    2. Vùng sơn căn - ấn đường

    3. Vùng trên ấn đường

    4. Sống mũi



    1. Bán cầu đại não

    2. Thân não, tiểu não

    3. Não trung gian

    4. Tủy sống




    Đồ hình phản chiếu hệ thống sinh dục nam

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image021.jpg


    Đồ hình phản chiếu hệ thống sinh dục nữ

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image022(1).jpg


    Đồ hình phản chiếu Hệ thống sinh dục nam

    1. Ống dẫn tiểu

    2. Bàng quang

    3. Bộ phận sinh dục


    1. Viền lông mày

     

    2. Ổ mắt


    3. Nguyên lỗ mũi


    Đồ hình phản chiếu Hệ thống sinh dục nữ

    1. Vòi trứng

    2. Buồng trứng

    3. Đáy tử cung

    4. Tử cung

    5. Âm hộ


    1. Lông mày

     

    2. Ổ mắt


    3. Giữa hai lông mày

    4. Sống mũi

    5. Lỗ mũi



    Đồ hình phản chiếu Tim

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image023.jpg



    Đồ hình phản chiếuThái Cực Âm Dương trên mặt

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image024(1).jpg

















    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 1.4)


    *Tiếp phần B. Hệ thống phản chiếu trên mặt (Tiếp theo và hết đoạn 2. Đồ hình phản chiếu nội tạng)

    PHẢN CHIẾU THÁI CỰC ÂM-DƯƠNG

    Trán: thuộc quẻ Càn (trời) ở đồ tiên thiên biến thành quẻ ly thuộc hỏa (đồ hậu thiên). Hai chân mày tượng trưng quẻ Ly(Ly trung hư).

    Cằm: thuộc quẻ Khôn (đất) ở đồ tiên thiên biến thành quẻ Khảm (ở đồ hậu thiên), thuộc Thủy. Lằn giữa hai môi tượng trưng quẻ Khảm (Khảm trung mãn).

    Mũi: thuộc Thổ ở giữa, tượng trưng con người đứng giữa trời (Càn) và đất (Khôn): Tam Tài: Thiên – Nhân – Địa: Tam Hành: Hỏa, Thổ, Thủy.

     Mắt: mắt phải thuộc Âm, mắt trái thuộc Dương. Đó là Âm trong Dương, Dương trong Âm (Dương trung hữu Âm căn. Âm trung hữu Dương căn).



    Mặt: nửa mặt bên phải thuộc Dương, nửa mặt bên trái thuộc Âm. Trán là Thái Dương, cằm là Thái Âm.

    Đồ hình phản chiếu cột sống trên trán



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image025(1).jpg

    Đồ hình phản chiếu cột sống trên mặt



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image026(1).jpg

    Đồ hình phản chiếu gương mặt và các bộ phận cơ thể trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image027(1).jpg

    Đồ hình phản chiếu gương mặt và hệ thống nội tạng trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image028(2).jpg

    Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể – khuôn mặt và bàn chân trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image029(2).jpg

    Đồ hình phản chiếu bàn chân- Khuôn mặt và cơ quan nội tạng trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image030(1).jpg



    Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể - Hai mắt – Hai bàn chân trên lưng 

    Cơ thể người nữ (xanh)

    Mặt


    1. Hai bàn tay

    2. Hai bàn chân

    Cơ thể người nam (Đỏ)

    1. Đầu


    2. Hai cánh tay

    3. Lưng


    4. Hai đùi

    5. Hai cẳng chân

    6. Hai bàn chân


    Cơ thể nữ

     

    1. Cổ gáy

    2. Hai cạnh sườn & gan bàn chân

    3. Hai mông & Gót chân

    Cơ thể người nam

    1. Phần dưới gáy

    2. Hai vai

    3. Cột sống 



    4. Vùng eo & gan bàn chân

    5. Mông trên 

    6. Mông dưới

    Đồ hình phản chiếu ngoại vi -bàn tay & gương mặt và các bộ phận trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image031(4).jpg

    Đồ hình phản chiếu bàn tay – gương mặt và các cơ quan nội tạng trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image032(2).jpg



    Đồ hình phản chiếu bàn tay – gương mặt và các cơ quan nội tạng trên lưng

    1. Phế quản

    2. Hai lá phổi

    3. Tim

    4. Gan


    5. Bao tử

     

    6. Thận


    7. Ruột non

    8. Ruột già

    9. Bọng đái


    1. Phần dưới gáy

     

    2. Hai bên lưng trên

    3. Giữa lưng

    4. Hông trái

    5. Hông phải (giữa lòng bàn tay)

    6. Hai bên hông

    7. Phần mông

    8. Hai bờ mông

    9. Hai đáy mông



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image033(2).jpg



    Đồ hình phản chiếu các bộ phận cơ thể phía trước ngực

     

    Thông qua hệ thống các đồ hình này, người điều trị theo phương pháp Diện Chẩn sẽ biết tác động vào đúng các vị trí phản chiếu để chữa trị các bệnh chứng tại các bộ phận ngoài vi và cơ quan nội tạng tương ứng. Như thế, để chữa trị cho một bộ phận hay một cơ quan, ta có thể tác động một số vị trí trên gương mặt cũng như trên ngực hay sau lưng, nghĩa là một nơi đau nhưng có thể chữa nhiều nơi phản chiếu cơ quan, bộ phận bị đau này TÙY theo sự đáp ứng của từng người, có người thích hợp với việc tác động chỗ này, có người lại thích hợp với sự tác động chỗ kia, mặc dù cùng đau trên một bộ phân hay cợ quan giống nhau. Đây cũng là một nét độc đáo của phương pháp Diện Chẩn. 



    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 1.5)


    description: http://dienchan.com/imagenews/16.03.20.10.12logo%20new.jpg

    * Tiếp theo và hết phần II. NGUYÊN LÝ



    3. Đồ hình theo nguyên lý Đồng ứng

    Ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, theo thuyết Đồng Ứng (Đồng thanh tương ứng - Đồng khí tương cầu) thì các bộ phận ngoại vi và các cơ quan nội tạng cũng phản chiếu trên bàn tay và trên các bộ phận có hình dáng tương tự theo Thuyết Đồng Hình Tương Tụ. Vì thế, để điều trị các bộ phận trong cơ thể, ta cũng có thể tác động trên các ngón tay, lòng bàn tay hay lưng bàn tay vào các điểm hay vị trí tùy theo sự phản chiếu hay có hình dáng tương tự với các bộ phận đó.



    Mỗi ngón tay đồng ứng với một con người:Ta có thể xoa bóp, ấn tìm điểm đau hay hơ trên ngón tay để hỗ trợ việc điều trị hoặc tìm ra các bộ phận gây bệnh (ấn vào thấy đau) đồng ứng trên từng ngón tay.

    Các ngón tay đồng ứng với khung xương: Xoa bóp hay hơ trên ngón tay giúp cho việc điều trị sự đau nhức các xương và khớp xương trên cơ thể.

    Các ngón tay cũng tương ứng với các cơ quan nội tạng – tác động lên các đốt ngón tay cũng có thể giải quyết các vấn đề của nội tạng



    Bàn tay úp đồng ứng với các bộ phận phía sau lưng của cơ thể:Xoa bóp, hơ hay ấn vào các ngón tay (để úp) cũng là cách tác động vào các khu vực đồng ứng ở phía sau cơ thể.

    Bàn tay nắm với ngón cái gấp vào trong đồng ứng với cái đầu: Khi tác động vào các điểm trên lưng bàn tay, sẽ có hiệu quả trên các khu vực ở đầu

    Bàn tay nắm với ngón cái duỗi thẳng, lại đồng ứng với trái tim:Khi tác động (bằng việc hơ ngải cứu) trên bàn tay trong tư thế này là ta đã tác động trên trái tim

    Cánh tay úp đồng ứng với lưng – cổ gáy – đầu:Hơ hay ấn trên các điểm đồng ứng vùng cánh tay hay vùng lưng, có tác động làm giảm đau các phần gây đau nơi lưng hay trên cánh tay

    Cánh tay ngửa đồng ứng với phần ngực – bụng…

    Bàn tay với ngón cái và trỏ tạo thành vòng tròn, đồng ứng với mắt: Trong tư thế này, có thể tác động bên trong 2 ngón để chữa các bệnh đau mắt đỏ, nóng đổ ghèn hay bụi vào mắt

    Bàn tay nắm trong tư thế này, đồng ứng với đại não – Tác động qua việc hơ ngải cứu hay lăn bằng cây lăn có thể chữa bệnh nhức đầu, đau dầu một bên

    Hai bàn tay úp, đồng ứng với phía dưới não bộ; Hỗ trợ điều trị các bệnh tai biến mạch máu não, tâm thần, nhức đầu, mất ngủ.. bằng cách hơ ngải cứu trong lòng bàn tay

    Các tư thế bàn tay – đầu gối đồng ứng với bộ phận sinh dục nữ – hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa liên quan đến bộ phận này bằng cách tác động trên các vùng đồng ứng.

    Ngoài một số các bộ phận nêu trên, bàn tay và các ngón tay còn phản chiếu và đồng ứng với nhiều bộ phận khác trong cơ thể như hai cánh tay dơ lên đồng ứng với hai ngón tay chĩa lên (hình chữ V) còn hai ngón tay chĩa xuống (hình chữ V úp lại) thì lại đồng ứng với hai chân. Hay mé ngoài cánh tay (từ khuỷnh tay đến cổ tay) đồng ứng với phần trên của cơ thể phía lưng (từ cổ gáy đến thắt lưng) còn mé trong cánh tay lại đồng ứng với phần trước cơ thể (từ cổ họng xuống đến phần dưới bụng).

    Hai bàn tay với các ngón tay đan xen vào nhau đồng ứng với xương sườn (hai mặt úp và ngửa ra) Còn bàn tay với hai ngón trỏ và giữa chĩa ra còn ba ngón kia gập lại thì đồng ứng với lá mía (tụy tạng) hay bàn tay hơi khum lại thì lại đồng ứng với gan….



    Đồ hình đồng ứng trên bàn chân

    Mỗi một ngón chân tương ứng với một đầu người:Khi tác động lên ngón chân sẽ hỗ trợ các tác động trên vùng đầu










    Bàn chân đồng ứng cột sống

    Hai bàn chân đồng ứng các bộ phận nội tạng trong cơ thể.

    Hai bàn chân đồng ứng với hai quả thận:

    Các ngón chân: Tuyến thượng thận.

    Cạnh trong bàn chân: tỉnh mạch thận (màu xanh), động mạch thận (màu đỏ)

    Phần gan bàn chân: Quả thận.





    Như thế, ta thấy ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, thì các bộ phận và cơ quan nội tạng còn phản chiếu và đồng ứng trên bàn tay, cánh tay, cổ tay, khuỷnh tay, đầu gối, bàn chân… vì thế tính phản chiếu của phương pháp Diện Chẩn được gọi là sự phản chiếu đa hệ (Multireflecxology) khác với các phương pháp phản chiếu trên từng khu vực (như phản chiếu trên loa tai, phản chiếu trên bàn tay, bàn chân) của các phương pháp khác.

    Chính vì tính đa hệ nên sự tác động của phương pháp Diện Chẩn được mở rộng, phong phú và hiệu quả, do không bị gò bó vào một số kỹ thuật nhất định. Đau một chỗ, có thể chữa trên nhiều chỗ, bằng nhiều kỹ thuật, nhiều dụng cụ khác nhau vì chúng ta nên biết rằng, mặc dù cùng một tình trạng, một bệnh chứng nhưng mức độ nặng nhẹ, và sự đáp ứng cũng như phản ứng của mỗi bệnh nhân đều khác nhau, vì thế cũng một loại thuốc, một kỹ thuật điều trị giống nhau, nhưng có người khỏi, có người không.

    Còn đối với Diện Chẩn thì khi tình trạng của người bệnh không khỏi do tác động cách này thì ta có thể đổi qua cách khác, tác động chỗ khác … cho đến khi tìm ra một phác đồ thích hợp nhất. Đó là sự linh động, biến hóa của Diện Chẩn mà không có phương pháp nào có được. 



    (Còn tiếp)

    III. HỆ THỐNG HUYỆT ĐẠO

    1. Hệ thống huyệt đạo trên vùng mặt

    Hệ thống huyệt đạo trên vùng mặt do GS TSKH Bùi Quốc Châu tìm ra dựa trên việc trị liệu cho các bệnh nhân nghiện ma tuý tại trung tâm cai nghiện Bình Triệu. Từ ngày 26/3/1980 là ngày thầy Bùi Quốc Châu tìm ra và áp dụng thử nghiệm huyệt số 1, sau đó lần lượt các huyệt khác như huyệt số 5 tìm ra ngày 30/3/1980, huyệt sô 0 tìm ra ngày 7/4/1980 huyệt số 3 tìm ra ngày 13/4/1980. Sau đó lần lượt dựa trên các nguyên lý phản chiếu, đồng ứng, thày đã tìm ra hơn 300 huyệt được đánh số từ 0 đến huyệt số 630 (Có một vài số không có huyệt). Hệ thống huyệt này là điểm đặc thù của phương pháp Diện Chẩn, chỉ tập trung trên vùng mặt (chính diện và bán diện) khác hẳn với hệ thống huyệt đạo theo Đông Y dựa theo hệ kinh lạc, rải rác toàn thân và chỉ hơn 100 huyệt với tên riêng bằng tiếng Hán Việt.

    Vì DC có rất nhiều huyệt, có những huyệt dễ tìm, có huyệt khó tìm, có những huyệt chỉ có một, nhưng cũng có những huyệt có cả hai bên vùng mặt. Vì thế, khi sử dụng nên có bản đồ huyệt và Bảng tìm huyệt theo toạ độ. 

     2. Bảng tìm huyệt trên mặt



    Hướng dẫn:

    Bạn đọc cần có Bản đồ huyệt (Các huyệt thường dùng 2003) bên cạnh. Khi cần tìm huyệt, hãy căn cứ vào 3 điều:



    Số huyệt: Từ huyệt số 1 – 630 (có những số không có huyệt)

    Tuyến ngang: Đánh số thứ tự La Mã từ tuyến I – tuyến XII

    Tuyến dọc: Theo thứ tự ABC. Xuất phát từ tuyến O ngay chính giữa mặt đi ra hai bên từ vần A đến vần L (2 vần A – 2 vần L)

    Lưu ý:

    Có những huyệt nằm trên chính diện mặt và có những huyệt chỉ nhìn thấy ở hai bên



     A. Các huyệt chính diện

    Huyệt số

    Tuyến ngang

    Tuyến Dọc

    MÔ TẢ

    1

    VII

    O

    Chính giữa sống mũi

    3

    VII-VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi, Ngay trên gò má.

    5

    VIII

    D

    Trên 2 cánh mũi

    6

    X-XI

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi, hai bên cằm

    7

    IX

    B

    Hai bên nhân trung

    8

    V

    O

    Trên sống mũi – ngang 2 mắt

    12

    V

    B

    Trên sống mũi – ngang Huyệt 8

    13

    VI-VII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi, ngay giữa gò má

    17

    IX

    E

    Hai bên mép

    18

    V

    C




    19

    VIII-IX

    O

    Điểm cao nhất của rãnh nhân trung

    20

    V

    A

    Chính giữa sống mũi – hai bên huyệt số 8

    21

    VI-VII

    B

    Hai bên sống mũi

    22

    XI-XII

    O

    Ngay chính giữa ụ cằm

    23

    VII-VIII

    O

    Chính giữa chóp mũi

    26

    IV

    O

    Chính giữa hai lông mày

    29

    X

    E-G

    Hai bên mép môi

    31

    VI-VII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi

    Dưới hai mắt



    32

    VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi phải (có 1 huyệt)

    34

    III-IV

    C-D

    Trên đầu 2 lông mày

    35

    VIII-IX

    B

    Hai bên nhân trung sát lỗ mũi

    36

    VIII-IX

    E-G

    Hai bên mép

    37

    VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi trái (có 1 huyệt)

    38

    IX

    G

    Cuối 2 đường rãnh mép

    39

    VIII-IX

    E-G

    Hai bên mép ngang cánh mũi

    40

    VIII

    H

    Ngang huyệt 37 bên trái

    41

    VIII-IX

    H

    Giữa má phía dưới bên phải

    43

    VII-VIII

    O

    Trên sống mũi, dưới huyệt số 1

    45

    VII-VIII

    B

    Hai bên sống mũi ngang huyệt 43

    47

    VIII

    E

    Giữa đường rãnh mép phải

    48

    VIII

    D-E

    Trên mép phải gần cánh mũi

    49

    VIII-IX

    E-G

    Dưới đường rãnh mép phải

    50

    VIII-IX

    G

    Bên má phải sát huyệt 49

    51

    XII

    D

    Bên phải ụ cằm

    52

    VII-VIII

    D-E

    Sát đỉnh mép phải – trái là huyệt 58

    53

    IX-X

    O

    Phía dưới nhân trung, sát môi trên

    58

    VII-VIII

    D-E

    Sát đỉnh mép trái –phải là huyệt 52

    59

    VI

    L

    Hai bên má, sát tai

    61

    VII-VIII

    D

    Trên Đỉnh hai mép.

    63

    IX

    O

    Chính giữa nhân trung

    64

    VIII-IX

    D

    Điểm thấp nhất của cánh mũi

    65

    IV

    C

    Góc trên lông mày

    68

    VI

    M-N




    69

    VI

    M




    70

    VIII-IX

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi, ngang cánh mũi trái

    71

    VII-VIII

    D-E




    72

    VIII-IX

    L




    73

    VI

    G

    Trên đường dọc qua giữa con người, ngay dưới mắt

    74

    VIII

    D-E

    Điểm giữa cánh mũi và mép

    75

    VIII-IX

    D-E

    Phía dưới huyệt 74 trên 2 cánh mũi

    80

    XII

    A-B




    85

    X-XI

    E

    Trên cằm, dưới hai khóe môi

    87

    XII

    O

    Điểm lồi nhất ụ cằm

    89

    XI

    E




    91

    VIII

    C




    97

    III-IV

    D-E

    Sát trên lông mày

    98

    III-IV

    H-K

    Sát trên điểm cao nhất của lông mày

    99

    III-IV

    G-H

    Sát trên điểm giữa lông mày

    100

    IV-V

    L-M

    Điểm cuối lông mày

    101

    XII

    B

    Trên ụ cằm

    102

    III-IV

    L-M

    Trên đỉnh lông mày

    103

    II

    O

    Chính giữa trán

    104

    XI

    G

    Hai bên cằm

    105

    XI

    H

    Hai bên cằm – sát huyệt 104

    106

    III

    O

    Giữa phần thấp của trán -

    107

    III

    B




    108

    III-IV

    O

    Trên điểm giữa hai lông mày

    109

    IV-V

    O

    Dưới điểm giữa hai lông mày

    113

    IX

    D

    Hai bên nhân trung

    120

    VIII

    E

    Sát cánh mũi bên trái (1 huyệt)

    121

    VIII-IX

    D-E

    Sát phần dưới cánh mũi trái

    123

    II

    K

    Phần giữa 2 bên trán

    124

    II

    H

    Hai bên trán

    125

    II-III

    G




    126

    0

    O

    Trên đỉnh giữa trán sát mép tóc

    127

    XI-XII

    O

    Giữa phần trên ụ cằm gần môi dưới

    128

    II-III

    G

    Trên trán – ngay đường trục qua mắt

    129

    III-IV

    L

    Phía trên phần cuối lông mày

    131

    V

    L




    132

    VIII

    K




    133

    VIII-IX

    K




    143

    VIII-IX

    O

    Điểm chính giữa 2 lỗ mũi nhìn từ bên dưới

    145

    VII-VIII

    D-E




    156

    XI-XII

    D

    Hai bên ụ cằm

    157

    XI-XII

    D




    159

    XI-XII

    E




    163

    IX-X

    O




    171

    VII-VIII

    D-E

    Trên đường rãnh mép phải

    173

    VIII

    O

    Chính giữa đỉnh mũi

    174

    VII-VIII

    B

    Hai bên cánh mũi sát sống mũi

    175

    II

    B

    Giữa trán – hai bên huyệt 103

    177

    III-IV

    M-N

    Sát mí tóc hai bên thái dương - phía trên lông mày.

    178

    VIII

    B

    Hai bên đỉnh mũi trên cánh mũi

    179

    IV-V

    C-D




    183

    IV

    M-N




    184

    VI-VII

    B

    Điểm giữa mũi hai bên sống mũi

    185

    II-III

    M-N

    Sát mí tóc thái dương

    188

    IV-V

    B-C

    Điểm giữa hai lông mày và sống mũi

    189

    VI

    O

    Dưới 2 mắt ngay trên sống mũi

    196

    IV-V

    A-B

    Ngang mí mắt trên phần lõm của sống mũi

    197

    II

    C




    209

    V-VI

    D




    210

    O-I

    D

    Dưới mi tóc

    215

    III

    L-M




    216

    III-IV

    H




    217

    IV-V

    L

    Dưới thái dương – ngang đuôi lông mày

    218

    III-IV

    K




    219

    O

    D




    222

    X

    G




    226

    X-XI

    D-E




    227

    X-XI

    B




    228

    IX-X

    D-E




    229

    X

    H




    233

    VIII

    G-H

    Trên gò má phải – hợp với huyệt 41 và 50 thành tam giác Gan.

    235

    XI-XII

    O

    Phía trên ụ cằm

    236

    X-XI

    O




    240

    IV

    B




    247

    VIII-IX

    O

     Giữa nhân trung – dưới huyệt 19

    253

    VIII-IX

    O-A

    Sát hai lỗ mũi nhìn từ dưới lên

    254

    XII

    A-B

    Phía dưới ụ cằm

    255

    XII

    B-C




    256

    XII

    D-E

    Hai bên cằm

    257

    XII

    E-G

    Ngang ụ cằm ở hai bên cạnh cằm

    267

    III-IV

    G

    Chính giữa hai lông mày

    268

    III-IV

    E

    Phần bên trong trên hai lông mày

    269

    VII-VIII

    H

    Phần nổi cao nhất của gò má

    270

    X

    K

    Hai bên phía trên cằm

    276

    VII-VIII

    K

    Phía ngoài gò má

    287

    VIII-IX

    B

    Ngay dưới hai lỗ mũi

    290

    VII

    B

    Hai bên huyệt số 1 trên sống mũi

    292

    XI-XII

    G

    Ngang ụ cằm – sát phía ngoài cằm

    293

    XI-XII

    G-H




    300

    I

    E

    Phần cao của trán

    301

    I

    G




    302

    I

    H




    303

    I

    K




    305

    IX-X

    G-H




    310

    III

    C

    Phần thấp của cằm

    312

    IV-V

    O

    Giữa sống mũi – dưới huyệt 26

    324

    III-IV

    K




    330

    V-VI

    C




    332

    III

    D




    333

    II-III

    H




    340

    I

    B




    341

    I

    C




    342

    I

    O




    347

    X-XI

    B

    Trên đường dọc qua lỗ mũi – sát bờ trên của ụ cằm

    348

    O-I

    O

    Sát phần trán với mí tóc – dưới H.329

    353

    VI

    H




    354

    VI

    E




    355

    V-VI

    D




    356

    VIII

    H

    Trên gò má bên phải

    357

    VI

    D-E




    358

    VI

    K




    360

    III

    E




    365

    XII

    O

    Nơi chẻ đôi của ụ cằm

    377

    O

    C




    379

    O

    B




    401

    O-I

    O




    405

    II-III

    C

    Trên hai đầu lông mày- giữa trán

    421

    II

    D




    422

    II

    E




    423

    II

    G




    432

    VI-VII

    E-G

    Dưới mắt – giữa tuyến E -G

    437

    VIII-IX

    H




    458

    II-III

    H




    461

    X-XI

    K

    Trên đường ngang bờ môi dưới

    467

    VI-VII

    D-E

    Kết hợp với H.61 và H.491 thành tam giác đều.

    477

    III-IV

    B-C

    Phía Trên 2 góc trong của lông mày

    481

    VII-VIII

    G-H




    491

    VI-VII

    D

    Hai bên sườn mũi - ở giữa VI-VII

    505

    V-VI

    C




    511

    IX-X

    E




    512

    XII

    O




    556

    0

    O

    Sát mí tóc trên tuyến 0 – trên H.126

    557

    0

    O

    Nằm trong phần tóc trên H.556

    558

    0

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi – nằm sát mí tóc.

    559

    0

    H

    Bên cạnh H. 558

    560

    0

    E




    461

    III

    G




    564

    0

    K

    Sát mí tóc, gần bên thái dương

    565

    VI

    D




    567

    II

    Q




    630

    VIII-IX

    B-C




    B. Các huyệt hai bên mặt (bán diện) và vùng Tai

    Huyệt số

    Tuyến ngang

    Tuyến Dọc

    MÔ TẢ

    0

    VII

    P-Q

    Trên đường biên giữa bình tai và da mặt

    9

    X

    M

    Dưới gò má – ngang miệng

    10

    VIII-IX

    N




    14

    VIII-IX

    P-Q

    Bờ dưới dái tai và góc hàm

    15

    VIII-IX

    P-Q

    Đỉnh của hõm sâu nhất giữa xương chũm và x. hàm dưới sau dái tai

    16

    V

    P-Q




    27

    X

    L




    28

    VIII-IX

    M

    Phần trong gò má – ngang cánh mũi

    30

    VII-VIII

    L-M




    33

    VII-VIII

    M

    Trên gò má – trên H.28

    57

    V-VI

    P-Q

    Chỗ lõm nhất của khuyết vành tai

    60

    VI

    M




    62

    XI

    M

    Dưới gò má – ngang cằm

    79

    VII-VIII

    P-Q

    Trên dáy tai

    88

    VI

    N-P




    94

    X

    P

    Trên xương quai xanh

    95

    IX-X

    P-Q




    96

    X

    N-P




    130

    V

    M

    Dưới thái dương – ngang khóe mắt

    139

    III-IV

    Q

    Trong tóc, phía trên tai

    162

    XI

    L




    170

    VI-VII

    Tai




    180

    IV

    M




    191

    II

    M-N

    Sát mí tóc hai bên thái dương

    195

    III

    M-N




    245

    IX - X

    N-P




    274

    VII-VIII

    P-Q




    275

    VIII-IX

    P




    282

    VII-VIII

    P

    Trước dáy tai

    309

    IX

    P-Q




    319

    III-IV

    L-M




    343

    XI-XII

    M

    Trên gờ xương hàm

    344

    XI-XII

    L-M




    345

    XI-XII

    L-M




    346

    XI-XII

    L




    459

    V-VI

    M-N




    460

    V

    M-N

    Trên thái dương

    555

    V

    N-P



     Các huyệt: 14 – 15 – 54-55-56 – 200 – 201 – 202 – 203 – 204 nằm dọc theo phần giữa vành tai và phần trên xương quai xanh.

    (xem hình bán diện)

    3. Khai thông Huyệt đạo 

    Trước khi tiến hành điều trị theo các phác đồ, ta cần phải khai thông huyệt đạo bằng cách dò tìm điểm đau (Sinh huyệt). Việc dò tìm sinh huyệt là tùy vào tình trạng bệnh. Ví dụ: Đau gan, ta dò vùng tam giác gan phản chiếu trên mặt.

    Sau khi đã phát hiện ra điểm đau (Sinh huyệt) ta sẽ lăn, hơ, ấn… trên điểm đau đó, động tác này sẽ giúp khai thông huyệt đạo, vì theo nguyên lý; Thống tắc bất thông (Đau sẽ không thông)

    Nếu không phải sinh huyệt, hay ấn vào không đau, thì huyệt đó đã được thông rồi – không cần tác động nữa – Thông tác bất thống (Thông rồi sẽ không đau nữa)


    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/anh%201.jpg



    Các huyệt đạo trên mặt (chính diện)
    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/anh%202.jpg


    Các huyệt hai bên mặt (bán diện) và vùng tai

    BẢNG PHÂN LOẠI HUYỆT

    LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỘ PHẬN TRONG CƠ THỂ

    1/ Bảng Phân loại huyệt theo bộ phận:

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    ĐẦU

    37, 50 - 0,19,26,51,87,103

    Đỉnh Đầu

    50,51,103 – 37, 87, 106, 126,189,365

    Nửa bên đầu

    41, 54, 55, 3, 51, 100, 180, 184,235, 437

    Sau đầu gáy

    87, 106, 156,8, 26, 54, 55, 65, 100, 127, 188, 201, 267, 290.

    Mặt

    60, 61 – 3, 37, 39, 57, 58

    Trán

    39, 51 – 37, 60, 61, 103, 106, 197

    Mắt

    16, 100, 102, 103, 130, 175, 421, 422

    6, 12, 80, 106, 188, 196, 197, 330, 423



    Tai

    41, 45, 65, 179, 421, 0, 15, 57, 138, 145, 197, 235, 290, 232.

    Mũi

    3, 19, 39, 61, 126, 377, 379 – 1, 7, 26, 50, 103, 106, 107, 108, 138, 184, 240, 467.

    Gờ mày

    156, 467

    Môi, Miệng

    37, 39, 127 – 3, 8, 29, 53, 61, 226, 227, 228, 236

    Cổ

    8, 12, 19, 26 – 20, 106, 107, 290

    NIÊM MẠC

    3, 26, 61 – 13, 19, 79

    NÃO – THẦN KINH

    1, 8, 34, 65, 103, 124, 125, 126, 175, 197, 300

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    NỘI TẠNG




    Lưỡi

    57,79,312 – 8, 26, 60, 61, 109, 196

    Răng

    8, 188, 196 – 0, 3, 14, 16, 22, 26, 34, 38, 39, 45, 57, 60, 100, 127, 180, 300

    Họng (thực quản)

    14, 19, 61, 275 - 8, 26, 96, 109, 312

    Phổi (Phế)

    26, 28, 275,3, 13, 61, 109, 125, 128, 132, 267, 276, 279, 491.

    Bao tử (Vị)

    19, 39, 50, 120, 121 - 5, 7, 34, 45, 54, 55, 61, 63, 64, 74, 113, 127, 310, 405, 421.

    Tụy Tạng (Tỳ)

    38, 63 – 7, 17, 113

    Lá lách (Tỳ)

    37, 40 – 124, 132, 423, 481

    Mật (Đởm)

    41, 184 – 54, 55, 124, 139

    Gan (Can) 

    50, 58 – 47, 70, 103, 197, 189, 233, 303, 356, 421, 423.

    Tim (Tâm bào)

    8, 12, 34, 57, 59, 60, 87, 103, 106, 127, 269 20, 55, 107, 191

    Ruột Non

    22, 127, 236 – 8, 34, 29, 226, 227, 228

    Ruột già (Đại trường)

    38 – 9, 19, 97, 98, 104, 105, 143,510,561

    TThận

    0, 1, 17, 19, 45, 73, 219, 300 – 22, 29, 38, 43, 210, 290, 301, 302, 560

    Hậu Môn

    19, 50, 365 – 126, 127, 143

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    CƠ QUAN SINH DỤC




    Dương vật

    19, 53, 63 – 0, 1,23, 26, 37, 50, 174

    Dịch hoàn

    7, 113, 287 – 35, 65, 73, 156

    Âm hộ - Âm Đạo

    3, 19, 63

    Tử cung

    1, 19, 53 – 23, 61, 63, 174

    Buồng trứng

    7, 73, 113, 156 – 65, 210, 287, 347

    Bọng đái

    22, 85, 87; 3, 26, 29, 53, 60, 73, 126, 235, 290

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    NGỰC – LƯNG – BỤNG




    Ngực

    13, 189 – 3, 60, 73, 269, 467, 491

    Vú

    12, 60, 63,73 – 39, 59, 179, 283

    Cột sống lưng

    1, 143, 342 – 19, 63, 219,558,559,560

    Thắt lưng

    1, 342 – 0, 19, 21, 43, 45, 127, 210, 300, 341,560.

    Giữa hai bả vai

    310, 360 – 332, 420, 421, 491, 562,565

    Quanh rốn

    222 – 0,29,53,63,113,127

    Trên rốn

    63, 53 – 7, 17, 19, 50, 58, 61, 113

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    VAI - TAY




    Bả vai

    310, 360, 477 – 0, 4, 13, 34, 38, 97, 98, 106, 107, 120, 139, 421

    Khớp vai

    88, 278 – 73, 65, 219, 354, 564

    Cánh tay trên

    97, 98, 99 – 0, 38, 51, 60, 267, 360.

    Khuỷu tay

    98, 99 – 0, 28, 60, 73, 267, 360

    Cổ tay

    100 – 0, 41,70, 130, 131, 235

    Các khớp ngón tay

    19, 460 – 50, 60, 130.

    Bàn tay

    460 - 60, 130

    Ngón tay cái

    3, 61, 180

    Ngón tay trỏ

    39, 319 – 100, 177

    Ngón Tay giữa

    38, 44 – 50, 195

    Ngón tay áp út

    29 – 185, 222, 459

    Ngón tay út

    60, 85, 191 - 0

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    MÔNG – CHÂN




    Mông

    210, 277 –91, 219, 377

    Háng

    64, 74 – 145

    Đùi

    17 – 3, 7, 19, 37, 38, 50, 133

    Khoeo (Nhượng)

    29 – 222

    Đầu gối

    9, 96, 197 – 39, 129, 156, 422

    Cẳng chân

    156 – 6, 50, 85, 96, 300

    Cổ chân

    310, 347 - 107

    Bàn chân

    34, 51

    Gót chân

    127, 461 – 107, 286, 310

    Ngón Chân cái

    254 – 97, 343

    Ngón chân trỏ

    255 – 34, 344

    Ngón chân giữa 

    65 – 256, 246,240

    Ngón chân áp út

    257 – 240, 346

    Ngón chân út

    26, 292, 293


    2/ Bảng phân loại huyệt theo triệu chứng

    TRIỆU CHỨNG

    HUYỆT

    Đau

    16, 41, 34, 60, 85, 87 – 0, 14, 19, 37,38, 39, 50, 156

    Nhức

    39, 43, 45, 300 – 0, 17, 301, 302, 560

    Tức lói

    28, 38, 41, 189 – 0, 3, 120, 132, 269, 421

    Ngứa

    3, 17, 34, 41, 50, 61, – 0, 26, 38, 85, 124

    Rát, xót

    26, 61 – 3, 125

    Nhột

    26, 61 – 3, 50

    Tê, mất cảm giác

    37, 58, 60 – 40, 59

    Chóng mặt

    8, 19, 63 – 0, 15, 26, 50, 60, 65, 106, 127

    Nghẽn nghẹt

    14, 19, 61, 275 – 26, 39, 85, 87, 184, 312

    Co giật

    19, 59, 103 – 26, 63, 124.

    Run

    45, 127 – 0, 6, 124, 300

    Lờ đờ

    19, 50, 127, 300 – 0, 1, 6, 22, 37, 62, 63, 73, 113

    Nóng 

    3, 14, 15, 16, 26, 143, 180 - 13, 51, 85, 100, 130.

    Lạnh

    6, 73, 127, 300 – 7, 8, 113

    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 1.7)


    description: http://dienchan.com/imagenews/30.04.06.11.12logo%20new.jpg


    III/ CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TRONG DIỆN CHẨN

    1. Chữa tại chỗ đau

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/chau(2).jpg

    Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao.



    2. Chữa theo Sinh Huyệt & Đồ hình

    Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thườngđược khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt).

    Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.

    3. Chữa theo phác đồ đặc hiệu

    Là cách chọn huyệt theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.



    4. Chữa theo Sinh huyệt tại nơi có bệnh và xa nơi có bệnh (không dựa theo Đồ h́nh)

    Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.



    5. Chữa theo lý luận Đông Y

    Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người Tây y đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình.



    6. Chữa theo lý luận Tây Y

    Tương tự như trường hợp trên nhưng dành cho giới Tây y (thường là các bác sĩ dựa vào các tác dụng của huyệt phù hợp với triệu chứng và cơ chế bệnh theo Tây y để định phát đồ điều trị).



    7. Chữa theo kinh nghiệm và trực giác

    Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.



    8. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ

    Các dụng cụ của Diện Chẩn (86 món) được thiết kế để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau: Ấn, day, cào, gơ, lăn.v.v. V́ thế, khi tác động ta cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp.



    Ảnh minh hoạ: Thủ pháp ấn huyệtVí dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.

    9. Chữa theo tính năng và chủ trị của Huyệt

    Ảnh minh hoạ: Các huyệt vùng tam giác gan

    Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Trực diện và bán diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan. 



    10. Chữa theo Huyền công

    Ngoài các kỹ thuật trên – Diện Chẩn còn có một kỹ thuật cao cấp chữa các loại bệnh bao gồm 12 thủ pháp được gọi là “Thập Nhị Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là:

    1. Ngôn Công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.

    2. Niệm Công: Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.

    3. Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt đạo để chữa bệnh.

    4. Chỉ Công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.

    5. Nhãn Công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.

    6. Khoán Công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.

    7. Ảnh Công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau trên hình ảnh (Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….

    8. Thuỷ Công: Dùng nước để chữa bệnh.

    9. Phách Công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

    10. Từ Công Dùng chữ viết để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)

    11. Phóng Công: Dùng 5 ngón tay búng vo bộ phận có bệnh của bệnh nhân

    12. Đàn Chỉ Thần Công: Dùng ngón tay trỏ để chỉ tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

    Ảnh minh hoạ: Kỹ thuật Ảnh công: Dùng que dò ấn trên đồ hình

    IV/ CÁCH ĐIÊU TRỊ KHÔNG DÙNG HUYỆT

    Trong Diện Chẩn, ngoài việc sử dùng các dụng cụ để dò tìm Sinh Huyệt (Chỗ đau) và tác động lên huyệt đạo theo từng phác đồ khác nhau (tham khảo tập 2). Còn nhiều biện pháp chữa không tác động trực tiếp lên tình trạng bệnh nhưng sẽ giúp cho việc điều trị sau này được thuận lợi hơn, thậm chí có thể khỏi bệnh mà không cần dùng các kỹ thuật đặc hiệu.



    Chúng ta cần xem xét, hỏi và tìm hiểu căn nguyên của chứng bệnh, vì có nhiều yếu tố tác động khiến cho bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng, từ đó đưa đến việc phát sinh các triệu chứng. Chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:

    1. Bệnh do thiếu vận động: Nếu quan sát thấy bệnh nhân có vẻ chậm chạp, lười nhác và hỏi qua về các hoạt động trong ngày, mà bệnh nhân cho biết là không làm gì hết, không thích đi lại, làm việc…thì trước hết yêu cầu bệnh nhân phải vận động bằng nhiều cách, tùy theo tình trạng sức khỏe mà tiến hành: Xoa bóp, tập vận động nhẹ (đi bộ – hít thở) tập thể dục (qua các động tác thể dục dưỡng sinh…) rồi sẽ tiến hành điều trị song song hay sau một thời gian.

    2. Bệnh do ăn uống sai lầm Khi chẩn đoán, cần hỏi thăm về chế độ ăn uống của bệnh nhân để đánh giá xem tình trạng như thế nào, nếu nhận thấy bệnh nhân sử dụng nhiều loại thực phẩm không tốt (Ăn uống vô độ, uống nhiều rượu bia, dùng thường xuyên các loại nước như nước cam, chanh, nước dừa hay uống nước giải khát có gaz với nước đá …) hay ăn uống luông tuồng không điều độ, không theo một thời điểm nhất định trong ngày hoặc thiếu vệ sinh thì phải yêu cầu hướng dẫn điều chỉnh cách ăn uống cho phù hợp.

    3. Bệnh do sinh hoạt sai lầm: Khi hỏi bệnh ta cần lưu ý đến thời gian biểu của bệnh nhân, nếu do những cách sinh hoạt không đúng như: Thức quá khuya, dậy quá trễ, ngủ quá nhiều, giấc ngủ không điều độ, bất thường khi nhiều khi ít. Làm việc quá sức, không có giờ cho việc thư giãn nghỉ ngơi hay có khi lại có những sinh hoạt tình dục quá độ hay tập luyện thể thao không hợp lý… thì phải xem lại cách sinh hoạt, lịch hoạt động trong ngày để thêm bớt, điều chỉnh trong việc (ngủ, nghỉ ngơi, tắm rửa, giải trí …)

    4. Bệnh do cố gắng quá độ: Chúng ta hỏi han về công việc, giờ làm việc để xem bệnh nhân có hoạt động quá nhiều về thể xác hay tinh thần hay không, nếu có thì trước hết phải giải thích hoặc hướng dẫn bệnh nhân giảm bớt các hoạt động (tính toán làm ăn – công việc dồn dập…) sau đó mới xem đến việc chẩn đoán và điều trị.

    5. Nếu bệnh phát sinh do nơi ở hay nơi làm việc không thích hợp, thì phải sắp xếp lại, hay thay đổi chỗ ở hay chỗ làm việc thì mới có thể chữa khỏi được vì một nơi làm việc chật chội, nóng bức, thiếu vệ sinh hay tối tăm là môi trường tốt cho những căn bệnh phát sinh.

    6. Nếu bệnh do cách xếp đặt bài trí nơi mình ở không hợp thì phải xem lại về mặt địa lý – Phong thủy. Chúng ta hỏi qua về cách bài trí trong nhà, cách đặt bếp, đặt giường ngủ….

    7. Nếu có nhưng xung khắc về tâm lý hay trường sinh học thì phải giải quyết phần nào những vấn đề này trước hay song song với việc điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh về tâm thần. Những căng thẳng mà ta gọi là Stress là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh (gọi là bệnh Tâm Căn = bệnh có căn nguyên do chấn thương tâm lý) Thông thường thì sẽ gây mất ngủ, biếng ăn, buồn phiền, dễ nổi nóng, dễ mất bình tĩnh. Còn nếu kéo dài thì có thể bị suy nhược thần kinh, bị viêm loét bao tử, bị nhức đầu, đau nửa đầu….

    Những yếu tố này nếu được chẩn đoán phát hiện đúng mức, thì có khi chỉ cần điều chỉnh lại các vấn đề này là cũng có thể khiến cho bệnh nhân khỏi bệnh, hay ít nhất là giúp cho việc điều trị có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn. 



    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 1.8)


    description: http://dienchan.com/imagenews/45.03.11.12.12logo%20new.jpg


    V/ CÁC THỦ PHÁP TRONG DIỆN CHẨN

    1/ Các thủ pháp chính

    GẠCH: (Vạch) Dùng cây dò gạch một đường dài sâu (miết) dọc hoặc ngang (hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau nhanh chóng, đưa đến sự tỉnh táo, sảng khoái.

    Thủ pháp gạch mặt có thể điều trị các bệnh sau:

    - An thần, chữa mất ngủ

    - Ngất xỉu, chóng mặt

    - Điều hòa nhu động ruột, chữa táo bón, tiêu chảy – Điều hòa tim mạch, chữa yếu tim, suy tim – Điều hòa Huyêt áp cao/thấp – Điều hòa Tiết dịch chữa đổ mồ hôi nhiều.

    - Đau cổ gáy – vai – Đau dạ dày – nám mặt.

    Thủ pháp gạch mặt gây kích thích mạnh hơn day ấn. Cần dùng kỹ thuật này khi day ấn không đạt kết quả cao. Ta có thể gạch bất cứ nơi bị đau (đau đâu gạch đó). Nhưng chủ yếu là trên mặt và đầu. 

    Thủ pháp gạch mặt tuy có hiệu quả cao nhưng thường thì bệnh nhân không thích vì đau và có thể làm nóng trong người khiến có thể lở môi, lưỡi nếu gạch nhiều lần (nhiều ngày). Ta không nên lạm dụng, mà thường chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Mỗi ngày chỉ nên gạch 1 lần, chia làm 3 đợt cách quãng, làm trong 3 ngày rồi ngưng, 3 ngày sau mới làm tiếp.



    ẤN: Đây là thủ pháp Chủ lực của Diện Chẩn, bằng que dò huyệt có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau.

    Có 5 cách ấn: Ấn Chậm – Nhanh – vừa. – ấn gạch và Ấn Chuẩn



    * Ấn Chậm: Ấn và giữ yên độ 30 tiếng đếm rồi nhấc ra, tìm sinh huyệt khác

    * Ấn vừa: Ấn vào huyệt vừa tìm được 3 lần liên tiếp rồi nhấc ra.

    * Ấn Nhanh: Ấn nhanh và dứt khoát vào huyệt rồi nhấc ra ngay. Kỹ thuật này không nên áp dụng cho người già, trẻ em hay phụ nữ thể lực yếu và cẩn thận khi ấn trên mặt.

    * Ấn Gạch: Có những bệnh nhân khi dùng thủ pháp ấn thì không có tác dụng, ta nên dùng thủ pháp ngay sau khi ấn vào sinh huyệt bèn gạch xuống một lằn ngắn.

    * Ấn Chuẩn: Khi tìm thấy sinh huyệt, ta ấn vào và giữ yên độ 30 giây (để hệ thống Thần kinh nhận ra tín hiệu) rồi sau đó mới tiến hành các kỹ thuật khác (Chậm/vừa/ Nhanh)

    Gạch và ấn là hai thủ pháp cơ bản nhất của Diện chẩn. Trong trường hợp ấn (thủ pháp trên Điểm) không thấy hiệu quả, nên chuyển ngay sang thủ pháp Gạch (Thủ pháp trên Vùng)

     2/ Các thủ pháp phụ:

    1. LĂN: Cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương. Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.

    Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần. 



    Thủ pháp lăn (lăn trên từng ngón tay)

    2. GÕ: Ta dùng một trong hai loại búa để áp dụng thủ thuật này, búa nhỏ thường dùng để gõ vào Huyệt, còn búa lớn dùng gõ nhẹ vào lưng, vai, mông, đùi...

    Khi gõ, ta phải gõ thẳng góc với mặt da nơi cần tác động, nếu gõ mạnh để đạt hiệu quả cao, thì gõ chừng 5 cái, nghỉ độ 10 giây rồi mới gõ tiếp (20 -30 cái) Không nên gõ liên tục, có thể tạo ra tình trạng xuất huyết dưới da. Nếu gõ nhẹ có thể gõ liên tục 20 - 30 hay nhiều hơn.

    Dù gõ mạnh hay nhẹ, nếu gõ đúng Sinh Huyệt thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rõ rệt, còn nếu không thì sẽ không đau gì cả.

    Búa đầu cao su thuộc Dương có tác dụng cao trong việc trị chứng co cơ, bong gân, ớn lạnh (gõ làm ấm người hay đổ mồ hôi, hạ sốt).



    Búa đầu gai thuộc Âm. dùng trong các trường hợp khí bế tắc, gây tê nhức, sốt, căng tức. Tác dụng của đầu gai là làm tiết khí. 

    Cách cầm búa gõ và các vị trí trên cơ thể có thể gõ

    3. CÀO: Cầm cán cào chắc tay, các răng cào thẳng góc với mặt da, lực đè đều tay. Có thể cào khắp nơi trong cơ thể, nhưng chủ lực là ở da đầu. Khi cào da đầu ta nhớ: Cào từ mí tóc trán ra sau đầu (cào lên) thuộc Dương. Cào từ sau đầu ra trước trán (cào xuống) thuộc Âm.

    Thủ pháp cào trên vùng mặt

    4. DAY: Sau khi tìm được huyệt, dùng cây day (đầu tròn) để day tròn hay di động tới lui đầu bi của cây dò huyệt. Day là tạo 1 kích thích di động đều - còn ấn là kích thích tĩnh.

    Day Phớt: Day phớt nhẹ trên da nơi sinh huyệt bằng cây dò day dộ 30 -40 lần (làm 3 lần cách khoảng 2 phút).

    5. DÁN CAO, XỨC DẦU: Dùng cao dán SALONPAS Cắt thành từng miếng nhỏ 4X4mm, dán lên các huyệt (tìm thấy bằng Que dò)- Dán khoảng 2giờ, ngày 1 lần cho các bệnh mãn tính (hay dán qua đêm) với bệnh mới phát ngày dán 3 lần/ngày. Xức dầu: Làm sạch vùng cần bôi, dùng dầu cù là (dầu cao) chấm vào đầu ngón tay - bôi lên huyệt 3 lần để sức nóng đủ độ bền trên huyệt. Sau khoảng 2 giờ mới chùi sạch và có thể tắm rửa. (Không làm ướt nơi xức dễ gây cảm lạnh vì trúng nước).

    Lưu ý: Không dùng kỹ thuật này cho các bệnh nhân nóng nhiệt gây táo bón,khô. 

    6. HƠ NÓNG: Dùng thanh Ngải cứu, hơ trên da (cách khoảng 1cm) di chuyển chậm - đến vùng nào mà bệnh nhân cảm thấy nóng bất thường thì đó là huyệt cần hơ. Nếu chỉ thấy nóng bình thường thì không đúng. Sau khi tìm thấy, nhấc ngải cứu ra rồi bôi Vaseline hay dầu cù là vào vùng huyệt. Chỉ hơ 3 lần là đủ. Thủ pháp này rất hiệu quả trong những bệnh do lạnh gây ra nhưng không nên lạm dụng, chỉ dùng mỗi ngày một lần. Với những bệnh mãn tính nên dùng cách dán cao hay xức dầu.

    Thủ pháp hơ bằng ngải cứu

    7. CHƯỜM LẠNH: Dùng cục nước đá cỡ ngón tay cái, áp sát và rà trên da mặt. Nơi nào lạnh buốt thì áp sát vào cho đến khi chỗ đó tê đi hay đến khi người bệnh không chịu nổi - hoặc bệnh có triệu chứng giảm thì chuyển sang nơi khác. Chữa trị tốt các bệnh do nhiệt gây ra, kiết lỵ mới phát.

    Lưu ý: Không dùng trên trán lâu, dễ gây nhức đầu.

    (CÒN TIẾP)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 1.9)


    description: http://dienchan.com/imagenews/30.02.28.12.12logo%20new.jpg


    VI / DỤNG CỤ DIỆN CHẨN

    Ngoài hệ thống các phác đồ và Huyệt Đạo, để tăng cường hiệu quả phòng và trị bệnh, GS TSKH Bùi Quốc Châu, người sáng lập phương pháp Diện Chẩn còn sáng tạo ra những dụng cụ chuyên biệt.

    Những dụng cụ này có tác dụng gia tăng hiệu quả tác động lên các huyệt đạo và các khu vực trên vùng mặt và toàn thân, chủ yếu là vùng lưng, bụng, cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân. Các dụng cụ này được chế tác một cách công phu, có giá trị và tính thẩm mỹ cao, với nhiều kích thước khác nhau, có thể trang bị tại gia đình hay với các dụng cụ mini, có thể mang theo bên mình để sử dụng bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào.

    Các dụng cụ Diện Chẩn rất đa dạng về hình thức, phong phú về số lượng. Vì thể để giúp cho độc giả dễ nhớ và dễ tìm được cho mình những dụng cụ cần thiết, phù hợp với mục đích yêu cầu. Chúng tôi chia các dụng cụ ra làm ba nhóm:

    1. Nhóm xếp theo hình dạng: Những dụng cụ có hình dạng và chức năng tương tự nhau sẽ xếp theo một loại.

    2. Nhóm xếp theo cấp độ: Để sử dụng thì người dùng có thể chọn cho mình từ những dụng cụ cơ bản nhất, không thể thiếu trong loại số 1, đến việc mở rộng ra theo nhu cầu, có thể tăng thêm những dụng cụ khác trong loại số 2, số 3, 4 cho đến số 5 là bộ dụng cụ đầy đủ.

    3. Nhóm xếp theo công năng: Mỗi một loại bệnh, có thể dùng một số dụng cụ chuyên biệt, nhất là trong việc làm đẹp hay chữa các bệnh mãn tính. Tùy theo bệnh cần chữa hay mục đích mà chúng ta có thể chọn các loại dụng cụ chuyên biệt cho từng bệnh hay nhu cầu.

    1. Nhóm xếp theo hình dạng:

    a/ Loại cây lăn nhỏ:

    Cây lăn dò đồng – Lăn dò sừng – Lăn dò cầu – lăn dò đinh:

    Các loại này gồm một đầu là que dò bằng Inox, một đầu là các quả lăn hình cầu bằng nhựa cao cấp hay các quả lăn hình trụ có các đinh bằng inox, chủ yếu tác động trên vùng mặt và bàn tay, bàn chân do diện tiếp xúc nhỏ.







    Cây Lăn – Dò đồng

    Cây Lăn – Dò Đinh







    Cây lăn - Dò sừng

    Cây Cào nhỏ – que dò

    b/ Loại cây lăn lớn:


    Nhóm này có các cây lăn cầu làm bằng nhựa cao cấp và các cây lăn đinh làm bằng Inox, dùng để lăn trên lưng, bụng, đùi, cẳng chân, cánh tay.







    Cây Lăn Cầu gai đơn

    Cây lăn cầu gai đôi







    Cây Lăn Đinh Đơn

    Cây Lăn Đinh Đôi Lớn

    Cây lăn cầu gai có tính Dương

    Cây lăn đinh có tính Âm

    c/Loại que dò - ấn huyệt:

    Cây Dò –Day, Cây Dò hai đầu (lớn - nhỏ), Cây dò - ấn huyệt trên ngón tay – chân, Cây Day huyệt trên lưng, Cây Dò 3 chia lớn, Cây Sao Chổi (Nhỏ, trung, lớn) Nhóm này gồm các cây có một hay hai đầu dò, dùng để tìm huyệt và ấn, day trên các sinh huyệt (huyệt gây đau). Tác động trên mặt, tai, cổ gáy, lưng, bàn tay, cánh tay, ngón tay, bàn chân …







    Cây Day huyệt trên lưng

    Cây dò Huyệt







    Cây Dò – Day Huyệt

    Cây Dò Ba chia







    Cây Dò 2 đầu lớn nhỏ

    Cây Sao Chổi nhỏ (mini)


    d/ Loại cây lăn – cào – dò chuyên biệt

    Đây là nhóm được thiết kế để dùng lăn - cào hay dò huyệt tại một số bộ phận đặc thù trên cơ thể như loa tai, cổ gáy, cạnh bàn tay … Mỗi dụng cụ chỉ dùng để lăn hay cào 1, 2 vùng trên.

    Cây Lăn Đồng Lõm

    Cây Lăn Sừng lõm







    Cây cào Bán Nguyệt

    Cây dò huyệt 6 chia







    Cây dò huyệt trên loa tai

    Cây dò huyệt trên cạnh bàn tay


    e/ Loại cây búa gõ







    Cây búa nhỏ

    Cây búa lớn

    Búa nhỏ: Dùng để gõ vào các điểm đau (Sinh huyệt) hay các khu vực nhỏ trên cơ thể, có một đầu nhọn bằng nhựa và một đầu có 3 qua bằng inox.

    Búa lớn: Dùng để gõ trên vai, lưng, đầu gối …

    f/Loại bàn chải, cây cào.







    Bàn chải nhỏ

    Bàn chải lớn







    Bàn chải và lăn đồng láng

    Bàn chải – lăn đồng láng lớn










    Con bọ nhỏ

    Con bọ lớn

    Chủ yếu là cào trên da dầu để lưu thông khí huyết

    g/ Loại thiết bị







    Ống tắt ngải cứu

    Máy dọng cừ







    Điếu ngải cứu

    Ngải cứu điện







    Bút xung điện

    Móc khóa – que dò huyệt







    Cây cạo gió

    Bút dò huyệt







    Thẻ cạo gió

    Thẻ cạo gió và que dò




    Đôi đũa thần


    h/ Loại bàn lăn – xe lăn

    Bàn lăn mini

    Bàn lăn ngắn







    Bàn lăn dài

    Bàn lăn ba trục




    Bàn lăn tay

    Bàn lăn chân




    Xe lăn 4 cầu

    Quả cầu gai

    Quả cầu đinh

    Quả cầu láng







    Cây lăn quẹt

    Chày day huyệt


    2. Nhóm xếp theo cấp độ:

    Tổng số dụng cụ Diện Chẩn là 86 món, nhưng có nhiều món mang tính phối hợp và có những món có 3 kích cỡ khác nhau (Nhỏ, trung, lớn) nên người sử dụng tùy theo nhu cầu và khả năng, chỉ cần trang bị cho mình từ 10 – 20 món là đủ.

    Các bộ dụng cụ này được chia làm 5 loại, loại cơ bản nhất là Cấp độ 1 (Cho người mới và là 4 món căn bản bắt buộc phải có), có 04 món là:

    Cấp độ 1: nhóm cơ bản gồm:







    1/ Lăn đồng nhỏ + Đầu dò Inox

    2/ Lăn cầu gai đôi lớn







    3/ Cây cào lớn

    4/ Cây búa lớn

    Đây là 04 công cụ không thể thiếu trong việc phòng và trị bệnh theo phương pháp Diện Chẩn.

    Cấp độ 2: Chia ra loại 2a gồm có 7 món:

    1/Cây dò – day huyệt

    2/Lăn đinh nhỏ, cầu gai nhỏ










    3/ Cây cào lớn

    4/ Cây chày day huyệt







    5/ Cây búa nhỏ

    6/ Cây búa lớn




    7/ Lăn Cầu gai đôi lớn

    Loại 2b thêm 2 món:

    1. Lăn cầu đinh đôi lớn

    2. Quả cầu gai bằng sừng

    Cấp độ 3: Sử dụng trong phạm vi gia đình. Loại 3 gồm có 13 món:

    1. Cây dò và day huyệt

    2. Cây dò huyệt 2 đầu lớn nhỏ

    3. Cây lăn 2 đầu (lăn đồng và lăn gai)

    4. Cào lớn

    5. Chày Day huyệt

    6. Lăn cầu gai đôi nhỏ

    7. Lăn cầu gai đôi lớn

    8. Lăn đinh đôi nhỏ

    9. Lăn đinh đôi lớn

    10. Búa nhỏ

    11. Búa lớn

    12. Quả cầu gai bằng sừng

    13. Quả cầu đinh Inox

    Cấp độ 4: Sử dụng trong việc chữa trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Loại 4 gồm 16 dụng cụ (là bộ 13 + thêm 3 món)

    Cây Sao chổi lớn

    Con Bọ lớn




    Cây lăn đồng láng lớn

    Cấp độ 5: Dùng cho các phòng khám chữa bệnh theo phương pháp Diện Chẩn. Loại 5 gồm có 18 công cụ (Là bộ 4 thêm 02 dụng cụ)

     Đây là bộ đầy đủ để có thể dùng trong việc chữa bệnh.







    Cây lăn 3 trục cán dài

    Bàn lăn chân

    1. Nhóm xếp theo công năng.

    Bộ dụng cụ Thẩm mỹ:

    1. Cây dò 2 đầu

    2. Cây Lăn mụn

    3. Cây lăn đồng trung

    4. Cây lăn đồng láng

    5. Cây Cào lớn

    6. Cây lăn 3 trục cán sừng dài

    7. Con bọ

    8. Cây Sao chổi

    9. Lăn cầu gai đôi nhỏ

    10. Lăn cầu đôi láng sừng

    11. Bàn Chải tiên trung

    12. Quả cầu láng


    Bộ dụng cụ chữa Cận thị:

     

    1. Cây dò 2 đầu

    2. Búa nhỏ

    3. Lăn Đinh và Cầu gai

    4. Cây Cào lớn


    Bộ dụng cụ chữa Nhức mỏi:

     

    1. Cây dò 2 đầu

    2. Cây chày day huyệt

    3. Cây lăn cầu gai đôi lớn

    4. Búa Lớn

    5. Điếu Ngải cứu



    Bộ Dụng cụ chữa Viêm xoang

    1. Cây dò hai đầu

    2. Cây Búa nhỏ

    3. Cây Cào lớn

    4. Chày day huyệt

    5. Ngải cứu




    Hiện nay, dụng cụ này có nhiều nơi đã làm hàng giả, hàng nhái. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng, độc giả nên tìm mua tại văn phòng Trung tâm Việt Y Đạo, số 16 Ký Con P.7 Q. Phú Nhuận TP.HCM.

    1. Cách dùng các dụng cụ

    Trong việc sử dụng các dụng cụ day, ấn, gạch... ta cần tìm ra những vùng hay điểm nhạy cảm (Điểm phản xạ hay Sinh huyệt: có cảm giác đau khi đụng đến) tại các nơi phản chiếu (dưới dạng đồ hình) của các bộ phận hay cơ quan đang bị đau nơi vùng mặt, đầu, loa tai, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, lưng... hay chính nơi đau để tác động.

    Điểm đau hay Sinh huyệt, chính là nơi cần tác động để chữa bệnh, vì khi tác động ta sẽ làm khí huyết lưu thông (Thông tắc bất thống). Muốn tìm Sinh huyệt, ta cầm que dò thẳng góc da mặt, vạch từng đoạn ngắn (1-2cm) tìm điểm nào đau thốn nhất trong các điểm đau: Đó là Sinh Huyệt.

    Trong trường hợp không biết hay chưa quen tìm ra Sinh huyệt, ta có thể tác động ngay chỗ đau (đau đâu làm đó) hoặc vào những nơi tương ứng với các bộ phận đang đau, dựa trên các đồ hình phản chiếu (Trên mặt, lưng, ngực, bàn tay) hay đồ hình đồng ứng (Có hình dáng tương tự) cũng đem lại hiệu quả.

    Ví dụ: Bàn chân đau nhức thì dùng cây lăn nhỏ lăn ở cằm hay dùng que dò ấn một số điểm ở vùng cuối của bàn tay mà không cần dò tìm Sinh Huyệt.

    Nếu bệnh nhân hợp với cách điều trị nào, thì ngay sau khi tác động theo cách đó khoảng 30 - 60 giây, sẽ có hiệu quả giảm ngay 40 - 50% tình trạng đau. Nếu không hợp, thì dù có tác động lâu hơn cũng không có kết quả. Khi đó, ta cần phải chuyển sang dụng cụ khác và làm cho đến khi gặp dụng cụ thích hợp thì bệnh chứng sẽ giảm ngay sau 3 lần tác động cách khoảng (độ 5 phút). Cũng có khi tác động nơi này không có kết quả, thì phải chuyển sang nơi khác, mới có thể đạt hiệu quả (Đó là nguyên lý chữ TÙY trong Diện Chẩn)

    LƯU Ý:

    Trước và sau khi tác động phải lau sạch dụng cụ bằng Alcool (cồn) để tránh các vấn đề về nhiễm trùng.

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 2.1)


    description: http://dienchan.com/imagenews/43.02.29.01.13logo%20new.jpg


    LỜI NÓI ĐẦU

    Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp là một phương pháp chẩn đoán và trị liệu đặc thù VN, dựa vào sự khảo sát và tác động bằng nhiều hình thức khác nhau để tìm ra những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện một cách hệ thống trên mặt và cơ thể người bệnh do GS.TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo năm 1980 tại TP.Hồ Chí Minh - Việt Nam.


    Đây là một phương pháp bổ túc cho các phương pháp Y học khác đã có từ trước, giúp ta định hướng chẩn đoán một cách nhanh chóng các loại bệnh, giúp ích nhiều cho việc định bệnh, phòng bệnh, trị bệnh và xã hội hóa Y tế. Diện Chẩn được xem như là một phương pháp phản xạ học mới: PHẢN XẠ HỌC ĐA HỆ (để phân biệt với phản xạ học cổ điển hay là Phản xạ học đơn hệ). Hay còn gọi là PHẢN XẠ HỌC VIỆT NAM (Reflexologie Vietnamienne). Đây cũng là một loại NHU Y (Médecine douce) hay Y HỌC TỰ NHIÊN (Médecine naturelle) vì không dùng thuốc cũng không dùng kim châm mà chỉ dùng tay cùng với các loại dụng cụ đặc thù của Diện Chẩn (như cây lăn,cây cào,búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện). Nó cũng là một phương pháp trong lĩnh vực Y tế Cộng đồng (La Santé Commune) có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng và an toàn nhất trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu.

    Điều trị theo Diện Chẩn có rất nhiều biện pháp, kỹ thuật khác nhau. Trong tập sách thực hành này, chúng tôi giới thiệu những biện pháp, kỹ thuật và phác đồ căn bản nhất để giúp người đọc có thể vận dụng ngay trong giai đoạn đang nghiên cứu và học tập. Các biện pháp này được vận dụng để có thể tác động dưới nhiều hình thức như:

    - Tác động dựa trên phác đồ bằng các dụng cụ

    - Tác động dựa trên các đồ hình và sinh huyệt

    - Tác động bằng nguyên lý đồng ứng và Huyền công.

    Để tiện cho bạn đọc tra cứu, sách được chia làm 4 phần là Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị trong Diện Chẩn, chẩn trị hệ thống nội tạng, chẩn trị trên các bộ phận ngoại vi và chẩn trị theo nguyên lý đồng ứng. Trong mỗi phần đều có liệt kê những nguyên tắc, kỹ thuật, phác đồ điều trị dựa trên các kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi và các học viên của các khóa đào tạo Diện Chẩn từ trước tới nay.

    Chúng ta cũng nên biết rằng, Diện Chẩn là một phương pháp linh hoạt, sáng tạo không ngừng phát triển, vì thế trong tập sách này, ngoài những phác đồ và kinh nghiệm đã từng áp dụng, tác giả đã bổ sung thêm những phát kiến mới, nhất là về các bộ phận Đồng Ứng và các dụng cụ, mà trong các tập sách trước đây chưa có.

    Chúng tôi hy vọng rằng, tập sách này cùng với các tài liệu về Diện Chẩn của GS.TSKH Bùi Quốc Châu sẽ xuất bản nay mai, sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu học hỏi và thực hành Diện Chẩn, nhằm giúp cho phương pháp này càng ngày càng được quảng bá trên toàn thế giới. 

    TP HCM, tháng 6 năm 2012
     Tác giả: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu

    Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN & TRỊ LIỆU

    I. NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN & TRỊ LIỆU:

    Diện chẩn là một hệ thống bao gồm nhiều biện pháp, kỹ thuật chẩn đoán và trị liệu khác nhau. Người dùng có thể tùy theo tình trạng người bệnh hay kinh nghiệm và năng lực bản thân để áp dụng một hay nhiều cách thức trị liệu, nhằm đem lại kết quả tốt nhất và nhanh nhất cho hoạt động điều trị của mình.

    Trong Diện Chẩn, không có biện pháp nào hay hơn biện pháp nào mà chỉ có biện pháp phù hợp hay không phù hợp. Vì thế, khi tác động nếu phù hợp thì sẽ có kết quả rất nhanh chóng, nếu chưa hay không phù hợp thì sẽ không có kết quả, chứ không làm cho tình trạng bệnh xấu đi. Khi đó, người chữa cần dựa trên kinh nghiệm và kiến thức học tập về Diện Chẩn của mình để điều chỉnh, thay đổi biện pháp, không nên cố chấp vào một biện pháp hay kỹ thuật nào. Đó chính là bí quyết trong chữa bệnh theo nguyên lý TÙY và BIẾN trong Diện Chẩn.

    1. Kỹ thuật chẩn đoán

    Việc đầu tiên của một tiến trình điều trị là KHÁM BỆNH tức là tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh gì? Ở bộ phận nào? Mức độ bệnh ra sao? Đau thế nào? Đau bao lâu? Có chu kỳ hay không?

    Đây là việc bắt buộc phải làm, vì nếu không, ta làm sao biết chữa bệnh gì?Nhiều người hễ bệnh đến là cứ”nhắm mắt nhắm mũi” lấy que dò ấn, day lung tung trên mặt bệnh nhân chẳng cần khám bằng cách dò sinh huyệt (Ấn chẩn) hay quan sát mặt người bệnh (Diện chẩn) hoặc sờ vào da mặt bệnh nhân (thiết chẩn) hay hỏi kỹ bệnh nhân (Vấn chẩn) để xem họ bị bệnh gì, mức độ ra sao? Như thế làm sao có thể chữa đúng và tốt bệnh được.

    Trong điều trị thì vấn đề khám để chẩn đoán, định xem bệnh nhân mắc phải bệnh gì và nguyên nhân ở đâu là vấn đề trước tiên phải đặt ra. Nếu Đông Y có Tứ Chẩn (Vọng, văn, vấn, thiết) thì Tây Y cũng có các kỹ thuật chẩn đoán là: Nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe và các kỹ thuật cận lâm sàng như: Chụp X-quang, đo điện tâm đồ, điện não đồ, xét nghiệm… Tất cả nhằm mục đích là làm sao để định rõ được bệnh nhân bị bệnh gì, mức độ ra sao? Từ đó đưa ra cách xử lý thích đáng, để đem lại kết quả trị liệu mau chóng và tốt đẹp nhất.

    Công việc khám bệnh do đó thường nhắm vào những mục tiêu sau đây: Tìm biết thật rõ bệnh ở cơ quan, bộ phận nào? Bệnh như thế nào? Đao bao lâu? Đâu là nguyên nhân gần và xa? Lúc nào thì bệnh diễn tiến trầm trọng (kịch phát), lúc nào thì dịu xuống và hiện nay bệnh đang ở giai đọan nào? Rồi bệnh nhân ở vùng nào thì bệnh nặng hơn. (Hoặc giảm đi)? Ăn món gì thì bệnh nặng hơn? Ăn món gì thì bệnh giảm?

    Ngoài ra còn cần tìm hiểu cả về: Tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tư tưởng của họ ra sao? Bệnh nhân có đang ở trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất hay tinh thần không? Ảnh hưởng của nơi ăn chốn ở, nơi việc làm ra sao? ảnh hưởng của xã hội tác động ra sao đối với họ? Rồi quan hệ giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp…? Tất cả đều có thể là nguyên nhân gần hay xa đến bệnh tình của họ.

    Để thực hiện việc khám bệnh ta cần phải tuần tự tiến hành bốn bước như sau:

    1. NHÌN (Vọng chẩn).

    2. SỜ (Thiết chẩn).

    3. DÒ SINH HUYỆT (Ấn chẩn, Đả chẩn, Nhiệt chẩn).

    4. HỎI (Vấn chẩn).

    1/ NHÌN (Vọng chẩn):Thọat tiên bệnh nhân đến, ta phải để ý quan sát xem sắc mặt, dáng điệu, cử chỉ, của họ ra sao. Ví dụ: Sắc mặt của họ màu gì (tái xanh, trắng bệt, đỏ tía, tím tái hay thâm xạm…), họ có tỏ ra khó chịu, ôm bụng rên la, có đổ mồ hôi hột, có đi cà nhắc, có mệt mỏi, rã rượi không?

    Ngoài ra, trên da mặt họ có tàn nhang không? Nó đóng ở đâu? Hoặc có nhiều nếp nhăn ở đâu? Hay nhiều vết nám ở đâu?.v.v..

    Ta phải nhớ rằng: Mỗi DẤU HIỆU TRÊN MẶT cũng như mỗi trạng thái, cử chỉ của bệnh nhân hoặc tổng hợp các dấu hiệu đó là phản ánh biểu lộ của tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân. Cho nên, cần phải chịu khó khảo sát thật kỹ để từ đó tìm ra đúng gốc bệnh. Có thể việc chữa bệnh mới mang lại nhiều hiệu quả tốt.

    2/ SỜ (Thiết chẩn): Chẩn đoán bằng cách sờ da hoặc sờ vào các huyệt đặc trưng. Nhiệt độ của da thịt cũng như độ săn chắc hay trơn láng.mịn màng của nó cũng đêu phản ánh biểu lộ tình trạng sức khỏe hay bệnh tật của bệnh nhân.

     Ví dụ: Da thịt ở cằm mềm nhão và lạnh phản ánh các cơ quan ở bàng quang bị suy yếu nên bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu đêm hoặc tiểu không cầm được. Hoặc nhiệt độ giữa trán và cằm khác nhau rõ rệt chỉ rõ bệnh nhân đang mắc bệnh cao huyết áp. Hay đầu mũi lạnh là phản ánh tình trạng máu về tim không đủ (VÌ đầu mũi phản chiếu tim).

    Ngòai ra thiết chẩn còn có nghĩa là sờ vào mạch đập ở mặt (vùng huyệt 57 và Đại nghinh) để biết tình trạng bệnh nhân HÀN hay NHIỆT, HƯ hay THỰC (như mạch ở cổ tay).

    3/ DÒ SINH HUYỆT:

    Ấn chẩn: Chẩn đoán bằng cách Dò – ấn huyệt.

    Đả chẩn: Chẩn đoán bằng cách gõ vào huyệt

    Nhiệt chẩn: Chẩn đoán bằng cách dò Sinh huyệt bằng điếu ngải cứu

    Đây là việc cụ thể nhất để tìm hiểu bệnh trạng của người bệnh qua việc khám phá các điểm nhạy cảm hay điểm đau (Sinh huyệt) trên da mặt. Có thể thực hiện bằng que dò hay búa nhỏ Cũng có thể dò bằng cây lăn (bằng sừng, đồng, Inox,) hay cây cào. Theo lý thuyết “ĐỒNG BỘ THỐNG ĐIỂM”.Khi các bộ phận, cơ quan trong cơ thể bị rối lọan chức năng hay bị tổn thương sẽ gởi tín hiệu lên MẶT qua các vùng và huyệt tương ứng của chúng. Do đó, thông qua việc khám phá các ĐIỂM hay VÙNG NHẠY CẢM này, chúng ta sẽ suy ra được các bộ phận hay vùng đang, đã hoặc sắp có bệnh trong cơ thể, cũng như có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ, đang tăng hay giảm. Ví dụ: Lấy que dò ấn qua huyệt số 3 thấy bệnh nhân nhăn mặt và kêu đau thì ta có thể suy luận ra cơ quan hô hấp của bệnh nhân đang suy yếu (cụ thể là:ho, cảm hoặc tức ngực…).

    Sau khi chữa một thời gian. Khi dò lại huyệt trên không còn đau nhiều như lúc đầu thì biết ngay bệnh nhân đã giảm và khi không còn đau, đó là đã hết bệnh hay dùng búa gõ vào huyệt số 275 (cạnh dái tai) thấy bệnh nhân nhăn mặt kêu đau, ta biết ngay là bệnh nhân đang viêm họng hay sưng Amidan, hoặc dùng cây lăn, lăn vùng sống mũi thấy bệnh nhân kêu đau, ta biết bệnh nhân đang mỏi lưng.

    Hoặc ta có thể dò Sinh huyệt bằng Điếu ngải cứu khi bắt gặp điểm nào HÚT NÓNG NHIỀU NHẤT, MẠNH NHẤT, SÂU NHẤT thì biết ngay là cơ quan hay bộ phận tương ứng đang có bệnh (thường là do hàn). Đâycũng là cách Dò sinh huyệt nhạy và chính xác nhất.



    4. HỎI “Hỏi” là việc cần thiết để tìm hiểu bệnh tình, và nguyên nhân mà bệnh nhân đưa ra. Có xác đáng không. Vì có nhiều vấn đề liên quan đến bệnh mà chỉ thông qua việc HỎI KỸ BỆNH NHÂN mới có thể hiểu được tỏ tường… Cho nên qua việc hỏi, ta có thể biết được bệnh nhân đau như thế nào? Đau vào lúc nào? Đau ở đâu? Cũng như nguyên nhân sâu kín của bệnh (như:do quan hệ vợ chồng hay quan hệ nơi làm việc…).

    Biết đặt câu hỏi một cách KHOA HỌC và KHÉO LÉO thì người chữa bệnh sẽ nắm vững được tình trạng bệnh cũng nguyên nhân bệnh gây ra, từ đó chọn phương án thích hợp để chữa bệnh cho họ.



    Ví dụ: Sau khi hỏi một lúc, ta khám phá bệnh nhân hay bị Viêm họng là vì có thói quen hay hút thuốc lá và sử dụng nhiều nước đá lạnh trong ngày. Ta bảo bệnh nhân kiêng cữ hay giảm hẳn việc sử dụng hai món trên là bệnh tự nhiên bớt hẳn và không cần phải chữa trị nhiều lần, bệnh nhân cũng mau hết bệnh. Hoặc có nhiều bệnh nhân bị mệt mỏi cổ, gáy, vai nguyên nhân lớn là do ngủ ở chỗ có gió lạnh lùa vào (đổi chỗ ngủ này thì mới mau hết bệnh) hay sử dụng nước đá lạnh, ăn ít mà làm việc nhiều.

    Rất nhiều bệnh sẽ được chữa khỏi một cách dễ dàng, nếu ta biết cách hỏi để tìm ra nguyên nhân bệnh phải chịu khó HỎI bệnh nhân đừng sợ mất thì giờ. VÌ MẤT THỜI GIỜ HỎI, SẼ BỚT ĐƯỢC THỜI GIAN TRỊ LIỆU. Tóm lại, đứng trước bệnh nhân, ta phải bình tĩnh, tự tin và tiến hành đầy đủ, cẩn thận BỐN BƯỚC KHÁM BỆNH đó, ta có thể yên tâm nắm chắc ít nhất 50% kết quả trị bệnh.

    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.2)


    1. Phương pháp khám bệnh vùng mặt (Diện chẩn)


    TẠNG PHỦ KINH MẠCH

    NHÌN

    Ấn đau (thốn nhói) ấn lõm, cộm, cứng, hơ nóng

    TRIỆU CHỨNG

    BỆNH

    PHẾ

    Tàn nhang hay nám ở quanh vùng huyệt 3, 13, 73, 467

    3, 13, 269, 276, 73, 125, 467

    -Đau hố trên đòn.

    -Đau huyệt Vân Môn trung phủ

    - Đau dọc kinh Thủ thái âm phề (mặt trong cánh tay)

    - Đau dọc Túc Thái Âm Tỳ kinh (mặt trong đùi).




    Ở KINH

    - Mắt nóng mờ, có ghèn, táo bón.

    - Ho, suyễn, viêm phế quản, tức ngực, nhói tim. Đổ mồ hôi tay chân. Bệnh ngoài da.



    Ở TẠNG

    TỲ

    Mụt ruồi, tàn nhang, hay vết nám ở vùng tỳ (huyệt 37, 40, 132)

    37, 40, 132

    - Tiểu vàng, tiểu gắt, nóng, cảm sốt.

    - Đau dọc tỳ kinh (mặt trong đùi)

    - Cơ quan chân tay bị teo

    - Đau thần kinh tam thoa



    Ở KINH

    - Tiểu vàng, gắt nóng, đái khó. Đầu bụng, kém ăn, ăn chậm tiêu. Huyết áp thấp. Suyễn do tỳ-tiêu chảy do Tỳ hàn

    Ở TẠNG

    ĐẠI TRƯỜNG


    Tàn nhang hay nám ở quanh vùng huyệt 38, 19, 63

    38, 39, 19, 32497, 98, 99, 100

    -Vai và cánh tay đau giơ lên khó khăn (đau dọc kinh Đại trường mặt ngoài cánh tay). Ngón tay trỏ bị đau. Cổ tay đau - Đau răng hàm dưới. Sung nướu răng - Nghẹt mũi.

    Ở KINH

    - Đau thượng vị

    - Miệng khô, đau cổ, đau bụng, ỉa chảy hoặc táo bón -Đau lưng vùng thận



    Ở PHỦ

    VỊ

    Mụt ruồi, tàn nhang, hay vết nám ở huyệt 39, 5, hoặc bờ môi trên hay ở huyệt 422 trái

    19, 39, 121, 5, 120, 61, 75, 64, 63, 7, 113, 422, 405

    - Sốt cao, U nhọt

    - Đau dọc kinh Vị (mặt trước ngoài cẳng chân. Đau thốn huyệt Túc Tam Lý)

    - Đau ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Viêm họng, sốt cao

    - Miệng môi mọc mụn

    - Nhức răng, sưng nướu

    - Nghẹn họng

    - Sưng vú, tắt tia sữa


    Ở KINH

    - Đau dạ dày(bao tử lạnh hay bao tử nóng)

     

    - Loét tá tràng

    - Đau thượng vị, đau trung quản.

    - Đầy bụng, kém ăn



    Ở PHỦ

    TÂM

    Nếp nhăn thẹo hay tàn nhang hay gân xanh ở vùng huyệt số 8, 12, 269, 191

    8, 12, 268, 3, 73, 61, 19, 191

    - Vai, mặt trong cánh tay (dọc Kinh tâm)

    - Gan bàn tay nóng hoặc lạnh-Miệng khô đắng - Lưỡi lở - Đau mắt - Cổ gáy cứng mỏi - Ngứa cổ, ho khan - Đau nơi huyệt Thiếu hải (mặt trong khuỷu tay)



    Ở KINH

    - Đau vùng tim, sườn, ngực đau tức, hay sợ sệt, nằm ngủ, thấy giấc mộng. Nặng ngực, khó thở, thiếu hơi.

    Ở TẠNG

    THẬN


    Tàn nhang hay vết mụn nám, mụn ruồi ở Ngọa tằm (mí mắt dưới) ở vùng cằm (huyệt 85, 87) vùng huyệt 38, 17, 45, 300, 0

    0, 17, 38, 29, 222, 45, 340, 300, 301, 302, 51

    - Cột sống, thắt lưng đau dọc mặt trong chân (dọc kinh Thận). Lòng bàn chân nóng hay lạnh, đau dọc Tâm kinh (mặt trong cánh tay). Miệng nóng, lưỡi khô.

    Ở KINH

    - Phù thủng, đái không thông, đau vùng hố chậu lan ra sau lưng (vùng thận), ho ra máu, suyễn, mắt hoa.

    - Tim đập yếu chân lạnh, suy yếu tình dục. Liệt dương.

    - Dương suy, xuất tinh sớm. Nhức xương chân.


    Ở TẠNG

    TIỂU TRƯỜNG

    Mụt ruồi, tàn nhang, hay vết nám, thẹo ở huyệt 22, 53, 85, 348, 228, 191

    22, 348, 53, 228, 127, 191, 226

    - Ù tai, điếc tai, đau cổ gáy, họng, vai và bờ trong cánh tay.

     

    - Đau dọc tiểu trường. Nhức răng hàm dưới.



    Ở KINH

    - Đau bụng, tiêu chảy, đau bụng lan ra thắt lưng. Tiểu nhiều.

    Ở PHỦ

    BÀNG QUANG

    Tàn nhang, mụn ruồi, nếp nhăn ở cằm

    87, 85, 126

    - Mắt đau, kém mắt, chảy nước mắt sống, chảy mũi. Đau đầu, gáy, lưng, hai bên cột sống (dọc kinh bàng quang)

    Ở KINH

    - Đái không thông, bí tiểu, đau tức bụng dưới, đái dầm, đái đục, đái đỏ, tiểu đêm, tiểu nhiều

    Ở PHỦ

    TAM TIÊU


    Tàn nhang hay thẹo, nốt ruồi ở vùng huyệt 235, 138, 100 và dọc kinh Tam tiêu (mặt ngoài) cánh tay chạy xuống ngón áp út

    235, 100, 29, 185, 290

    - Ù tai, điếc tai, chảy mũi tai, thanh quản sưng đauy, đau đầu, đau mắt. Ngón tay áp út cử động khó. Cánh tay giơ lên không được.


    Ở KINH




    Ở PHỦ

    ĐỞM

    Mụt ruồi, tàn nhang, hay vết nám ở huyệt 41, 124, bên mặt

    41, 124

    - Ù điếc, viêm tai, đau mắt, đau nửa bên đầu, đau hố trên đòn, lao hạch, khớp háng đau ngón chân áp út cử động khó. Đau thần kinh tọa dọc Đởm kinh (mặt ngoài của chân)

    Ở KINH

    - Đau tức cạnh sườn. Miệng đắng, buồn nôn. Xơ gan cổ trướng

    Ở PHỦ

    TÂM BÀO

    Tàn nhang, mụn ruồi hay vết nám ở gò má

    60, 269, 73, 3

    - Mặt đỏ, nách sưng. Cánh tay, khuỷu tay đau. Gan bàn tay nóng.

    Ở KINH

    - Đau vùng tim, bồn chồn, hồi hộp, tức ngực sườn, tim đập mạnh, nói nhảm, hôn mê.

    Ở TẠNG

    CAN

    Tàn nhang huyệt 50, 233, 423 +

    50, 233, 423+

    - Đỉnh đầu đau. Móng tay đau. Tắt tia sữa - mắt hoa -kinh phong - viêm mũi-dị ứng - bệnh ngoài da - đỗ mồ hôi chân.

    Ở KINH

    - Tức ngực – Nôn - Nấc - đau tức thượng vị - da vàng, ỉa lỏng - Thoát vị bẹn.

    Ở TẠNG

     MỘT SỐ DẤU HIỆU CHẨN ĐOÁN NHÌN THẤY BẰNG MẮT



    KHU VỰC

    BIỂU HIỆN BỆNH LÝ

    Ý NGHĨA

    1. Trán (vùng huyệt 197) khu vực Mắt của đồ hình phản chiếu ngoại vi

    Tàn nhang, mụn ruồi hay thẹo

    Bệnh về Mắt (cận thị, thoái hóa hoàng điểm cườm nước, nhãn áp, loạn sắc, mất ngủ…)

    2. Trán (vùng huyệt 310, 360, 423, 421)

    Thẹo

    Bệnh TÂM THẦN

    Nhức đầu kinh niên



    3. Cung mày

    Tàn nhang

    Ở vùng huyệt 98: đau khuỷu tay. Ở vùng huyệt 97: đau vai, viêm đại tràng mạn tính (Táo bón). Ở vùng huyệt 100, 129, đau cổ tay, vẹo cổ hay bị cảm.

    4. Ấn đường (giữa hai đầu mày)

    Thẹo, nếp nhăn sâu, tàn nhang, mụn ruồi

    Bệnh TIM MẠCH (nhồi máu cơ tim), co thắt động mạch vành, lớn tim, …). Bệnh lưỡi. Bệnh hàm răng.

    5. Mí mắt trên

    Tàn nhang

    Bệnh MẮT

    6. Ngọa tằm (mí mắt dưới)

    Tàn nhang, mụn ruồi

    Sạn thận, đẻ khó. Hiếm muộn. Sẩy thai. Bệnh vú, đau cánh tay

    7. Giữa Mũi và gò má

    Tàn nhang, mụn ruồi

    Ho, suyễn, Lao phổi, nhiều đàm.

    8. Cánh mũi (trên lệ đạo)

    Tàn nhang, vết nám, mụn ruồi

    Bệnh mũi (viêm mũi dị ứng, viêm xoang)

    9. Sống mũi (phía trên)

    Nhiều nếp nhăn ở hai bên trên sống mũi khi cười

     Đau lưng kinh niên

    10. Sống mũi

    Vết nám, mụn ruồi, tàn nhang

    Đau cột sống

    11. Vùng huyệt 61 và đầu mũi

    Mụn ruồi

    Bị bệnh nặng ở bộ phận sinh dục có khi phải giải phẫu (liệt dương, tinh loãng, ung thư tử cung, u xơ tử cung)

    12. Vùng huyệt 41, 50, 233

    Tàn nhang, mụn ruồi

    Đau gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng, yếu gan

    13. Vùng huyệt 37, 39, 40

    Tàn nhang, mụn ruồi, thẹo

    Đau lá lách, đau dạ dày

    14. Nhân trung

    Tàn nhang, mụn ruồi, thẹo, lỗ hỏng nhỏ

    Bệnh về đường sinh dục nữ như: sinh đẻ khó, u xơ tử cung, dễ sẩy thai, hiếm muộn, tiểu ra máu

    15. Hai bên nhân trung

    Tàn nhang, mụn ruồi, thẹo

    Bệnh buồng trứng (bướu buồng trứng), dịch hoàn, rối loạn, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng đùi, vế.

    16. Viền môi

    Tàn nhang sát viền môi trên-bị nám

    Bệnh đường ruột, bệnh huyết trắng hay bao tử. Táo bón.

    17. Bọng má

    Các tia máu đỏ

    Nhức đấu gối. Trẻ con bị sán lải

    18. Viền mũi

    Các tia máu đỏ

    Viêm họng, viêm dạ dày, yếu sinh lý



    HƯỚNG DẪN CÁCH THỰC HÀNH

    Đây là bảng dùng để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân theo phương pháp DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP BQC.

    Muốn chẩn đoán, trước hết ta phải quan sát thật kỹ trên mặt của người bệnh, căn cứ 4 đồ hình căn bản của Diện Chẩn là:

    Đồ hình phản chiếu ngoại vi trên mặt,

    Đồ hình phản chiếu Ngoại vi trên vỏ não (Đồ hình Penfield)

    Đồ hình phản chiếu Nội tạng trên trán

    Đồ hình phản chiếu nội tạng trên mặt (bên dưới hai cung mày).

     Trước hết ta dùng mắt để xem trên mặt bệnh nhân có dấu vết gì lạ không? Ví dụ: Tàn nhang, mụt ruồi, vết nám, nếp nhăn là các loại dấu vết thường thấy trên mặt người, nhất là người Á Châu, trong đó có người Việt. Ngoài ra còn có các dấu vết bất thường như lỗ chân lông nở to, vết cắt ngắn và nhỏ, sợi lông hay chùm lông mọc trên mặt, thẹo, gân máu có nhiệt độ nóng hay lạnh hơn chung quanh. Tóm lại, đó là những DẤU HIỆU BỆNH LÝ. Các dấu hiệu này đã và đang xuất hiện sẽ giúp ta hiểu được bệnh hay tình trạng bệnh ở bộ phận hay cơ quan nội tạng nào của cơ thể và có ý nghĩa ra sao.

    Ví dụ: Sau khi quan sát, ta thấy có tàn nhang ở vùng tam giác gan (Các huyệt: 41, 50, 233 hoặc vùng huyệt 423 bên phải) Lúc ấy, ta nhìn qua cột số 4 trên bảng này sẽ thấy ý nghĩa là Đỉnh đầu đau: Tắt tia sữa, hoa mắt hoặc kinh phong, tức ngực, nôn nóng, hay đau tức thượng vị, da vàng … Nếu là bệnh ở TẠNG GAN

    Hoặc nếu sau khi quan sát Mặt của bệnh nhân, ta thấy ở vùng MẬT và MẮT trên hai đồ hình nội tạng có các dấu vết như mụn ruồi hay tàn nhang, vết nám thì ta có thể đoán bệnh nhân bị một hoặc nhiều các chứng bệnh sau: Đau tai, đau mắt, đau nửa bên đầu.vv.v. Nếu là bệnh ở ĐƯỜNG KINH (hệ Kinh Lạc). Còn nếu không có các triệu chứng vừa kể mà đau tức cạnh sườn, miệng đắng, buồn nôn.v.v. thì đó lại là bệnh ở TẠNG PHỦ (xem Bảnh Chẩn Đoán).

    Cũng tương tự như thế cho các dấu vết ở chỗ khác của đồ hình trên mặt. Nếu không thấy các dấu vết trên, ta hãy dùng que dò để dò các huyệt 41, 124 + (bên phải), khi thấy bệnh nhân kêu đau, thốn hoặc có cảm giác bất thường ở các huyệt trên, thì ta xem bảng chẩn đoán sẽ thấy.

     

    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.3)


    description: http://dienchan.com/imagenews/33.03.01.03.13logo%20new.jpg


    Chẩn đoán Âm Tạng – Dương Tạng

    Ngoài việc chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu ta còn phải xem xét người bệnh thuộc thể tạng nào, có những người có thể tạng thuộc Âm (Âm Tạng: Da lạnh, ẩm ướt, sắc xanh) có người thể tạng thuộc Dương (Dương Tạng: Da khô, nóng, sắc đỏ) để tùy vào đó mà dùng các dụng cụ cho thích hợp.



    LƯU Ý:

    Đây là những DẤU HIỆU GỢI Ý – Qua việc nhìn trên vùng mặt để chẩn đoán theo phương pháp DIỆN CHẨN – Nó dùng để hỗ trợ cho các biện pháp chẩn đoán khác, giúp cho người chữa bệnh thêm các yếu tố để định bệnh. Không nên nhầm lẫn với phép xem TƯỚNG MẶT (DIỆN TƯỚNG) của Trung Quốc.

    Trong Diện Chẩn, ngoài việc sử dùng các dụng cụ để dò tìm Sinh Huyệt (Chỗ đau) và tác động lên huyệt đạo theo từng phác đồ khác nhau Còn nhiều biện pháp chữa không tác động trực tiếp lên tình trạng bệnh nhưng sẽ giúp cho việc điều trị sau này được thuận lợi hơn, thậm chí có thể khỏi bệnh mà không cần dùng các kỹ thuật đặc hiệu.

    CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH

    Chúng ta cần xem xét, hỏi và tìm hiểu căn nguyên của chứng bệnh, vì có nhiều yếu tố tác động khiến cho bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng, từ đó đưa đến việc phát sinh các triệu chứng. Chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:

    1. Bệnh do thiếu vận động: Nếu quan sát thấy bệnh nhân có vẻ chậm chạp, lười nhác và hỏi qua về các hoạt động trong ngày, mà bệnh nhân cho biết là không làm gì hết, không thích đi lại, làm việc…thì trước hết yêu cầu bệnh nhân phải vận động bằng nhiều cách, tùy theo tình trạng sức khỏe mà tiến hành: Xoa bóp, tập vận động nhẹ (đi bộ – hít thở) tập thể dục (qua các động tác thể dục dưỡng sinh…) rồi sẽ tiến hành điều trị song song hay sau một thời gian.

    2. Bệnh do ăn uống sai lầm Khi chẩn đoán, cần hỏi thăm về chế độ ăn uống của bệnh nhân để đánh giá xem tình trạng như thế nào, nếu nhận thấy bệnh nhân sử dụng nhiều loại thực phẩm không tốt (Ăn uống vô độ, uống nhiều rượu bia, dùng thường xuyên các loại nước như nước cam, chanh, nước dừa hay uống nước giải khát có gaz với nước đá …) hay ăn uống không điều độ, không theo một thời điểm nhất định trong ngày hoặc thiếu vệ sinh thì phải yêu cầu hướng dẫn điều chỉnh cách ăn uống cho phù hợp.

    3. Bệnh do sinh hoạt sai lầm: Khi hỏi bệnh ta cần lưu ý đến thời gian biểu của bệnh nhân, nếu do những cách sinh hoạt không đúng như: Thức quá khuya, dậy quá trễ, ngủ quá nhiều, giấc ngủ không điều độ, bất thường khi nhiều khi ít. Làm việc quá sức, không có giờ cho việc thư giãn nghỉ ngơi hay có khi lại có những sinh hoạt tình dục quá độ hay tập luyện thể thao không hợp lý… thì phải xem lại cách sinh hoạt, lịch hoạt động trong ngày để thêm bớt, điều chỉnh trong việc (Ngủ, nghỉ ngơi, tắm rửa, giải trí …)

    4. Bệnh do cố gắng quá độ: Chúng ta hỏi về công việc, giờ làm việc để xem bệnh nhân có hoạt động quá nhiều về thể xác hay tinh thần hay không, nếu có thì phải giải thích hoặc hướng dẫn bệnh nhân giảm bớt các hoạt động (tính toán làm ăn – công việc dồn dập) sau đó mới xem đến việc chẩn đoán và điều trị.

    5. Nếu bệnh phát sinh do nơi ở hay nơi làm việc không thích hợp, thì phải sắp xếp lại, hay thay đổi chỗ ở hay chỗ làm việc thì mới có thể chữa khỏi được vì một nơi làm việc chật chội, nóng bức, thiếu vệ sinh hay tối tăm là môi trường tốt cho những căn bệnh phát sinh.

    6. Nếu bệnh do cách xếp đặt bài trí nơi mình ở không hợp thì phải xem lại về mặt địa lý – Phong thủy. Chúng ta hỏi qua về cách bài trí trong nhà, cách đặt bếp, đặt giường ngủ….

    7. Nếu có nhưng xung khắc về tâm lý hay trường sinh học thì phải giải quyết phần nào những vấn đề này trước hay song song với việc điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh về tâm thần. Những căng thẳng mà ta gọi là Stress là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh (gọi là bệnh Tâm Căn = bệnh có căn nguyên do chấn thương tâm lý) Thông thường thì sẽ gây mất ngủ, biếng ăn, buồn phiền, dễ nổi nóng, dễ mất bình tĩnh. Còn nếu kéo dài thì có thể bị suy nhược thần kinh, bị viêm loét bao tử, bị nhức đầu, đau nửa đầu….

    Những yếu tố này nếu được chẩn đoán phát hiện đúng mức, thì có khi chỉ cần điều chỉnh lại các vấn đề này là cũng có thể khiến cho bệnh nhân khỏi bệnh, hay ít nhất là giúp cho việc điều trị có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn.



    NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP KHI SINH HOẠT SAI LẦM


    SINH HOẠT SAI LẦM THƯỜNG XUYÊN

    DỄ ĐƯA ĐẾN CÁC BỆNH

    1. Quạt máy thổi sau gáy

    1. Cứng gáy, vẹo cổ, nhức đầu(cổ gáy)

    2. Ngồi trước quạt máy

    2. Khan tiếng, tắt tiếng

    3. Uống nước đá khi bụng đói

    3. Trúng lạnh, đau bao tử

    4. Uống trà đá + ăn chuối chiên, đồ dầu mỡ, chiên xào

    4. Kiết lỵ

    5. Đi tiểu ngay trước và sau lúc tắm

    5. Cảm lạnh

    6. Tắm khi vừ ăn xong

    6. Đau bao tử

    7. Tắm nước lạnh ngay sau khi đi xa ban đêm

    7. Cảm lạnh, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, liệt mặt

    8. Dầm mưa lâu, ngủ kế bên cửa sổ mở rộng

    8. Cảm lạnh, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, liệt mặt

    9. Uống nước nửa chín nửa sống

    9. Đau bụng, buồn ói

    10. Gội đầu bằng nước lạnh ngay sau khi đi nắng về

    10. Nhức đầu như búa bổ

    11. Gội đầu ban đêm

    11. Nhức đầu kinh niên

    12. Ngủ dưới đất, không trải chiếu lúc trời nóng

    12. Nhức mỏi, thấp khớp, đau cứng cơ khớp

    13. Giao hợp xong đi tắm ngay

    13. Trúng nước, nhức mỏi, yếu thận

    14. Giao hợp xong nằm ngủ dưới quạt máy

    14. Trúng gió, nhức đầu, cứng cơ

    15. Giao hợp dưới nước

    15. Nhức mình kéo dài, hại thận, cảm lạnh

    16. Phụ nữ mới sinh vọc nước, giặt giũ sớm, ăn cam chanh

    16. Nhức mỏi thấp khớp, các bệnh về kinh huyệt sau này

    17. Cởi trần, ngủ ngoài trời

    17. Cảm lạnh, sưng phổi, suyễn

    18. Đi ra ngoài sớm quá hay khuya quá (dầm sương)

    18. Cảm lạnh, sưng phổi, suyễn, viêm mũi dị ứng

    19. Ngồi dưới mái tôn lúc trời nóng

    19. Viêm mũi, cảm sổ mũi, nhức đầu


    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.4)


    description: http://dienchan.com/imagenews/02.03.11.03.13image008.jpg

    Kỹ thuật Ảnh công: Dùng que dò ấn trên đồ hình



    3. Các kỹ thuật trị liệu

    Việc trị liệu theo phương pháp Diện Chẩn chủ yếu là tác động vào các huyệt đạo trên vùng mặt, mỗi một tác động và mỗi một huyệt đạo lại có những hiệu quả khác nhau.

    Tuy nhiên, không chỉ tác động lên một huyệt đạo mà chúng ta thường phải tác động lên một nhóm các huyệt đạo khác nhau, mỗi nhóm huyệt đạo được gọi là một phác đồ, mỗi một phác đồ khi được tác động đúng cách, đúng phương pháp sẽ tạo nên hiệu quả nhất định trên một loại bệnh hay một tình trạng bất ổn nào đó của cơ thể.

    Khi cần tham khảo để áp dụng theo sách này bạn đọc cần dựa trên hai cơ sở:

    1/ Bệnh đó thuộc về hệ nào của cơ thể, ví dụ: Đau dạ dầy thuộc hệ tiêu hóa, Huyết áp cao thuộc hệ tuần hoàn, Nhức đầu thuộc hệ thần kinh…Như vậy, khi muốn tìm bệnh Đau dạ dầy, bạn phải tìm đến các phác đồ chữa bệnh trong Hệ Tiêu Hóa.

    2/ Sau khi đã tìm đến phần Hệ Tiêu hóa, bạn đọc sẽ tham khảo các bệnh trong các bộ phận của hệ này được xếp theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Các bệnh của từng bộ phận sẽ được xếp theo thứ tự ABC. Mỗi một loại bệnh, sẽ có một hình minh họa các phác đồ và giới thiệu công cụ, kỹ thuật trị liệu cho loại bệnh đó.



    Các bước trị liệu cơ bản:

     Một tiến trình trị liệu thường được tiến hành theo từng bước;

    - Chẩn đoán: Dựa trên sự nhận thức của bệnh nhân, cho biết mình đang bị tình trạng gì, mức độ đau như thế nào và đã áp dụng biện pháp gì trước khi đến với Diện Chẩn.

    - Khai thông huyệt đạo và sử dụng các phác đồ hỗ trợ: Khai thông huyệt đạo là dùng que dò tìm kiếm trên các vùng đau của bệnh nhân các sinh huyệt (điểm đau nhất) sau đó dùng các phác đồ hổ trợ, như khi bị sưng tấy, thì đánh phác đồ giảm đau, phác đồ tiêu viêm tiêu độc, phác đồ làm mát..v.v. trước khi đi vào việc điều trị chủ yếu cho bệnh chứng đó.

    - Tiến hành tác động theo phác đồ đặc hiệu: Mỗi một bệnh chứng thường có từ một đến nhiều phác đồ trị liệu tương tự hay khác nhau, ta có thể dùng phác đồ nào tỏ ra thích hợp nhất (Khi tác động có biểu hiện giảm bệnh rõ rệt)

    Việc áp dụng các phác đồ đặc hiệu không nhất thiết là phải theo đúng một phác đồ nào mà phải linh động vận dụng theo hai nguyên tắc chính là Tùy và Biến: Tùy theo tình trạng, mức độ và khả năng tin tưởng của bệnh nhân.

    Linh hoạt biến đổi các phác đồ, dụng cụ, biện pháp điều trị khác nhau. Đây chính là điểm độc đáo của Diện Chẩn, vì có rất nhiều những biện pháp khác nhau cho cùng một tình trạng bệnh.

    - Áp dụng những biện pháp hỗ trợ: Xem xét các nguyên nhân yếu tố gây bệnh, để yêu cầu bệnh nhân hay người nhà không tiếp tục các hoạt động đó nữa (Ăn uống/nghỉ ngơi/ giao tiếp không hợp lý)



    - Sử dụng các công cụ: Như chúng ta đã biết, trong phương pháp Diện Chẩn có đến trên 80 loại công cụ lớn nhỏ khác nhau, hình dáng khác nhau, công năng khác nhau để vận dụng vào việc phòng và chữa bệnh. Nhưng ngoài các dụng cụ đặc thù đó ra, ta vẫn có thể dùng những công cụ khác như đầu bút bi hết mực, cán bàn chải đánh răng và thậm chí là bằng tay không qua việc xoa vuốt, day ấn với các ngón tay.

    Chúng ta có thể thực hiện bằng 2 cách:

    - Bằng khớp ngón tay cái hay ngón tay trỏ: Bạn co các ngón tay lại và dùng các đầu khớp ngón tay để thực hiện việc bấm huyệt trên mặt, vì lực ấn phải đủ mạnh mới tạo được kết quả. Bạn cũng có thể dùng khớp ngón tay để chà xát huyệt đạo, nhưng cần phải kiểm soát được lực tác động.

    - Bằng ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón áp út hay có khi cả ba. Ta có thể ấn, chà xát, day hay gõ lên các vùng xương cứng như trán.

    Ngoài ra, đầu bút bi hay bất cứ vật nào có đầu tròn đều có thể sử dụng trong việc day ấn các huyệt đạo. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ nhất thời này chỉ nên dùng trong các trường hợp bất đắc dĩ, khi chúng ta không có những công cụ đặc thù bên cạnh, vì hiệu quả của chúng không cao, có thể không đạt được tác dụng mong muốn.

    Vì thế, người sáng lập ra phương pháp này đã thiết kế các dụng cụ hay dùng (que dò – cây sao chổi – cây lăn …) theo 3 loại kích cỡ:



    Mini (loại nhỏ), loại trung và loại lớn mà tác dụng đều như nhau. Với loại mini, ta rất dễ dàng mang theo người. Có thể bỏ trong túi xách, thậm chí là túi áo, túi quần hay bóp (ví). Vì thế, khi đã biết cách sử dụng các công cụ này và biết một vài kỹ thuật can thiệp và điều trị một số bệnh thông thường, chúng ta nên đem theo trong mình để có thể lấy ra sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu

    CÁC DỤNG CỤ MINI NÊN MANG THEO BÊN MÌNH

    1/ Cây dò hai đầu

    2/ Cây dò và day huyệt







    3/ Cây Sao Chổi mini

    4/ Cây lăn – dò huyệt mini







    5/ Cây lăn đồng – dò huyệt mini

    6/ Cây lăn hai đầu

    Chúng ta có thể mang theo 3 cây: số 2, số 3 và số 6. 



    4. Mười hai biện pháp trị liệu:

    1. Chữa theo phác đồ đặc hiệu

    Là cách chọn các phác đồ theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.



    2. Chữa theo Phác đồ Hỗ trợ:

    Trong diện chẩn có đến 52 phác đồ hỗ trợ Do đó, ta có thể tùy theo tình trạng và biểu hiện của bệnh mà tác động bằng phác đồ hỗ trợ tương ứng. Đa phần các bệnh không nặng hay tình trạng mệt mỏi của cơ thể, chỉ cần dùng kỹ thuật này là có thể đạt kết quả.



    3. Chữa theo phác đồ hỗ trợ kết hợp với phác đồ đặc hiệu:

    Khi chữa bệnh theo phác đồ, đa phần các trường hợp ta nên kết hợp cả việc tác động lên các Phác đồ hỗ trợ trước khi tiếp tục điều trị bằng các phác đồ đặc hiệu. Trong kỹ thuật này thì các phác đồ hỗ trợ sẽ giúp cho cải thiện thể trạng của bệnh nhân khiến cho việc tác động bằng các phác đồ đặc hiệu sẽ đạt kết quả tốt hơn.



    4. Chữa theo Đồ hình & Sinh Huyệt

    Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thường được khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt). Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.



    5. Chữa theo Sinh huyệt không cần đồ hình 

    Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.



    6. Chữa theo tính chất đặc hiệu của từng Huyệt

    Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Chính diện và trắc diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan.



    Các huyệt vùng tam giác gan

    7. Chữa theo lý luận Đông Y

    Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình



    8. Chữa theo lý luận Tây Y

    Tương tự như trường hợp trên nhưng dựa vào Cơ thể học (Các hệ nội tạng và bộ phận ngoại vi) để chữa theo các nguyên lý Phản chiếu hay Đồng ứng: Tác động trên các bộ phận ngoại vi để chữa các cơ quan nội tạng.



    9. Chữa theo lý luận kết hợp Đông Tây Y và Diện Chẩn

    Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.



    10. Chữa theo 8 quy tắc:

    Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao. Tám quy tắc là: Chữa tại chỗ, lân cận, đối xứng, giao thoa, trước sau như một, trên dưới cùng bên, đồng ứng, phản chiếu.



    11. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ

    Các dụng cụ của Diện Chẩn (100 món) được thiết kế để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau: Ấn, day, cào, gơ, lăn.v.v. V́ thế, khi tác động ta cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp. Ví dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.



    12. Chữa theo Huyền công: 

    Đây là kỹ thuật cao cấp trong Diện Chẩn bao gồm nhiều phép chữa bệnh đặc biệt mà chỉ có những người có căn duyên và đã tập luyện Âm Dương Khí công mới có thể vận dụng được. Các kỹ thuật này cũng tùy theo người bệnh, nếu thực sự tin tưởng vào thày thuốc thì mới có thể có những kết quả nhanh chóng và kỳ diệu. Kỹ thuật này bao gồm 14 thủ pháp được gọi là “Thập Tứ Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là:

    1. Ngôn công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.

    2. Niệm công: Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.

    3. Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt để chữa bệnh.

    4. Chỉ công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.

    5. Nhãn công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.

    6. Khoán công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh

    7. Ảnh công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau trên hình ảnh (Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….

    8. Thuỷ công: Dùng nước để chữa bệnh.

    9. Phách công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

    10. Từ công Dùng chữ viết trên giấy để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)

    11. Phóng công: Dùng 5 ngón tay búng vô bộ phận có bệnh của bệnh nhân

    12. Đàn chỉ thần công: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái để búng vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

    13.Thập tự công: Dùng ngón tay trỏ vạch dấu thập trên bộ phận có bệnh

    14. Xoắn công: Dùng ngón tay trỏ vẽ hình xoắn trôn ốc trên bộ phận có bệnh.

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 2.5)





    5- Tám quy tắc chữa bệnh không dùng huyệt

    1/ Tác động tại chỗ (Theo nguyên tắc cục bộ):

    Đau nhức ở đâu, dùng cây lăn hay cây cào tác động tại chỗ bị bệnh, quy tắc này có thể áp dụng cho nhiều tình trạng khác nhau, ngay cả việc không đau nhức. Nếu muốn da dẻ hồng hào, láng mịn ta cũng có thể dùng cây lăn đồng láng để lăn tại chỗ, giúp máu huyết lưu thông và tình trạng của da sẽ được cải thiện đáng kể.



    2/ Tác động gần nơi đau nhức (Theo luật lân cận):

    Vì một lý do nào đó khiến ta không thể tác động ngay tại chỗ thì ta có thể tác động chung quanh, như khi tác động chung quanh một cái u nhọt sẽ làm cho bớt đau.



    3/ Tác động nơi đối xứng với bộ phận hay chỗ bị đau (Theo luật đối xứng):

    Vì hai bên cơ thể đều có mối liên quan, tương tác qua lại và có sự ảnh hưởng nhất định nên ta có thể tác động ở nơi đối xứng với bộ phận hay vị trí đang đau sẽ đạt kết quả nhanh chóng. Ví dụ: Đau bắp chân bên phải, ta tác động vào bắp chân bên trái ở vị trí đối xứng với nơi đau.



    4/ Tác động theo nguyên tắc trước sau là một:

    Vì các bộ phận ở vị trí đối nhau (phía trước và phía sau) có liên quan mật thiết nên có ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên tác động nơi này (phía trước) sẽ có ảnh hưởng nơi kia (phía sau) hay ngược lại. Ví dụ: Bị bướu cổ, ta không thể hơ ngay cổ mà có thể hơ phía sau gáy. Bị đau lưng ta có thể lăn trên bụng.v.v.



    5/ Tác động theo nguyên tắc giao thoa (Tác động chéo):

    Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt, có thể tác động chéo giữa cánh tay và cẳng chân trong một vài trường hợp. Ví dụ: Đau cánh tay trái, ta có thể tác động trên cẳng chân mặt (Chéo xuống) – Đau chân trái thì tác động trên cánh tay mặt (Chéo lên)



    6/ Tác động theo nguyên tắc bên dưới cùng bên:

    Cụ thể là dùng cây lăn (Lăn sừng hay lăn đồng) cây Cào hay que dò để ấn, day hay gạch từng đường dài trên da của vùng đau tương ứng trên chân để trị cho cánh tay đau cùng bên. Ví dụ: Đau cổ tay mắt ta sẽ dùng cây lăn, lăn cổ chân bên mặt. Hay có thể dùng cây dò, gặch trên da quanh cổ chân trên mặt.



    7/ Tác động theo luật đồng ứng (Giữa các bộ phận có hình dạng tương tự nhau):

    Dùng các dụng cụ để lăn, vạch hay hơ ngải cứu trên các bộ phận ngoại vi (bên ngoài như Tay, chân…) để tác động đến các bộ phận nội tạng (ở bên trong tim, gan, thận hay các khớp xương)



    Ví dụ: Đau nhức cột sống có thể dùng cây lăn để lăn trên ống quyển (lăn ngoài da) Đau họng có thể dùng que dò ấn vào điểm đau dưới khớp ngón chân cái cho đến lúc hết đau, vì ngón chân cái có hình dạng cái đầu, từ đó suy ra phần dưới ngón chân cái tương ứng với cổ họng. Còn nếu đau trên đỉnh đầu thì ta lại ấn trên đầu ngón tay giữa (đầu ngón nào cũng được, nhưng thường ta nên ấn vào ngón giữa).. Có thể nói, mỗi ngón tay đồng ứng với một con người.

    8/ Tác động theo luật phản chiếu:

    Dùng các dụng cụ tác động (cào, day, ấn, lăn) chủ yếu trên vùng mặt, là nơi phản chiếu của hầu hết các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể. Ta cũng có thể tác động trên vùng lưng, hay ngực bụng, cũng là nơi phản chiếu nhiều bộ phận trong cơ thể.

    Ví dụ: Đau lưng dùng que dò gạch ở mang tai hay sống mũi vì 2 nơi này phản chiếu sống lưng. Ta có thể xem các đồ hình phản chiếu để biết chính xác vị trí của các bộ phận phản chiếu trên mặt.

    6- Kỹ thuật tác động bằng dụng cụ

     Phần dưới đây giới thiệu các thao tác kỹ thuật bằng việc sử dụng các dụng cụ chuyên biệt trong Diện Chẩn. Tất cả đều nhằm vào mục đích kích thích các huyệt đạo, phác đồ và sinh huyệt trên vùng mặt và toàn thân để trị và phòng các bệnh chứng.

    Bất cứ dùng kỹ thuật, dụng cụ nào đều cần phải tìm cho được những vùng hay những điểm nhạy cảm hơn so với xung quanh (đau, thốn, lõm, cộm, rát, nóng, lạnh..) đó là những nơi cần được tác động để trị bệnh (không nên tránh né những chỗ đó). Sau khi tác động tòan bộ một lần, cần tác động kỹ hơn vào những nơi nhạy cảm ấy cho đến khi chứng giảm hẳn hoặc các nơi nhạy cảm ấy giảm nhạy cảm trong mỗi lần điều trị. Nếu không muốn tác động tòan bộ (vì ít thời giờ chẳng hạn). Ta có thể tìm ra các nơi nhạy cảm trong Hệ phản chiếu hoặc tại nơi đang có bệnh, nếu thấy cần thiết.

    Trước và sau khi dùng dụng cụ để chữa bệnh, phải lau sạch dụng cụ bằng Acool (cồn) để tránh lây bệnh ngòai da.



    1/ LĂN:

    Cầm cây lăn cho thật thoải mái, thuận tay, cây lăn luôn luôn tạo với mặt da góc 45o(xéo góc với mặt da). Lăn đủ nhanh theo hai chiều tới và lui, sức đè tay vừa phải tùy theo người bệnh (nhưng nên biết: Lăn nhẹ quá thì không kết quả). Lưu ý nơi nhạy cảm lăn tới lăn lui nhiều lần từ nhẹ đến mạnh dần. Lăn cho đến khi cảm giác cảm giác của nơi đó giảm hẳn thì ngừng lăn. Cây lăn nhỏ dùng lăn ở mặt. Cây lăn trung dùng lăn ở cổ, gáy, tay, chân hoặc vùng rộng ở mặt như trán chẳng hạn. Cây lăn lớn dùng lăn ở đầu, gáy, cổ, tay, chân, lưng và ngực, bụng. Cây lăn đôi dùng lăn ở hai bên thắt lưng.



    Tác dụng: Cải thiện hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, hệ thần kinh, lưu thông khí huyết. Có tác dụng trong hầu hết các chứng bệnh do sự bế tắc khí huyết mà ra như nặng đầu, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, tê nhức do khí huyết bị bế tắc.

    Cách sử dụng các dụng cụ nhỏ/lớn, điển hình như:

    -Cây lăn đồng đơn – lăn cầu gai đơn lớn

    Với các dụng cụ nhỏ (đơn – đôi) ta cầm bằng 3 ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) tương tự như cầm một cây viết, và dùng ngón trỏ đề điều khiển lực ấn của dụng cụ trên da

    Với các dụng cụ lớn (đơn – đôi) ta cầm bằng ngón trỏ và ngón cái. Cầm gọn trong lòng bàn tay và dùng ngón cái để điều khiển lực tác động khi lăn.


    -Cây lăn cầu gai đơn lớn - lăn đinh đơn lớn

    Lăn cầu gai đơn lớn

    Lăn trên các huyệt vùng vai, lưng, cánh tay, cẳng chân. Lăn vùng cổ chữa vẹo cổ. Lăn trên cột sống chữa thoái hóa cột sống. Có tính Dương –làm ấm.



    Lăn đinh đơn lớn

    Lăn trên vai, lưng, bụng, đùi, cánh tay, cẳng chân. Giúp giải tỏa sự ứ nhiệt, làm tan mỡ. Có tác dụng kích thích, làm mát. Có tính Âm



    2/ GÕ:

    Có hai loại búa: Loại nhỏ có 2 đầu, một đầu có cao su và một đầu có gai (gồm 7 kim như Mai Hoa Châm)-Loại lớn cán dài, đầu nhôm có 5 gai bằng cao su lớn và một đầu có viền cao su.



    Búa nhỏ: dùng gõ vào huyệt, dùng sức bật của cổ tay và độ rung của búa, gõ thẳng góc vào mặt da nơi nhạy cảm. Nếu gõ mạnh (hơi quá sức chịu đau) thì gõ chừng 5 cái rồi nghỉ một tí rồi lại gõ tiếp (tổng cộng chừng 20-30 cái), không nên gõ quá mạnh hay quá nhiều có thể gây bầm. Nếu gõ nhè nhẹ thì có thể gõ liên tục chừng 20-30 cái hoặc nhiều hơn.

    Búa lớn: Cán dài, có 5 gai bằng cao su và một đầu có viền cao su dùng để gõ vào lưng, vai, mông, đùi, …Các nơi có nhiều thịt thay cho quả đấm bằng tay người, tạo nên một cảm giác dễ chịu, thoải mái vì làm cho máu ứ được lưu thông tạo sự trao đổi lưu lượng máu ở các vùng khác nhau của cơ thể. Ngoài ra, còn làm mềm cơ, dẻo gân.

    Tác dụng: Búa nhỏ có đầu cao su có tác dụng cao trong những trường hợp co cơ, bong gân, co mạch vì lạnh (trong chứng nhực đầu do lạnh). Búa đầu gai (phải gõ thật nhẹ vì dễ trầy da) có tác dụng của ĐẦU GAI là tiết khí và tán khí.

    BÚA NHỎ


    BÚA LỚN

    3/CÀO:

    Cầm cán CÀO chắc tay, các răng cào thẳng mặt da. Cào dọc hay ngang tùy sự thuận tay lúc cào. Lực đè đều tay, lưu ý những nơi nhạy cảm. Sau đó, có thể đẩy CÀO tới, lui nơi nhạy cảm đó.



    Tác dụng: Làm huyết lưu thông mạnh, giải trừ những bế tắc về huyết, nhờ đó mà khí thông theo. Ngoài ra còn có tác dụng an thần (làm dịu thần kinh), chống đau nhức, căng thẳng.

    CÂY CÀO LỚN

    CÂY CÀO 2 ĐẦU LỚN/NHỎ

    4/ ẤN:

    Cầm Que dò thẳng góc mặt da. Ấn vào huyệt tìm được, vừa sức chịu đựng của bệnh nhân cho đến khi cảm giác đau nơi đang ấn giảm hẳn hoặc chứng bệnh giảm hẳn thì ngưng ấn, đổi huyệt khác. Cách dò tìm sinh huyệt: Dùng que dò vạch trên da với lực đủ mạnh, xem điểm nào đau nhất trong các điểm đau, đó là điểm có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh (Huyệt được tìm đúng thường có dấu lõm hoặc cộm cứng khi vạch que dò trên da ngoài cảm giác đau thốn đã nói trên).



    Tác dụng: Tác dụng của QUE DÒ (day, ấn, vạch, …) rất rộng, có thể thay thế cho kim châm hay các kỹ thuật dụng cụ khác mà vẫn có hiệu quả dù có thể không đặc hiệu như từng thủ pháp riêng biệt

    CÂY DÒ 2 ĐẦU

    CÂY DÒ, DAY

    CÂY DAY HUYỆT



    5/ DAY:

    Sau khi tìm được điểm nhạy cảm cần tác động (sinh huyệt) bằng Que dò, ta day tròn hay di động tới lui đầu bi của Que dò quanh huyệt, tóm lại là tạo được một kích thích động đều, còn Ấn là kích thích tĩnh.



    Tác dụng: như kỹ thuật Ấn nhưng tác dụng mạnh hơn, gây đau cho bệnh nhân hơn.

    6/ GẠCH:(VẠCH):

    Dùng Que dò vạch dọc hoặc ngang (theo các đường cong đặc biệt như:viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày, …)nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ rất đau nhưng sau đó chứng bệnh sẽ dịu rất nhanh. Đây là thủ pháp gây kích thích mạnh hơn DAY- ẤN. Dùng kỹ thuất này khi DAY-ẤN không đạt kết quả cao.



    7/ DÁN CAO, XỨC DẦU, DÙNG CAO DÁN

    Ta dùng cao dán hiệu (hay loại tương tự): Cắt từng miếng nhỏ vuông, cạnh 4mm, Salonpas dán lên Huyệt đã được tìm thấy bằng Que Dò. Nên dán theo hình thoi, cạnh hình vuông tạo với trục thẳng đứng góc 450 để tạo nét thẩm mỹ. Thời gian lưu dán khỏang 2 giờ, mỗi ngày dán một lần cho các bệnh cần điều trị lâu dài (các bệnh mãn tính, Hư, Hàn). Đối với người lớn tuổi suy nhược, bệnh Hư Hàn có thể TỐI DÁN, SÁNG GỠ (dán qua đêm) để có kết quả cao hơn và thuận lợi hơn.Với những bệnh mới phát có thế dán 3 lần một ngày, chia đều trong ngày.Dùng dầu nên dùng loại Dầu Cao (Dầu Cù là), chấm đầu ngón tay vào Dầu Cao rồi chấm lên huyệt, lập lại quy trình này 3 lần cho mỗi huyệt đề sức nóng đủ độ bền trên huyệt.Sau khỏang 2 giờ, có thể chùi sạch dầu và lúc này mới được tắm rửa.Nếu làm ướt nơi xức dầu sớm, có thể bị trúng nước, cảm lạnh.



    Tác dụng:Có kết quả trong tất cả các chứng bệnh do lạnh gây ra như các chứng đau nhức dữ dội mà không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra.Vì có tác dụng chống lạnh mạnh.Riêng DÁN CAO còn có tác dụng hút ẩm, làm khô ráo.

    Lưu ý:Không dùng kỹ thuật dán cao, xức dầu cho những bệnh nhân nóng nhiệt (vì có thể sinh Táo bón, khô da, ngứa).

    8/ HƠ NÓNG:

    Dùng điếu ngải nhỏ (đặc biệt của DIỆN CHẨN), cỡ điếu thuốc lá hay bất cứ vật liệu nào tỏa nhiệt như điếu thuốc lá, nhang. Cầm điếu ngải nhỏ (đã được đốt cháy đỏ) bằng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa, dùng ngón tay út đè nhẹ lên mặt da làm điểm tựa, mồi lửa cách mặt da khỏang gần 1cm, di chuyển rất chậm (rà) điếu ngải và để ý xem đến chỗ nào bệnh nhân có phản xạ mạnh (như:giật tay nếu là hơ ở tay, né mặt là hơ ở mặt) hoặc kêu nóng quá, thì biết đó là huyệt cần hơ để điều trị bệnh.



    Lưu ý: Nếu bệnh nhân chỉ thấy ấm bình thường chỉ không nóng như phỏng hoặc nóng buốt sâu vào trong thịt thí đó không phải là huyệt cần hơ).

    Cách HƠ điều trị: Sau khi đã tìm đúng huyệt(nóng như phỏng, nóng buốt hoặc nóng rát tại một điểm nhất định), ta lập tức nhấc điếu ngải xa cách mặt da độ 2cm (khỏi tầm hút nhiệt của huyệt) và bôi VASELINE hay DẦU CÙ LÀ vào ĐIỂM VỪA HÚT NÓNG.Rồi lại tiếp tục HƠ lại chỗ cũ 3 lần nữa.Như thế là đủ(HƠ nhiều hơn sẽ gây phỏng da).

    Lưu ý:Đối với những người da mỏng và không quen với sức nóng nên lại càng phải HƠ ít hơn kẻo phỏng da.Trường hợp mới tập hơ, không nên hơ trên mặt mà nên hơ ở bàn tay hoặc trong thân thể.

    Tác dụng:Thủ pháp này rất hiệu quả trong những bệnh do lạnh gây ra như:Cảm lạnh, thấp khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau nhức, tê…Tốt hơn DÁN CAO hay XỨC DẦU. Nhưng cần cẩn thận, không nên dùng bừa bãi và lạm dụng.

    Chỉ nên dùng cách này mỗi ngày 1 lần, dùng quá một lần, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi sát.Vìe cách này dễ gây phỏng và nếu lạm dụng sẽ làm cho bệnh nhân nóng nhiệt, khô người, có thể sinh ra nổi nhọt, nhức đầu, mất ngủ, táo bón.Nếu lỡ gặp được trường hợp này nên uống thức uống mát để giải trừ:nước dừa, rau má, bột sắn…



    9/ CHƯỜM LẠNH: Dùng cục nước đá cỡ ngón táy cái áp sát và rà trên da mặt.Nơi nào lạnh buốt (khác với lạnh mát thông thường)thì áp vào cho đến khi nơi đó tê dại hoặc người bệnh chịu không nổi hay triệu chứng bệnh giảm hắn thì ngưng, đổi huyệt bằng cách tìm nơi lạnh buốt khác.

    Lưu ý:Nơi vùng trán không nên áp đá lâu quá, dễ gây nhức đầu.

    Tác dụng: Làm co rút cơ, mạch máu, hạ nhiệt, chống viêm nhiễm sưng đau do nhiệt.Chữa trị tốt các bệnh do nhiệt gây ra như:Cảm nóng, trúng nắng, Kiết lỵ mới phát trong ngày đầu tiên(đột nhiên thấy đau bụng đi cầu, phân nhão, nóng hậu môn, nhức răng do nóng, say rượu.v.v..)lòi dom, trĩ.

    Trên đây là những kỹ thuật và nguyên tắc trong việc chẩn đoán và trị liệu theo phương pháp Diện Chẩn. Điều quan trọng là phải có niềm tin vào phương pháp và tấm lòng dành cho người bệnh, cũng như sự hiểu biết để biết dựa trên tư tưởng của Việt Y Đạo, vì cái giá trị của Diện Chẩn không phải chỉ là các kỹ thuật/y thuật.

    (CÒN TIẾP)


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 2.6)


    description: http://dienchan.com/imagenews/23.02.03.04.13image001.jpg

    Phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết



    II. KỸ THUẬT HỖ TRỢ TRỊ LIỆU

    Diện Chẩn - Điều khiển Liệu pháp được xem là một phưong pháp điều trị mở, nghĩa là nó có rất nhiều kỹ thuật, thủ pháp khác nhau để ứng dụng cho một hay nhiều bệnh chứng. Ngoài những phác đồ riêng cho từng bệnh, Diện Chẩn còn có những thủ pháp hỗ trợ có thể điều trị cho nhiều bệnh chứng khác nhau.

    1/ Tác động lên Hệ Bạch Huyết: Sáu vùng phản chiếu

    Hệ Bạch Huyết là một mạng lưới các ống dẫn lưu nước, protein & các hóa chất khác từ mô tế bào trả lại cho dòng máu. Hệ thống được cấu tạo từ vô số các ống, gọi là mạch bạch huyết, chứa đựng & dẫn lưu các dịch trong suốt (gọi là bạch huyết) tương tự như mạch máu.

    Hệ bạch huyết có mối liên hệ mật thiết với với máu & hệ tuần hoàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng hệ bạch huyết là một thành phần của hệ tuần hoàn vì bạch huyết lưu chuyển ra vào trong máu & vì cấu trúc của các ống bạch huyết tương tự như các mạch máu trong hệ tuần hoàn.

    Tầm quan trọng của lá lách & hệ bạch huyết cho sự sống:

    Toàn bộ Hệ bạch huyết chảy trong cơ thể đều hướng đến các mạch máu và hoàn trả dịch cho máu. Nếu quá trình này không xảy ra, cơ thể của chúng ta sẽ bị "phình to ra". Ví dụ, khi một vị trí nào đó bị sưng phù, có nghĩa là có quá nhiều dịch bị ứ trong các mô tế bào tại chổ, hệ bạch huyết thu tóm các dịch dư thừa này rồi trao trả vào dòng máu để máu xứ lý tiếp.

    Quá trình này rất cần thiết cho cơ thể vì nước, protein và các phân tử khác luôn rò rỉ qua các mao mạch ứ đọng xung quanh các mô trong cơ thể. Quá trình này giống như một hệ thống thoát nước, rút hết dịch ở mô và thải vào hệ dẫn nước trong cơ thể là hệ tuần hoàn.

    Hệ bạch huyết cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh chẳng hạn). Các tác nhân gây bệnh được lọc bỏ ở mô tế bào bở các hạch bạch huyết (hạch bạch huyết là những khối mô nằm dọc theo hệ thống mạch bạch huyết). Trong mỗi hạch bạch huyết, có rất nhiều các tế bào lymphô (lymphocytes, một dạng của tế bào bạch cầu) sản xuất ra các kháng thể. Kháng thể là các loại protein đặc biệt có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm & lây lan của bệnh bằng cách bẫy & giết chết mầm bệnh.

    Lá lách cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Giống như các hạch lymphô, lá lách chứa rất nhiều tế bào lymphô & kháng thể. Cơ thể sẽ bị nhiễm trùng một khi hệ thống phòng vệ này bị suy yếu hoặc không chống trả lại nổi độc tố của vi khuẩn & cần phải có sự trợ giúp của thuốc men bên ngoài. Mặc khác, khi máu chảy qua lách, máu mang theo xác các tế bào chết và được thu dọn sạch sẽ ở lách bởi các tế bào gọi là macrophages (các đại thực bào).

    Theo thuyết Phản chiếu của Diện Chẩn, hệ Bạch huyết phản chiếu trên gương mặt trong 6 khu vực. Vì thế, nếu ta tác động trên 6 vùng này nghĩa là đã tác động đến toàn bộ hệ Bạch Huyết của cơ thể và điều đó giúp cho hệ Bạch Huyết phát huy được năng lực đề kháng với các loại bệnh tật và sự suy yếu của cơ thể.



    MÔ TẢ:

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(102).jpg



    Vùng 1: Gạch bằng đầu que dò vùng từ đầu mày xuống 2 bên sơn căn (Vùng sống mũi giữa 2 viền mũi)

    Vùng 2: Gạch bằng que dò dọc sống mũi (từ sơn căn đến đầu mũi)

    Vùng 3: Gạch 2 viền mũi

    Vùng 4: Gạch 2 pháp lệnh (nếp nhăn mũi, má) xuống quá khóe miệng.

    Vùng 5: Gạch viền cong quanh ụ cằm.

    Vùng 6: Gạch quanh tai (trước và sau) từ huyệt 16 đến h. 14 rồi vòng qua phía sau tai đi qua huyệt 15, 54,55 rồi vòng ra huyệt 16 trở lại.

    Lưu ý:

    Mỗi vùng chỉ cần gạch từ 30 – 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải và lực ấn vừa phải.

    Phác đồ này là phác đồ hỗ trợ tức là giúp cho các phác đồ điều trị bệnh được hiệu quả cao.

    TÍNH NĂNG:


    1. An thần (làm dễ ngủ)

    2. Bồi bổ não, tuỷ

    3. Bồi bổ khí lực (làm cho khỏe mạnh)

    4. Biếng ăn (làm cho ăn cảm thấy ngon)

    5. Chữa cảm cúm, sổ mũi

    6. Cai Nghiện thuốc lá

    7. Chống lo hãi,

    8. Chống co giật

    9. Chống dị ứng

    10. Chống lão hoá, tăng c ư ờng sức đề kháng cho cơ thể

    11. Điều hòa tim mạch, huyết áp.

    12. Điều hòa gân, cơ, khớp

    13. Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ

    14. Điều hòa tiết dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước miếng…)

    15. Giảm béo

    16. Hưng phấn tình dục

    17. Kháng viêm, tiêu độc, chống nhiễm trùng.

    18. Làm săn da, chắc thịt, làm thon người

    19. Làm khỏe thai nhi trong bụng mẹ.

    20. Làm ấm người

    21. Làm tan máu bầm

    22. Ổn định đường huyết

    23. Thanh lọc cơ thể, giải độc gan, ruột

    HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DƯỚI ĐÂY:

    1/ Những bệnh Tâm thần – thần kinh:

     

    1. Buổn ngủ do mệt mỏi

    2. Chóng mặt không rõ nguyên do

    3. Đau nửa đầu

    4. Kém sức khoẻ, kém năng động

    5. Liệt mặt

    6. Mất ngủ

    7. Ngủ say (làm tỉnh ngủ, làm tỉnh táo)

    8. Phong xù (kinh phong)

    9. Rối loạn tiền đình (hay chóng mặt, xây xẩm)

    10. Say xe, say tàu (chống nôn ói khi đi tàu xe)

    2/ Nhóm bệnh Tim mạch, gan, thận:

    1. Huyết áp cao

    2. Mệt tim

    3. Viêm gan

    4. Bí tiểu, tiểu ít

    5. Nổi mề đay



    3/ Nhóm bệnh Tiêu hóa, Hô hấp:

    1. Biếng ăn

    2. Suyễn

    3. Ho khan (do ngứa cổ)

    4. Viêm xoang

    5. Viêm họng hạt

    6. Vướng đàm, nghẹt đàm

    4/ Nhóm bệnh xương khớp, cơ bắp vận động:

    1. Bệnh Goutte (Thống phong)

    2. Cơ bắp nhão, xệ

    3. Dịch hoàn nhão, xệ

    4. Đau lưng, đau cột sống

    5. Đau khớp ngón tay

    6. Nhũ hoa nhão, xệ

    7. Nứt chân (ở bàn tay, gót chân)

    8. Sưng bầm

    9. Tăng tiết dịch các khớp



    5/ Những bệnh Bí tiết, sinh lý, nhiễm trùng:

    1. Bệnh luput đỏ

    2. Bí tiểu – tiểu ít

    3. Đau bụng kinh

    4. Đau bụng đi cầu, tiêu chảy (kiết lỵ)

    5. Hôi nách

    6. Kinh nguyệt không đều

    7. Nhiễm trùng có mủ

    8. Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý)

    9. Táo bón

    10. Tiểu nhiều

    11. Trĩ, lòi dom

    12. Thai yếu

    13. Tia máu đỏ trong mắt

    14. Viêm đường tiết niệu

    15. Viêm đại tràng mãn tính, phân lỏng, nát.



    Lưu ý:

     Để phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối

     Để chữa bệnh: Mỗi ngày là từ 1 -3 lần (Sáng, trưa, tối)

     Kỹ thuật này có hiệu quả Điều hòa nhiệt độ cơ thể (nóng làm mát, lạnh làm ấm- trong các bệnh cảm nóng, lạnh) và điều hòa huyết áp: Tăng và giảm huyết áp. Đặc biệt, nó không làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp thấp.

     Người còn trẻ tuổi không nên làm mỗi ngày (trừ trường hợp có bệnh cần điều trị) vì cách này cho hiệu quả cao và rất mạnh, nên người còn trẻ, khỏe mạnh không nên lạm dụng sẽ nóng trong người khiến nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng…

     Trong trường hợp bị nóng, cần giải nhiệt bằng cách ấn phác đồ làm mát cơ thể vào các huyệt: 26, 3, 143, 39, 38, 85, 51, 14, 15, 16 sẽ hết tình trạng nóng (làm ngày 2 -3 lần) và uống các thức uống mát như bột sắn dây, bột đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.

     Sử dụng kỹ thuật dán cao trong phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết thì không có hiệu quả.

    (Còn tiếp)


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.7)


    description: http://dienchan.com/imagenews/15.02.03.05.13image003.gif


    2/ Thủ pháp xoa mặt – xoa chân

    A/ BUỔI SÁNG sau khi thức giấc

    1. Xoa bàn tay cho nóng áp vào mắt (xoa tay áp mắt) 3 lần.

    2. Xoa vòng quanh mắt từ đầu mày ra phía đuôi mày bằng hai ngón giữa. Sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ vào huyệt trước khóe mắt và sau đuôi mắt rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa xương hốc mắt (dưới con ngươi) mỗi nơi 30 lần.

    3. Để hai bàn tay xoa khắp 2 bên mặt, chừa mũi ra (10 lần)

    4. Chà bờ môi trên và cằm. Mỗi bàn tay 5 lần

    5. Chà lên xuống dọc sống mũi cho tới mí tóc trên trán bằng 3 ngón tay (trỏ, giữa, áp út – ngón giữa nằm trên sống mũi)

    6. Đặt nguyên bàn tay trên trán chà qua chà lại 10 lần.

    7. Để ngón tay trỏ và giữa trước và sau mang tai hình chữ V, chà xát lên xuống 5 lần.

    Đối với người tạng nhiệt (hay cảm thấy nóng nảy trong người) không nên chà nhiều vì sẽ gây nóng nhiệt cho cơ thể

    8. Vuốt cổ: Ngửa cổ lên, mở rộng bàn tay ôm trọn vòng cổ vuốt xuống 10 lần)

    9. Chà gáy: Lấy bàn tay chà xát gáy, mỗi bên 5 lần

    10. Cào đầu: Dùng 10 đầu ngón tay cào đầu từ mí tóc trán ngược ra sau gáy 50 cái.

    11. Xoa nóng 2 vành tai rồi ép tai gõ chẩm (tác dụng ấm tai, ấm thận, ấm bao tử)

    12. Gõ răng 3 lần (2 hàm răng đập vào nhau)

    Đảo lưỡi nuốt nước miếng 3 lần (làm mát cơ thể, bổ chân âm)

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image004(3).gif

    Nếu không thích xoa mặt, các bạn có thể dùng khăn lông loại nhỏ, chà khắp mặt độ 3 phút, sau khi đã nhúng nước ấm. Tuy đơn giản nhưng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nó cũng trị được một số bệnh như bệnh Viêm Chu vai (giở tay không lên).



    B/ BUỔI TỐI trước khi đi ngủ:

    Xoa chân cho ấm (cọ 2 lòng bàn chân vào nhau), Cào đầu bằng cây cào 5 răng, hoặc 10 đầu ngón tay từ mí tóc trán ra sau gáy 50 lần.



    3/ Kỹ thuật bảo vệ sức khỏe bằng khăn nóng

    Mỗi buổi sáng ai cũng đều lau rửa mặt. Nhưng nếu biết dùng khăn lau mặt bằng nước ấm để chà xát trên mặt mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, hay vào buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta có thể đạt được những kết quả hết sức hữu ích cho sức khỏe, chỉ với một phương pháp đơn giản:



    1/ Làm khỏe tim: Đi lên xuống cầu thang không bị mệt, hết bị mệt tim, hồi hộp, giật mình khi nghe tiếng động mạnh.

    2/ Làm ấm các khớp chân tay, tan vôi chống thoái hóa khớp, hỗ trợ trị viêm chu vai (Tay đau không thể giơ cao khỏi đầu)

    3/ Làm mạnh sinh lý, giúp quý ông cường dương, chống xuất tinh sớm.

    4/ Làm ăn ngon, ngủ tốt (Nếu người nóng, có thể tạng Dương nếu chà mặt buổi tối sẽ bị mất ngủ)

    5/ Phòng và trị tình trạng liệt dây thần kinh số 5 và số 7.

    6/ Phòng và trị tình trạng Cholesterol trong máu cao.

    7/ Phòng và trị bệnh gan nhiễm mỡ

    8/ Phòng và trị bệnh đau dạ dày, lá lách

    9/ Phòng và trị táo bón, các bệnh đường ruột.

    10/ Làm mạnh gân, xương

    11/ Làm da mặt hồng hào, mịn màng, trẻ hóa cơ thể.

    12/ Làm săn chắc da thịt toàn thân.

    Đây là một kỹ thuật Dưỡng Sinh đơn giản, tốn ít thời gian mà lại đem đến cho người chịu khó áp dụng thường xuyên những kết quả hết sức tốt đẹp cho sức khỏe.



    4/ Kỹ thuật phòng và trị bệnh bằng búa Trường thọ

    Hướng dẫn phòng bệnh và tăng cường nội lực qua kỹ thuật Gõ khắp mặt bằng dụng cụ CÂY BÚA TRƯỜNG THỌ. 



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image005(53).jpg



    Thực hành

    Vào mỗi ngày (sáng hay chiều), ta có thể dùng Búa Trường Thọ để gõ đều đặn toàn thể khuôn mặt trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần (Chỉ nên gõ một lần trong ngày vì có tính Dương – nóng). Gõ một cách đều đặn và nhẹ nhàng. Chủ yếu là gõ trên vùng trán, hai gò má và vùng cằm.



    Nguyên lý

    Do bộ mặt phản chiếu các bộ phận nội tạng và ngoại vi, việc gõ nhẹ sẽ kích thích hoạt động của các bộ phận, giúp lưu thông khí huyết. Tác dụng tăng lực tổng quát này của phương pháp gõ với búa Trường Thọ (Không dùng cây búa hai đầu gôm – gai có tác dụng chữa bệnh) có giá trị như thuốc bổ, gây nóng da mặt và kích thích sự vận hành máu huyết đến các cơ quan, cho cảm giác khoẻ khoắn. Gõ mặt còn có tác dụng an thần (relaxation), giảm căng thẳng (stress).

    Nên nhớ gõ nhẹ nhàng chuyển động theo vòng tròn từ trán xuống má rồi xuống cằm, sau đó lên má trái và lên trán. Nghỉ rồi lập lại.

    Hiệu quả

    Với dụng cụ gọn nhẹ, thích hợp là cây búa Trường Thọ, phương pháp gõ mặt được xem là một biện pháp đơn giản, dễ dàng để nâng cao sức khỏe. Mặt phản chiếu toàn bộ cơ thê với các bộ phận ngoại vi cũng như cơ quan nội tạng trong con người, nên khi làm động tác gõ, kích thích mặt chính là tăng cường nội lực cho các cơ quan, bộ phận hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Việc gõ mặt giúp cơ thể:



    • Tăng sinh lực, tăng cảm giác khoẻ khoắn, tự tin và yêu đời.

    • Gia tăng sự chuyển động các vi mạch máu dưới da – đem lại sinh khí cho làn da cũng như có các tác động đến các bộ phận trên cơ thể

    • An thần, giảm stress, tạo sinh lực kéo dài tuổi thọ.v.v…

    Tóm lại, chỉ gồm động tác đơn giản, nhẹ nhàng, kỹ thuật gõ mặt bằng cây búa Trường Thọ có thể đem lại những lợi ích nhanh chóng nhưng không kém bền bỉ cho chúng ta, cả về phần trí tuệ, tinh thần lẫn phần thể chất.

    5/ Kỹ thuật gạch mặt bằng que dò

    Sau khi tìm được huyệt hay điểm đau cần tác động (sinh huyệt) bằng que dò, ta dùng cây dò 2 đầu lớn nhỏ để gạch (dùng đầu lớn từng đoạn ngắn, sát da nhiều lần.

    Trong kỹ thuật gạch có 2 cách: Gạch ngắn (mỗi lằn gạch chỉ dài khoảng 1 – 2cm) trên vùng đau (Sinh huyệt) hay vùng Đồng ứng với bộ phận cần tác động nơi bàn tay.

    Gạch dài (còn gọi là miết) dọc hay ngang (hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) Ta cũng gạch nhiều lần nơi nhạy cảm, tại chỗ đau đang có bệnh hay nơi phản chiếu.

    Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau (gạch ngắn thì đau ít hơn) nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau rất nhanh và sẽ cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái. Đây là thủ pháp gây kích thích mạnh và đau hơn day ấn, cho nên thường dùng trong trường hợp cấp cứu như ngất xỉu, thổ tả, động kinh co giật, nhức đầu, cơn rét run do trúng lạnh … nhưng cũng có thể dùng trong các bệnh mãn tính như u xơ tử cung, béo bụng, gai cột sống cổ, liệt mặt, gai gót chân, đau bao tử ….

    Thủ pháp này có thề áp dụng ở khắp bề mặt da trên cơ thể - Có thể nói là “Đau đâu gạch đó”. Nên biết Ấn và Gạch là 2 thủ pháp cơ bản của Diện Chẩn, tương tự như dấu chấm (.) và gạch (-) trong kỹ thuật điện báo (tín hiệu Morse) hoặc số 1 và số 0 trong hệ thống vi tính, hay vạch Đứt và Liền trong kinh Dịch..



    Dụng cụ 

    Cây Dò day.

    Tìm và day huyệt trên vùng mặt và khắp cơ thể. sử dụng hiệu quả trong các trường hợp cấp cứu khi bị ói mửa, tiêu chảy, mệt tim, tăng huyết áp



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image006(46).jpg



    Cây lăn 2 đầu

    (Lăn cầu gai và lăn Đinh)

    Dùng để lăn vùng mặt, bàn tay, ngón tay, ngón chân. Đầu Đinh: có tính Âm - Đầu Gai: Có tính Dương

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image007(38).jpg



    6/ Kỹ Thuật cào đầu – cào mặt

    Để giúp máu huyết lưu thông trên da đầu, hỗ trợ điều trị các bệnh nhức đầu, cảm cúm… ta có thể áp dụng kỹ thuật Cào đầu với các dụng cụ:

    - Con bọ lớn – nhỏ

    - Cây Cào lớn

    - Hay cũng có thể dùng hai bàn tay xòe ra như hai cây lược lớn,

    Khi cào ta ấn ngón cái vào 2 màng tang để làm trụ, và dùng 4 ngón tay để cào theo chiều từ trước ra sau khắp trên đầu. Nếu dùng con bọ hay cây cào thì ta cào từ trên đỉnh đầu xuống đến mí tóc phía trước.

    Nếu dùng dụng cụ, nên có người giúp để có thể cào cả phía trước và sau đầu, hiệu quả sẽ tốt hơn là tự cào cho mình.

    HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG CÂY CÀO

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image008(23).jpg

    Hướng dẫn phòng bệnh và tăng cường nội lực qua kỹ thuật cào khắp mặt bằng dụng cụ cào mini



    Thực hành

    Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cào nhẹ nhàng đến toàn thể khuôn mặt trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần. Cào một cách thận trọng và thuận theo tự nhiên (cào vừa sức, nhẹ nhàng, cào chiều nào cũng được). Tuy nhiên, không nên vừa đẩy tới vừa kéo lui răng cào trên da mặt, mà chỉ cào theo một chiều lui cây cào mà thôi.

    Nguyên lý

    Do bộ mặt phản chiếu toàn bộ vỏ não, cào mặt thì kích thích hoạt động của não, giúp não phấn chấn. Tác dụng tăng lực tổng quát này của phương pháp cào có giá trị như thuốc bổ, gây nóng da mặt và nóng người, cho cảm giác khoẻ khoắn. Cào mặt còn có tác dụng an thần (relaxation), giảm căng thẳng (stress). Cào mặt còn đưa máu tụ về mặt nhiều hơn nên có thể trị cơn nhức răng.

    Nên nhớ cào tới chỗ nào đau, thốn nhiều thì cào nhiều vào chỗ đó, vì các điểm đau báo hiệu có bệnh trong cơ thể. 

    Tác dụng

    Một số tác dụng khác của cào mặt:.

    - Trị huyết áp cao: Cào nhẹ 100 cái bên trên 2 lông mày (gờ mày) và dọc xuống sống mũi.

    - Trị đau lưng: cào nhiều ở vùng 2 bên mí tóc trán.

    - Trị viêm họng: cào nhiều ở vùng trước 2 dái tai.

    - Trị Cholesterol trong máu: Dùng Cào mini cào vùng tam giác gan (H.233, 41, 50)



    Hiệu quả

    Với dụng cụ gọn nhẹ, thích hợp là cây cào mini, phương pháp cào mặt đã chọn khuôn mặt như một căn cứ trung tâm, hàng đầu để nâng cao sức khỏe. Mặt phản chiếu toàn bộ vỏ não, tức “bộ chỉ huy” điều khiển gần hết các động thái trực giao cảm/đối giao cảm của các bộ phận ngoại vi cũng như cơ quan nội tạng trong con người, nên khi làm động tác cào, kích thích mặt/ vỏ não chính là tăng cường nội lực cho các cơ quan, bộ phận hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Cứ tưởng tượng là vào buổi sáng (thời điểm thích hợp nhứt cho cào mặt), ta thức dậy – não thức tỉnh sớm nhứt - và các hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết.v.v…cùng thức giấc với bộ não, rồi nếu các hệ ấy còn ngái ngủ, chậm chạp thì đã có cây cào mini lay động, “tập thể dục” cho chúng tỉnh ngủ hẳn mà hoạt động cho tốt. Từ hình ảnh sinh động ấy, có thể kể ra một số lợi ích dễ thấy nhứt của kỹ thuật cào mặt:



    • Tăng sinh lực, tăng cảm giác khoẻ khoắn, tự tin và yêu đời.

    • Hoá giải lại sự lão hóa da. Đặc biệt là da mặt mịn hơn, căng hơn. Các khiếm khuyết trên da mặt, như mụn cám, tàn nhang, vết nám thì dần dần biến mất, mờ hoặc tróc đi. Những hiệu quả này rất có ích cho phái đẹp.

    • Trị bệnh cho mắt, như hết các chứng mắt mờ, thoái hóa điểm vàng, chảy nước mắt sống.

    • An thần, giảm stress, trị mất ngủ.v.v…

    Mặt khác, do những sự khác biệt về thể lý, cơ địa giữa những người cùng sử dụng kỹ thuật cào mặt, như về giới tính (nam/nữ), tuổi tác (già/trẻ), thể tạng (tạng Âm/tạng Dương).v.v…, mà có những biểu hiện đáp ứng khác nhau (như cảm giác mát hay nóng khi cào mặt) đối với kỹ thuật cào mặt.

    Tóm lại, chỉ gồm những động tác đơn giản, nhẹ nhàng, kỹ thuật cào mặt bằng cây cào mini có thể đem lại những lợi ích nhanh chóng nhưng không kém bền bỉ cho chúng ta, cả về phần trí tuệ, tinh thần lẫn phần thể chất, ngoại hình.

     (CÒN TIẾP)


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.8)


    description: http://dienchan.com/imagenews/49.02.17.05.13dsc08299.jpg

    Các Dụng cụ có cách dùng và công dụng tương tự:



    Cây cào dò mini

    Công dụng: Đầu cào nhỏ dùng để cào trên mặt. Đầu dò dùng để dò Sinh huyệt và vạch, ấn huyệt.



    Cây cào lớn

    Công dụng: Dùng để cào trên vùng lưng, bụng, tay chân





    Cây cào 2 đầu lớn – nhỏ

    Công dụng: Đầu cào nhỏ cào mặt.Đầu cào lớn cào trên các vùng khác của cơ thể



    Cây cào lăn đinh

    Công dụng: Đầu cào nhỏ dùng cào mặt. Đầu lăn đinh: lăn trên mặt và trên bàn tay, ngón tay



    6/ Thủ pháp chà xát:

    Chà xát là một kỹ thuật của Diện Chẩn, chủ yếu là dùng các dụng cụ như: Bàn chải tiên, bàn ủi đinh nhựa, Cây mỹ nữ, Con bọ (lớn/nhỏ) …để chà xát vùng vai. Lưng, cổ gáy, cánh tay, bàn tay, đùi, bắp chân, bụng …

    Đây là các kỹ thuật chủ yếu là phòng bệnh, làm lưu thông khí huyết, tạo sự sản khoái cho cả người bình thường lẫn người bệnh, gia tăng sự lưu thông khí huyết, làm tan mỡ bụng, giảm béo, làm săn chắc da. Hoạt động chà xát có thể diễn ra thường xuyên, mỗi ngày hay cách ngày nhưng cũng giống như các thủ pháp khác, không nên quá lạm dụng (thực hành quá 3 lần/ngày) sẽ không có hiệu quả, đôi khi còn có tác dụng ngược.

    CÁC DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ CHÀ XÁT 

    Bàn chải tiên

    Công dụng:

    Chà xát trên mặt, bàn tay, kích thích máu huyết lưu thông mạnh, làm nóng mặt và cơ thể rất mạnh.

    Cây Mỹ nữ

    Công dụng:

    Chà xát trên lưng, bụng, đùi cánh tay với 2 đầu Âm (Inox) Dương (Đinh Nhựa) Dùng làm đẹp, tan mỡ, điều hòa khí huyết

    Con Bọ (lớn/nhỏ)

    Chà trên vùng lưng, đầu, mặt, trán, vai, tay, đầu gối, bụng, đùi … Kích thích khí huyết mạnh, làm tan mỡ bụng. 

    Bàn Ủi đinh nhựa

    Chà trên vùng lưng, cổ gáy làm giảm tê mỏi, tụ máu. Có tính Dương.

    Đặc điểm của các dụng cụ Diện Chẩn

    Diện chẩn ĐKLP là Một phương pháp đa dạng với nhiều hình thức chẩn đoán và trị liệu với nhiều loại dụng cụ chẩn trị chuyên biệt nhất (100 món) nếu so với các phương pháp tương tự trong lĩnh vục Phản xạ học, bấm huyệt, xoa bóp và châm cứu trên thế giới.

    Với bộ dụng cụ này, người bình thường hay bệnh nhân đều có thể trở thành người chữa trị cho chính mình và cho người khác, sau một thời gian học rất ngắn, theo đúng chủ trương của tác giả là « Biến bệnh nhân thành thầy thuốc” Bộ dụng cụ này là một công cụ đắc lực giúp cho việc điều trị một cách hiệu quả, an tòan, ít hoặc không tốn kém với hầu hết các bệnh thông thường và một số bệnh khó, hiểm nghèo.

    Các dụng cụ này do chính thầy Bùi Quốc Châu và Lương Y Bùi Minh Tâm sáng chế và thiết kế bằng những chất liệu cao cấp như Inox, đồng, sừng, gỗ quý và nhựa cao cấp đạt tính mỹ thuật cũngnhư sự bền bỉ. Các dụng cụ chia làm các nhóm có hình dạng riêng với những cách tác động khác nhau: Các thanh Inox dùng để ấn và day, các bàn cào có hình như cây cào hay bàn chải dùng để cào, chải.Các cây có trục hình cầu hay hình trụ dùng để lăn, cây búa có 2 đầu bằng cao su và inox dùng để gõ. Các miếng nhựa và sừng dùng để cạo gió.v.v.

    Đặc biệt hơn nữa, đây là bộ dụng cụ duy nhất có sự phân biệt hai tính chất Âm và Dương trong chất liệu và qua cách sử dụng để nhằm đạt kết quả tối ưu khi điều trị, phù hợp với thể trạng nóng(Dương) hay lạnh (Âm) của người dùng. Các dụng cụ có kết cấu bằng sừng hay nhựa cao cấp (Quả cầu gai) hay các thanh Inox (Cây ấn huyệt, các cây lăn đinh inox) mang tính Dương (nóng) Phù hợp với người có thể tạng Âm (Hàn, mát) hay có hiệu quả tốt hơn khi tác động và việc làm ấm, nóng cơ thể, kích thích khí huyết …

    Ngược lại, các dụng cụ có kết cấu bằng Đồng (Cây lăn đồng) lại có tính Âm (Mát) phù hợp với người bệnh có thể tạng Dương (nóng) và có hiệu quả tốt với các bệnh Sốt, nóng, ho … Vì thế khi điều trị, người sử dụng cần lưu ý đến tính chất này để việc trị liệu đạt kết quả tốt hơn.

     Các dụng cụ này cũng an tòan không gây tổn thương (chảy máu/ trầy da…) dễ sử dụng, hình dáng thanh nhã, giá thành vừa phải đã góp phần tích cực vào việc tự phòng và trị bệnh

     (Còn tiếp)


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.9)


    III. PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ

    Gồm các phác đồ vừa hỗ trợ cho việc điều trị, vừa hỗ trợ cho các liệu pháp khác nhau.



    III. PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ

    Gồm các phác đồ vừa hỗ trợ cho việc điều trị, vừa hỗ trợ cho các liệu pháp khác nhau. Trong Diện Chẩn, việc trị liệu một chứng hay một bệnh không chỉ sử dụng một phác đồ hay một vài dụng cụ cố định, mà tuỳ theo tình trạng, năng lực, tuổi tác, mức độ và thời điểm, người chữa có thể vận dụng nhiều thủ pháp, nhiều kỹ thuật, có lúc dùng tay không, có khi dùng dụng cụ hay chỉ cần dùng ngay những vật gia dụng trong nhà, đều có thể đem lại kết quả tốt.



    1. Nhóm phác đồ Tăng lực

    1/ Phác đồ Thăng khí

    Thăng tức kéo lên, gia tăng Dương Khí.

    Bộ này gồm các huyệt:

    127, 50+, 19, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0

    Nguyên tắc:

    Ấn 03 lượt (Từ huyệt 127 – 0 là một lượt) Người sẽ ấm dần lên.



    Công dụng:

    Dùng trong trường hợp người bị tê, lạnh cóng, khí huyết giảm, hay bị trĩ lòi ra phải kéo lên.



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(103).jpg



    Ví dụ: Trong các bệnh như Trĩ, ho hen, suyễn do lạnh, viêm xoang mũi do lạnh. Trước khi chữa các bệnh trên theo phác đồ từng bệnh, ta nên bấm bộ Thăng trước. 

    2/Phác đồ Giáng khí

    Giáng tức hạ khí xuống, làm giảm nhiệt các loại bệnh nóng, sốt.

    Bộ này gồm các huyệt:

    124, 34, 26, 61, 3, 143, 222,14,156, 87.

    Nguyên tắc:

    Ấn 03 lượt (Từ huyệt 124 – 87 là một lượt) Người sẽ giảm nhiệt.



    Công dụng:

    Dùng trong trường hợp người bị nóng sốt


    3/ Phác đồ Điều hòa

    Có tác dụng điều hòa thân nhiệt. gồm các huyệt: 34, 290,156, 132, 3



    Nguyên tắc: Ấn lần lượt các huyệt (bên phải – trái)

    Công dụng:

    Dùng Điều hòa thân nhiệt trong các chứng đau nhức. Sốt rét (trong nóng – ngoài lạnh) hay các bệnh cảm sốt, trên nóng dưới lạnh.


    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image003(137).jpg

    Ta cũng có Phác đồ Thuỷ Hỏa Ký tế, gồm các huyệt: 34, 290, 51 (156) có tác dụng tương tự bộ Điều hòa

    4/ Phác đồ Bổ âm huyết

    Bộ này sử dụng thường xuyên, rất hiệu quả trong việc tăng khí lực cho người già, yếu, gầy gò suy nhược. Bộ này gồm các huyệt: 22, 127, 63, 7, 113, 17, 50, 19, 64, 39, 37, 1, 290 và 0.



    Nguyên tắc:

    Bấm các huyệt này trước khi chữa cho người già, gầy yếu...



    Công dụng:

    Bộ này dùng để tăng khí lực cho người suy nhược, già yếu. Trẻ em kém ăn, suy dinh dưỡng cũng bấm các huyệt này.



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image004(79).jpg

    5/ Phác đồ Tứ đại huyệt

    Đây là bốn Huyệt căn bản có tác dụng trong nhiều chứng bệnh khác nhau, hiện diện trong đa số các phác đồ điều trị. Vì vậy, người thực hành Diện Chẩn cần nắm vững vị trí chính xác của bốn huyệt này. Phác đồ này chủ trị các chứng bệnh Viêm nhiễm có mủ, đau nhức, mất ngủ, mệt mỏi. Gồm các Huyệt:26, 19, 127 và 0
    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image005(55).jpg

    CÒN TIẾP


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.10)


    2. Nhóm Phác Đồ Giải Độc

    6/ Phác đồ Trừ Đàm – Thấp Thủy

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(107).jpg

    Bộ này trừ phù thủng, ho đàm, thấp khớp, béo phì. Bộ này gồm các huyệt: 103, 1, 290, 19, 64, 39, 63, 53, 222, 236, 85, 127, 235, 22, 87.



    Nguyên tắc:

    Bấm các huyệt này trước khi điều trị cho từng loại bệnh.



    Công dụng: Ngoài việc chữa các bệnh phù thủng, ho đàm, thấp khớp, còn có thể chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp

    7/ Phác đồ Tiêu U Tiêu Bướu

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image002(358).jpg

    Bộ này hỗ trợ việc điều trị các u, bướu trên cơ thể, gồm các huyệt: 41, 143, 127,19,37, 38.



    Nguyên tắc:

    Tác động mỗi ngày và kéo dài từ 4-5 ngày, xong mới tác động ngay vào huyệt của bệnh.



    Ví dụ: Bị u ở tai (gần cằm) thì bấm bộ huyệt này sau khi hơ phần đồi chiếu (tai bên kia).Không nên làm nhanh.

    Công dụng:

    Trị bướu ở đầu, ngực, buồng trứng và các loại bướu máu, thịt, hơi, mỡ trên cơ thể



    8/Phác đồ Chống nghẽn ngẹt: 19, 14, 275, 61, 39, 26, 312, 184, 85, 87

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image003(141).jpg



    9/ Phác đồ tan máu bầm:

    156 +, 38+, 7+, 50, 3+, 0, 6+, 290+, 16+, 26 (+ là huyệt bên phải)

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image004(82).jpg



    10/ Phác đồ giải độc

    26, 38, 85, 87, 0,1,9, 14, 15, 41,50, 143, 235, 290

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image005(59).jpg



    11/ Phác đồ Tiêu viêm Tiêu độc

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image006(51).jpg



    Nhóm Huyệt Tiêu viêm tiêu độc (Chính diện): 3, 5, 17, 26, 38, 41, 143, 29, 50, 61, 85

    Nhóm huyệt Tiêu viêm tiêu độc (Bán Diện) 16, 57,60

    Khi bị gan, nóng trong người hay có những nhọt, mụn, phù nề. Dùng phác đồ này cùng với các biện pháp đặc hiệu cho từng trường hợp.



    3.Nhóm phác đồ thần kinh - nội tạng

    12/ Phác đồ Nội tiết tố

    Nội tiết tố là những chất do cơ thể sản sinh ra, từ các bộ phận như tuyến thượng thận như Adrenalin, Epinephrin và norepinephrine để đáp ứng những tín hiệu từ hệ thần kinh giao cảm. Epinephrine làm tăng nhịp đập và sức co bóp của tim, giãn phế quản làm co thắt mạch máu dưới da và ruột để tăng cường tưới máu cho cơ theo yêu cầu co bóp khi gắng sức. Ngoài ra còn có các nội tiết tố của nam giới là testosterone và nội tiết tố của phái nữ là Estrogen.



    Testosterone là nội tiết tố nam được sản sinh từ hai tinh hoàn dưới sự điều tiết của tuyến yên, có tác dụng kích thích sự phát triển bộ phận sinh dục nam cũng như các yếu tố sinh dục thứ phát. Tuy nhiên trong cơ thể người nữ cũng có một lượng nhỏ chất này, việc suy giảm hàm lượng nội tiết tố testostérone là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn ham muốn tình dục, hội chứng tiền mãn kinh và tình trạng loãng xương.

    Estrogen là một danh từ chung cho 3 chất là estron, estradiol và estriol và được ký hiệu là E1, E2, E3. Estrogen được các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, được gọi là nội tiết tố nữ. Khi mãn kinh, buồng trứng không tiết ra estrogen nữa, nhưng tuyến thượng thận lại tiết ra androstenedion. Các mô mỡ và một số tổ chức khác của cơ thể chuyển hóa thành estrogen để duy trì những chức năng ở người phụ nữ. Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển:

    Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, tăng số lượng cơ tử cung, giúp tử cung lớn và hoạt động tốt. Ở người phụ nữ bị cắt 2 buồng trứng thì tử cung bị teo, cơ tử cung nhỏ lại và không hoạt động. Estrogen làm nội mạc tử cung dày lên, tăng trưởng, phát triển các tuyến trong nội mạc. Estrogen làm phát triển các ống dẫn ở tuyến và đây chính là tác nhân làm tuyến vú người phụ nữ nở to và quầng vú sậm màu lúc dậy thì, gọi là hormon tăng trưởng của tuyến vú. Các chất nội tiết tố góp phần quan trọng vào việc duy trì hoạt động cho con người vì thế, việc rối loạn hệ thống nội tiết này sẽ gây ra rất nhiều biến chứng hay các chứng bệnh mãn tính rất khó điều trị

    Khi bị những bệnh do rối loạn nội tiết tố, ta có thể vận dụng phương pháp Diện Chẩn tác động trên Phác đồ Nội tiết tố. Phác đồ này chủ trị các bệnh rối loạn nội tiết tố như Tiểu đường, tiền mãn kinh, bướu cổ…Bao gồm các Huyệt: 26, 8, 20, 63, 7, 113, 17.



    http://dienchan.com/imagesflashupload/image007(42).jpg



    13/ Phác đồ Phản chiếu tạng phủ
    Phác đồ này dùng để trị các bênh do nhiều cơ quan nội tạng bị bệnh cùng một lúc hoặc một bệnh nhưng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của hệ thống tạng phủ. Gồm các huyệt: 8, 50, 37, 3, 17, 22, 127, 41, 39, 19, 38, 87, 124, 106, 300, 235, 60 (59), 423, 422, 113, 63.

    Hìnhhttp://dienchan.com/imagesflashupload/image008(27).jpg


    http://dienchan.com/imagesflashupload/image009(16).jpg


    14/ Phác đồ phản chiếu 12 đôi dây thần kinh sọ não

    Phác đồ này dùng để điều trị các bệnh có liên quan đến hệ thống dây thần kinh điều khiển phản xạ của các bộ phận vùng mặt


    http://dienchan.com/imagesflashupload/image010(15).jpg


    Huyệt 197 tương ứng dây thần kinh số I

    (Thần kinh Khứu giác)

    Huyệt 34 tương ứng dây thần kinh số II

    (Thần kinh Thị Giác)

    Huyệt 184 tương ứng dây thần kinh số III

    (TK Vận nhãn chung) 

    Huyệt 491 tương ứng dây thần kinh số IV

    (Thần kinh Cơ chéo to)

    Huyệt 61 tương ứng dây thần kinh số V

    (Thần kinh Sinh Ba)



    Huyệt 45 tương ứng dây thần kinh số VI

    (Thần kinh Vận nhãn ngoài)

    Huyệt 5 tương ứng dây thần kinh số VII

     (Thần kinh Mặt)

    Huyệt 74 tương ứng dây thần kinh số VIII

    (Thần kinh Thế thính)

    Huyệt 64 tương ứng dây thần kinh số IX

    (Thần kinh Thiệt hầu)

    Huyệt 113 tương ứng dây thần kinh số X

    (Thần kinh Phế vị)

    Huyệt 156 tương ứng dây thần kinh số XI

    (Thần kinh Gai)

    Huyệt 7 tương ứng dây thần kinh số XII

    (Thần kinh Hạ Thiệt)




    15/Phác đồ làm giảm huyết áp:

    http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(108).jpg



    Chính diện: 3, 8, 12, 26, 51, 54, 55, 61, 85, 87

    26, 39, 57, 100, 147, 173, 180, 188, 222.

     Trắc diện: 14,15 (sau vành tai) 16, 57, 277
    http://dienchan.com/imagesflashupload/image002(359).jpg

    Hình
    http://dienchan.com/imagesflashupload/image003(142).jpg



    16/ Phác đồ làm tăng huyết áp: 1, 19, 50, 63

    0, 6, 23, 37, 53, 103, 126, 300

    http://dienchan.com/imagesflashupload/image004(83).jpg















    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.11)


    http://dienchan.com/imagenews/52.03.01.07.13image008.jpg


    Huyệt và bộ huyệt Diện Chẩn

    1. Huyệt liên quan đến các bộ phận cơ thể


    ĐẦU

    Đỉnh đầu

    126, 103, 50, 51, 37, 87, 106, 365, 189

    Nửa bên đầu

    41, 54, 55, 100, 180, 61, 3, 184, 437, 51, 235

    Sau đầu gáy

    87, 106, 156, 26, 8, 65, 188, 290, 100, 54, 55, 201, 267, 127

    Trán

    60, 39, 51, 37, 106, 61, 103, 197

    Toàn đầu

    37, 50, 103, 87, 51, 19, 0, 26

    Tai

    65, 179, 290, 235, 197, 45, 41, 421, 145, 15, 138, 57, 0, 332

    Gờ mày

    156, 457

    Mắt

    102, 100, 130, 188, 196, 80, 330, 197, 175, 423, 103, 422, 421, 16, 6, 106, 12

    Mũi

    126, 377, 379, 103, 106, 107, 108, 26, 184, 1, 61, 39, 138,

    467, 7, 50, 19, 3, 240



    Môi, miệng

    37, 39, 61, 3, 53, 236, 127, 228, 29, 227, 226, 8

    Cổ

    26, 19, 8, 12, 106, 107, 20, 290

    Họng

    8, 312, 61, 14, 275, 96, 109, 19, 26

    Lưỡi

    8, 79, 312, 57, 60, 26, 109, 196, 61

     Răng

    8, 188, 196, 26, 34, 57, 60, 39, 38, 45, 127, 22, 300, 0, 180, 14, 100, 3, 16

    Mặt

    60, 57, 37, 58, 61, 39, 3







    VAI – TAY

    Bả vai

    477, 310, 360, 106, 107, 34, 97, 98, 13,421, 120, 139, 38, 12, 4, 0, 124

    Khớp vai

    88, 65, 559, 278, 564, 73, 354, 219

    Cánh tay trên

    97, 98, 99, 360, 267, 60, 51, 38, 0, 73

    Khuỷu tay

    98, 99, 360, 267, 60, 51, 0, 73, 28

     Cổ tay

    100, 130, 235, 41, 70, 131, 0

    Bàn tay

    460, 130, 60

    Các khớp ngón tay

    19, 460, 130, 60, 50

    Ngón tay cái

    61, 180, 3

    Ngón tay trỏ

    319,39, 177, 100

    Ngón tay giữa

    38, 44, 195, 50

    Ngón tay áp út

    29, 222, 185, 459

    Ngón tay út

    85, 191, 60, 0

    MÔNG – ĐÙI - CHÂN

    Mông

    5,210,219,377,277,91

    Háng

    64,74,145

    Đùi

    7,17,113,38,37,50,3,19

    Khoeo (nhượng)

    29,222,

    Đầu gối

    9,96,197,39,156,422,129

    Cẳng chân

    6,96,156,50,300,85

    Cổ chân

    107,310,347

    Bàn chân

    34,51,

    Gót chân

    127,107,310,461,286

    Ngón chân cái

    97,254,343

    Ngón chân trỏ

    255,34,344

    Ngón chân giữa

    256,345,477,65

    Ngón chân áp út

    257,346,240

    Ngón chân út

    292,293,26

    NGỰC – LƯNG – BỤNG

    Ngực

    189,73,467,491,269,3,60,13

    Vú

    60,63,12,73,39,59,179,283

    Cột sống lưng

    19,342,1,143,63,558,559,560,219,19

    Thắt lưng

    290,1,19,43,45,342,341,300,21,0,210,560,127

    Giữa hai bả vai

    310,491,360,565,561,421,420,332

    Quanh rốn (bụng)

    127,0,113,29,222,53,63

    Trên rốn

    19,63,53,61,58,39,37,50,7,17,113

    Dưới rốn

    127,22,87,235,156,347,236,227

    DA – NIÊM MẠC

    26, 3, 61, 19, 79, 13

    NÃO – THẦN KINH

    1, 124, 103, 300, 34, 126, 125, 65, 197, 175, 8

    CƠ QUAN SINH DỤC

    Dương vật

    19,63, 1,50,0,26,37,53,235,23,174

    Dịch hoàn

    7,113,287,73,156,35,65

    Âm hộ, âm đạo

    3,63,19

    Tử cung

    61,63,1,53,19,174,23

    Buồng trứng

    7,113,287,65,73,156,347,210

    Hậu môn

    19, 126, 365, 50, 127, 143







    NỘI TẠNG

    Tim (Tâm – Tâm bào)

    8,12,20,269,34,54,55,276,59,60,57,106, 107,191,103,87,127

    Ruột non (Tiểu trường)

    127,22,34,8,236, 226,227,228,29

    Gan (Can)

    50, 03, 197, 58, 189, 423+, 233, 356, 47, 303, 421+, 70

    Mật (Đởm)

    41,184,139,54,55,124+

    Lá lách (Tỳ)

    37,40,124-,132,481,423

    Tụy tạng (Tỳ)

    38,63, 7,113,17

    Bao tử (Vị)

    39,120,121,64,5,7,113,37,61,54,55,45,63,19,50,127,

    310,405,34,74,,421

    Phổi (Phế)

    26,3,13,61,28,132,491,125,128,269,276,279,275,109,310,360

    Ruột già (Đại trường)

    342,19,38,9,143,104,105,561,98,97,510

    Thận

    0, 300, 1, 45, 19, 43, 290, 17, 29, 22, 38, 560, 210, 342, 301, 302, 73

    219

    Bọng đái

    85,87,22,235,53,26,126,29,3,290,60,89,73

    2. Công dụng một số huyệt:

    1. Các huyệt lợi tiểu: 26, 3, 29, 85, 87, 40 - 222, 37, 290, 235



    2. Các huyệt Cầm tiểu: 0, 16, 37 - 87, 103, 1, 300, 126

    3. Các huyệt Tiêu Đàm, long đàm: 132, 37, 26, 275, 3, 467, 491, 28, 14, 64

    4. Các huyệt tăng tiết dịch: 26, 85, 14, 275, 87 – 3, 29, 19, 39,53, 61

    5. Các huyệt Giảm tiết dịch: 0, 16, 287, 61 – 103, 1, 15, 16, 7, 63, 17, 22, 50, 53, 29, 260, 21, 235, 3. 

    6. Các huyệt làm Tiêu mỡ: 233, 41, 50, 37, 38, 85, 113, 7, 39

    7. Các huyệt Tăng cường tính miễn nhiễm: 7, 135, 156, 50, 37, 300, 17, 0 - 127, 6, 3, 38.

    8. Các huyệt Tăng lực: 6, 0, 19, 103, 127 – 50, 1, 22, 300, 73, 43, 45, 62

    9. Các huyệt giảm chóng mặt: 63, 8, 19, 106, 65, 60, 50, 26, 15, 127, 0

    10. Các huyệt Tiêu hơi thông khí: 104, 3, 38, 19 - 26, 28, 235, 143, 184, 50, 189.

    11. Các huyệt Giảm đau: 41, 87, 85, 60, 34, 61, 16, 0 – 14, 50, 38, 156, 37, 39, 19

    12. Các huyệt Tiêu bướu, khối u: 104, 61, 38, 17, 39 – 184, 103, 73, 8, 12, 15, 127, 19, 1, 64, 14, 233.

    13. Các huyệt Tăng sức đề kháng: 0, 300, 1, 50, 37, 19, 7, 17 – 113, 127, 22, 45, 61, 156

    14. Các huyệt chống run rẩy: 45, 127 – 50, 300, 73, 6, 124, 0



    15. Các huyệt trị Tức Lói: 50, 41, 43, 300, 0, 17, 301, 302, 560

    16. Những huyệt Cầm máu: 16, 61, 0, 50, 287 – 37, 17, 7, 124, 34

    17. Những huyệt ổn định Thần Kinh: 124, 34 - 103, 106, 267, 300, 0, 26, 50, 1, 37

    18. Những huyệt chống co giật: 50, 19, 103 – 124, 26, 63



    19. Các huyệt giảm lờ đờ, mệt mỏi: 127, 19, 50, 6, 1, 300, 0 – 37, 22, 63, 113, 73, 62

    (CÒN TIẾP)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.12)


    3. Bảng Tìm huyệt – Cách tìm huyệt mốc

    HUYỆT CHÍNH DIỆN

    Huyệt số

    Tuyến ngang

    Tuyến Dọc

    MÔ TẢ

    1

    VII

    O

    Chính giữa sống mũi

    3

    VII-VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi Ngay trên gò má

    5

    VIII

    D

    Trên 2 cánh mũi

    6

    X-XI

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi - Hai bên cằm

    7

    IX

    B

    Hai bên nhân trung

    8

    V

    O

    Trên sống mũi – ngang 2 mắt

    12

    V

    B

    Trên sống mũi – ngang Huyệt 8

    13

    VI-VII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi - Ngay giữa gò má

    17

    IX

    E

    Hai bên mép

    18

    V

    C




    19

    VIII-IX

    O

    Điểm cao nhất của rãnh nhân trung

    20

    V

    A

    Chính giữa sống mũi – hai bên huyệt số 8

    21

    VI-VII

    B

    Hai bên sống mũi

    22

    XI-XII

    O

    Ngay chính giữa ụ cằm

    23

    VII-VIII

    O

    Chính giữa chóp mũi

    26

    IV

    O

    Chính giữa hai lông mày

    29

    X

    E-G

    Hai bên mép môi

    31

    VI-VII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi

    Dưới hai mắt



    32

    VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi bên phải (chỉ có 1 huyệt)

    34

    III-IV

    C-D

    Trên đầu 2 lông mày

    35

    VIII-IX

    B

    Hai bên nhân trung sát lỗ mũi

    36

    VIII-IX

    E-G

    Hai bên mép

    37

    VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi bên trái (Chỉ có 1 huyệt)

    38

    IX

    G

    Cuối 2 đường rãnh mép

    39

    VIII-IX

    E-G

    Hai bên mép ngang cánh mũi

    40

    VIII

    H

    Ngang huyệt 37 bên trái

    41

    VIII-IX

    H

    Giữa má phía dưới bên phải

    43

    VII-VIII

    O

    Trên sống mũi, dưới huyệt số 1

    45

    VII-VIII

    B

    Hai bên sống mũi ngang huyệt 43

    47

    VIII

    E

    Giữa đường rãnh mép phải

    48

    VIII

    D-E

    Trên mép phải gần cánh mũi

    49

    VIII-IX

    E-G

    Dưới đường rãnh mép phải

    50

    VIII-IX

    G

    Bên má phải sát huyệt 49

    51

    XII

    D

    Bên phải ụ cằm

    52

    VII-VIII

    D-E

    Sát đỉnh mép phải – trái là huyệt 58

    53

    IX-X

    O

    Phía dưới nhân trung, sát môi trên

    58

    VII-VIII

    D-E

    Sát đỉnh mép trái –phải là huyệt 52

    59

    VI

    L

    Hai bên má, sát tai

    61

    VII-VIII

    D

    Trên Đỉnh hai mép.

    63

    IX

    O

    Chính giữa nhân trung

    64

    VIII-IX

    D

    Điểm thấp nhất của cánh mũi

    65

    IV

    C

    Góc trên lông mày

    68

    VI

    M-N




    69

    VI

    M




    70

    VIII-IX

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi Ngang cánh mũi trái

    71

    VII-VIII

    D-E




    72

    VIII-IX

    L




    73

    VI

    G

    Trên đường dọc qua giữa con người Ngay dưới mắt

    74

    VIII

    D-E

    Điểm giữa cánh mũi và mép

    75

    VIII-IX

    D-E

    Phía dưới huyệt 74 trên 2 cánh mũi

    80

    XII

    A-B




    85

    X-XI

    E

    Trên cằm, dưới hai khóe môi

    87

    XII

    O

    Điểm lồi nhất ụ cằm

    89

    XI

    E




    91

    VIII

    C




    97

    III-IV

    D-E

    Sát trên lông mày

    98

    III-IV

    H-K

    Sát trên điểm cao nhất của lông mày

    99

    III-IV

    G-H

    Sát trên điểm giữa lông mày

    100

    IV-V

    L-M

    Điểm cuối lông mày

    101

    XII

    B

    Trên ụ cằm

    102

    III-IV

    L-M

    Trên đỉnh lông mày

    103

    II

    O

    Chính giữa trán

    104

    XI

    G

    Hai bên cằm

    105

    XI

    H

    Hai bên cằm – sát huyệt 104

    106

    III

    O

    Giữa phần thấp của trán -

    107

    III

    B




    108

    III-IV

    O

    Trên điểm giữa hai lông mày

    109

    IV-V

    O

    Dưới điểm giữa hai lông mày

    113

    IX

    D

    Hai bên nhân trung

    120

    VIII

    E

    Sát cánh mũi bên trái (1 huyệt)

    121

    VIII-IX

    D-E

    Sát phần dưới cánh mũi trái

    123

    II

    K

    Phần giữa 2 bên trán

    124

    II

    H

    Hai bên trán

    125

    II-III

    G




    126

    0

    O

    Trên đỉnh giữa trán sát mép tóc

    127

    XI-XII

    O

    Giữa phần trên ụ cằm gần môi dưới

    128

    II-III

    G

    Trên trán – ngay đường trục qua mắt

    129

    III-IV

    L

    Phía trên phần cuối lông mày

    131

    V

    L




    132

    VIII

    K




    133

    VIII-IX

    K




    143

    VIII-IX

    O

    Chính giữa 2 lỗ mũi nhìn từ bên dưới

    145

    VII-VIII

    D-E




    156

    XI-XII

    D

    Hai bên ụ cằm

    157

    XI-XII

    D




    159

    XI-XII

    E




    163

    IX-X

    O




    171

    VII-VIII

    D-E

    Trên đường rãnh mép phải

    173

    VIII

    O

    Chính giữa đỉnh mũi

    174

    VII-VIII

    B

    Hai bên cánh mũi sát sống mũi

    175

    II

    B

    Giữa trán – hai bên huyệt 103

    177

    III-IV

    M-N

    Sát mí tóc hai bên thái dương - phía trên lông mày.

    178

    VIII

    B

    Hai bên đỉnh mũi trên cánh mũi

    179

    IV-V

    C-D




    183

    IV

    M-N




    184

    VI-VII

    B

    Điểm giữa mũi hai bên sống mũi

    185

    II-III

    M-N

    Sát mí tóc thái dương

    188

    IV-V

    B-C

    Điểm giữa hai lông mày và sống mũi

    189

    VI

    O

    Dưới 2 mắt ngay trên sống mũi

    196

    IV-V

    A-B

    Ngang mí mắt trên phần lõm sống mũi

    197

    II

    C




    209

    V-VI

    D




    210

    O-I

    D

    Dưới mi tóc

    215

    III

    L-M




    216

    III-IV

    H




    217

    IV-V

    L

    Dưới thái dương ngang đuôi lông mày

    218

    III-IV

    K




    219

    O

    D




    222

    X

    G




    226

    X-XI

    D-E




    227

    X-XI

    B




    228

    IX-X

    D-E




    229

    X

    H




    233

    VIII

    G-H

    Trên gò má phải – hợp với huyệt 41 và 50 thành tam giác Gan.

    235

    XI-XII

    O

    Phía trên ụ cằm

    236

    X-XI

    O




    240

    IV

    B




    247

    VIII-IX

    O

     Giữa nhân trung – dưới huyệt 19

    253

    VIII-IX

    O-A

    Sát hai lỗ mũi nhìn từ dưới lên

    254

    XII

    A-B

    Phía dưới ụ cằm

    255

    XII

    B-C




    256

    XII

    D-E

    Hai bên cằm

    257

    XII

    E-G

    Ngang ụ cằm ở hai bên cạnh cằm

    267

    III-IV

    G

    Chính giữa hai lông mày

    268

    III-IV

    E

    Phần bên trong trên hai lông mày

    269

    VII-VIII

    H

    Phần nổi cao nhất của gò má

    270

    X

    K

    Hai bên phía trên cằm

    276

    VII-VIII

    K

    Phía ngoài gò má

    287

    VIII-IX

    B

    Ngay dưới hai lỗ mũi

    290

    VII

    B

    Hai bên huyệt số 1 trên sống mũi

    292

    XI-XII

    G

    Ngang ụ cằm – sát phía ngoài cằm

    293

    XI-XII

    G-H




    300

    I

    E

    Phần cao của trán

    301

    I

    G




    302

    I

    H




    303

    I

    K




    305

    IX-X

    G-H




    310

    III

    C

    Phần thấp của cằm

    312

    IV-V

    O

    Giữa sống mũi – dưới huyệt 26

    324

    III-IV

    K




    330

    V-VI

    C




    332

    III

    D




    333

    II-III

    H




    340

    I

    B




    341

    I

    C




    342

    I

    O




    347

    X-XI

    B

    Trên đường dọc qua lỗ mũi – sát bờ trên của ụ cằm

    348

    O-I

    O

    Sát phần trán với mí tóc – dưới H.329

    353

    VI

    H




    354

    VI

    E




    355

    V-VI

    D




    356

    VIII

    H

    Trên gò má bên phải

    357

    VI

    D-E




    358

    VI

    K




    360

    III

    E




    365

    XII

    O

    Nơi chẻ đôi của ụ cằm

    377

    O

    C




    379

    O

    B




    401

    O-I

    O




    405

    II-III

    C

    Trên hai đầu lông mày- giữa trán

    421

    II

    D




    422

    II

    E




    423

    II

    G




    432

    VI-VII

    E-G

    Dưới mắt – giữa tuyến E -G

    437

    VIII-IX

    H




    458

    II-III

    H




    461

    X-XI

    K

    Trên đường ngang bờ môi dưới

    467

    VI-VII

    D-E

    Kết hợp với H.61 và H.491 thành tam giác đều.

    477

    III-IV

    B-C

    Phía Trên 2 góc trong của lông mày

    481

    VII-VIII

    G-H




    491

    VI-VII

    D

    Hai bên sườn mũi - ở giữa VI-VII

    505

    V-VI

    C




    511

    IX-X

    E




    512

    XII

    O




    556

    0

    O

    Sát mí tóc trên tuyến 0 – trên H.126

    557

    0

    O

    Nằm trong phần tóc trên H.556

    558

    0

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi – nằm sát mí tóc.

    559

    0

    H

    Bên cạnh H. 558

    560

    0

    E




    461

    III

    G




    564

    0

    K

    Sát mí tóc, gần bên thái dương

    565

    VI

    D




    567

    II

    Q




    630

    VIII-IX

    B-C





    CÁC HUYỆT HAI BÊN MẶT – VÙNG TAI

    Huyệt số

    Tuyến ngang

    Tuyến Dọc

    MÔ TẢ

    0

    VII

    P-Q

    Trên đường biên giữa bình tai và da mặt

    9

    X

    M

    Dưới gò má – ngang miệng

    10

    VIII-IX

    N




    14

    VIII-IX

    P-Q

    Bờ dưới dái tai và góc hàm

    15

    VIII-IX

    P-Q

    Đỉnh của hõm sâu nhất giữa xương chũm và xương hàm dưới sau dái tai

    16

    V

    P-Q




    27

    X

    L




    28

    VIII-IX

    M

    Phần trong gò má – ngang cánh mũi

    30

    VII-VIII

    L-M




    33

    VII-VIII

    M

    Trên gò má – trên H.28

    57

    V-VI

    P-Q
    Đã thêm 24.10.15 13:50


    Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc

    Đã thêm 24.10.15 13:42


    Yandex Maps
    Chính quyền Moskva phủ nhận việc ký thoả thuận với phía Trung quốc về dự án Lotus City
    26 Tháng 9 2012 | Đã đăng ở Общие | Duyệt xem: | Bình luận: 0

    Chính quyền thành phố Moskva lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng khu chợ Cherkizovsky ( chợ Vòm cũ) đang được  “chuẩn bị hồi sinh" ở khu “Moskva mới". Theo trang điện tử của Cơ quan chuyên trách kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế của thủ đô Moskva, bài viết “ Chợ Cherkisov chuyển đến khu Moskva mới” trên báo Kommercant  ngày 24-9 vừa qua được dựa trên những thông tin sai lệch và gây ra thiệt hại uy tín của chính quyền thành phố.

     
    Trong bài báo nêu trên có viết:  “Đại sứ Trung Quốc tại LB Nga Li Hui, Thống đốc tỉnh Quảng Đông Xiaodan Zhu, Phó Bộ trưởng Bộ Công thương LB Nga Gigori Kalamanov và ông Sergey Cheremin, Giám đốc Sở kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế của Moskva(ДВМС)  dự định ký kết thỏa thuận thành lập  " Nền tảng kinh doanh của tỉnh Quảng Đông " trong khu trung tâm thương mại Lotus City ( Thành phố Hoa sen) mới được xây dựng”.
    Trung tâm Báo chí của Sở kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế Moskva tuyên bố  bài báo nêu trên đã đăng tải thông tin sai lệch và gây thiệt hại uy tín của chính quyền. Sở kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế Moskva (ДВМС)  không nhận được lời mời chính thức để tham gia vào các sự kiện được công bố trong bài báo. Trong việc trao đổi thông tin chính thức, chưa  có tài liệu nào về dự án này được gửi đến  Sở (ДВМС), các phóng viên cũng chưa hề đặt câu hỏi về vấn đề nêu trên với ДВМС. Chính quyền thành phố Moskva cũng như  Sở kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế Moskva không hề liên quan đến việc ký kết thỏa thuận với phía Trung quốc như tin bài báo đã đưa.
    Phù hợp với quy định luật pháp Liên bang Nga, Sở Kinh tế Đối ngoại và quan hệ quốc tế Moskva đã gửi thư đến chủ bút tờ báo "Kommersant" Azer Mursaliev và yêu cầu biên tập viên Mikhail Mikhailin đăng tải thông tin phủ nhận trong các số báo kế tiếp và có hành động để bảo vệ uy tín của chính quyền Moskva.
    Ngồn tin gốc : http://dvms.mos.ru/presscenter/news/608513/#.UGKH3FH2sa8
    Nguồn: dvms.mos.ru
    Nghề buôn của người Việt ở Nga: quá khứ, hiện tại và tương lai
    25 Tháng 9 2012 | Đã đăng ở Общие | Duyệt xem: | Bình luận: 0

    Người Việt sống trên đất nước Nga có đến 70-80 ngàn người, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn. Vì cuộc mưu sinh, họ chấp nhận xa quê hương làm đủ các nghề, nhiều nhất là buôn bán. Hình thành từ mô hình “Ốp – chợ”, với bề dày hơn 20 năm, “nghề buôn” của người Việt tại Nga đã có lúc thăng lúc trầm.

    Quá khứ là kinh nghiệm

    Khởi thủy nghề buôn của người Việt ở Nga (Liên Xô cũ) chỉ là bán mấy thứ từ Việt Nam mang sang như là cói, quần bò, áo phông, son phấn... Mỗi người được sang Nga đều gắng mang theo một ít hàng để sang bán lấy tiền mua sắm đồ đạc gửi về nhà. Thời kỳ này nhiều người Việt Nam hai tay xách hai túi hàng đến ga Metro, trải tấm nilông bày hàng ra bán, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ đến trưa là đã bán hết sạch hàng. Thế rồi phát triển dần lên mua được xe ôtô chở hàng, người Việt nâng cấp lên đã có cái bàn để đứng bày hàng và chợ Việt Nam bắt đầu hình thành từ đây. Với kiểu làm ăn này, người Việt cũng có của ăn, của để.

    Ấy là thời chuyển giao chính quyền tại Nga được  gọi là "thời hoàng kim” của người Việt tại Nga. Các đảng phái đang mải tranh giành quyền lực chiếm chỗ trong chính phủ, luật pháp mới chưa có, thị trường thì vẫn là mô hình kinh tế cũ, sản xuất và phân phối theo kế hoạch, cho nên xã hội luôn luôn thiếu hàng hóa, cung không đủ cầu. Người dân có nhiều tiền cũng không mua được hàng hóa. 
    Hiện tại là đấu tranh

    Vừa qua chúng ta cũng đã chứng kiến khủng hoảng kinh tế thế giới gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Nó làm cho bao nhiêu công ty phá sản, hàng triệu người không có công ăn việc làm, sức mua của xã hội giảm sút nhanh chóng. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng ghê gớm đến cộng đồng người Việt Nam tại Nga và một số nước Châu Âu khác,  nhiều gia đình không dám mở rộng kinh doanh như việc vợ đứng bán, chồng chạy hàng và ngược lại, nhiều đôi vợ chồng phải gửi con về Việt Nam nhờ ông bà nuôi, hai người ở lại “chiến đấu” tiếp, còn có nhiều gia đình khác bế tắc trong cuộc sống, trong kinh doanh, không tìm ra lối thoát phải kéo nhau về Việt Nam sinh sống, như việc di cư lần thứ 2... và rất nhiều hình ảnh đau buồn mà chúng ta đã và đang nhìn thấy.

    Đồng thời bắt đầu vào thế kỷ 21, nền chính trị của nước Nga ổn định, hệ thống pháp luật được kiện toàn. Điển hình là việc đóng cửa chợ Vòm vào tháng 6/2009, chợ Emeral và Luznhiky năm 2010,  7/2012 đóng cửa hầu như gần hết các chợ tạm ngoài trời trên địa bàn Mátxcơva. Trong khi ở một số chợ Liublino, Sadavod, thậm chí cả Dubropca, từ chủ nhỏ đến chủ lớn người Việt đều chóng mặt vì mỗi ngày thuế chợ một tăng. Tất cả những áp lực này đã gây nhiều xáo trộn đối với hoạt động buôn bán của người Việt.  Phải đến lúc này thì cộng đồng người Việt ở Mátxcơva mới cảm nhận rằng lần này Chính phủ Nga “ nói là làm” và “làm thật”. Tình hình báo động đến mức không thể không lo ngại. Đây là thời gian khó khăn nhất của người Việt Nam: hiệu xuất kinh doanh thấp, cạnh tranh khốc liệt, người mua thì ít, người bán thì nhiều, người bán hàng lại thường xuyên bị các cơ quan chính quyền kiểm tra về quy chế cư trú, các cơ sở kinh doanh bị đình chỉ hoạt động do không có đủ các điều kiện về an ninh, PCCC, vệ sinh...

    Một nước Nga có một nền kinh tế chuyển dần sang cơ chế thị trường, tuy còn nhiều bất cập, nhưng báo hiệu một nền kinh tế hàng hóa sẽ phát triển. Giai đoạn này cũng là giai đoạn các công ty đa quốc gia xâm chiếm ồ ạt thị trường Nga. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, các hệ thống bán lẻ, các siêu thị, đại siêu thị, các trung tâm buôn bán lớn phát triển, trải rộng từ thành phố đến nông thôn. Trong khi đó người Việt vẫn trung thành với tư duy làm ăn cũ, vẫn bám chợ mặc dù dân Nga bây giờ đã hoàn toàn thay đổi phong cách mua hàng so với những năm trước đây. Người tiêu dùng Nga ngoài vấn đề giá, đã quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu hàng hóa, chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi … Mặc dù chúng ta cũng đã có thay đổi nhưng quá ít so với sự thay đổi của xã hội và phát triển nhanh của thị trường Nga hiện tại. 

    Tại sao như vậy? Có phải là chúng ta không có tiềm năng? Chúng ta đã có tiềm năng vì đã làm ăn thành công ở giai đoạn 1990-2000, cái chính là chúng ta chưa nghĩ ra, không nghĩ lâu dài, hoặc sợ đầu tư tiếp... Bây giờ làm sao đây? "Mưa đã tạnh từ lâu", đã chuyển sang thời kỳ "hạn hán lớn", chúng ta phải đi tìm mạch nước mới, nguồn nước mới.

    Tương lai là ở chính mình

    Tương lai thị trường Nga sẽ như thế nào, khi các tập đoàn bán lẻ vẫn tiếp tục nhảy vào đầu tư và chiếm lĩnh thị trường? Hiện nay, từ thành phố đến nông thôn, chỗ nào có dân thì có các tập đoàn này, chỗ đông dân thì xây to theo mô hình đại siêu thị, chỗ ít dân thì xây bé theo mô hình cửa hàng tiện ích, chỗ dân giàu thì bán hàng cao cấp, đắt tiền, chỗ dân nghèo thì có cửa hàng giảm giá thích ứng với mọi hoàn cảnh và mọi nhu cầu. Các tập đoàn này cung cấp tất cả những nhu cầu cần thiết cho mọi người dân. 

    Các cơ quan thông tin đại chúng đưa ra những con số phát triển kinh tế và thu nhập quốc dân Nga tăng hàng năm, mức lương tối thiểu luôn được tăng cao và tăng đều theo sự phát triển kinh tế. Như vậy dân Nga không phải là nghèo mà chúng ta nghèo suy nghĩ, chúng ta lười vận động đuổi theo dân, bám theo dân mà bán hàng. Dân Nga bây giờ đã hoàn toàn thay đổi phong cách mua hàng so với những năm trước đây. Nhiều lúc hàng rẻ, chất lượng tốt chưa chắc đã có người mua, hoặc đem hàng cho người ta mà không giới thiệu người ta cũng không lấy. Trên thị trường hiện nay, hàng hóa đầy rẫy cho nên khách hàng luôn cần một tên, một địa chỉ, một nội dung tin cậy để bảo hành. Xã hội càng phát triển thì càng có nhiều gia đình giầu có, đời sống cao, nên sức tiêu thụ hàng hóa càng lớn. 

    Trong khi đó vì vô vàn lý do khác nhau cũng rất ít người Việt ở Nga có quyết định  sẽ chia tay xứ sở bạch dương. Thậm chí rất nhiều người tuy đã dời nước Nga nhưng vẫn mang theo hy vọng sẽ quay trở lại. Đại đa số vẫn đang chờ đợi một điều gì đó mơ hồ…

    Như các bậc tiền nhân đã nói “cái khó ló cái khôn”, nếu người Việt chịu khó liên kết với nhau thì vẫn có thể tìm ra những hình thức kinh doanh phù hợp, hiệu quả mà không nhất thiết bán hàng trực tiếp. Nếu có ý định lập nghiệp lâu dài, người Việt có thể mở rộng các loại kinh doanh và phát triển mạng lưới kinh doanh ở các khu siêu thị hay trung tâm thương mại mới. 

    Tuy nhiên số đông bà con VN (80%) hiện vẫn còn nặng gánh với phương thức cũ, mà không có hoặc chưa có điều kiện chuyển đổi. Lý do chính là tư cách pháp lý bản thân, cách bán buôn chưa tuân thủ theo qui định về giao dịch hàng hóa (hàng hóa không rõ xuất xứ và chất lượng, tôn trọng thuế khóa...).

    Cũng sẽ phải cần được tư vấn, nghiên cứu trong quá trình chuyển đổi. Nhưng cơ hội và thị trường vẫn hấp dẫn thì không nên đi lùi.

    Từ trước cũng đã có không ít người Việt Nam chuyển thể kinh doanh “ra biển lớn” ngay tại Mátxcơva: nhà hàng Sông Lam lâu nay kinh doanh thành đạt, đông khách; Hanoi-cafe mới được đầu tư sang trọng; chuỗi Viet-cafe bắt đầu phát triển, có mô hình hiệu quả; cửa hàng ăn nhanh Nem"s đang dần có thương hiệu tại Mátxcơva...Những mô hình chuyển đổi như vậy đang được chú ý và chứng tỏ còn nhiều hướng mở để bà con kinh doanh.. 

    Nếu cộng đồng người Việt cũng có được một nơi kinh doanh ổn định hợp pháp, thì  sẽ tránh được các cuộc bao vây, khám xét, bắt bớ, tịch thu hàng từ phía chính quyền như trước đây.  Nhất là địa điểm kinh doanh ấy lại là địa điểm sở hữu vĩnh viễn của mỗi cá nhân thì cộng đồng người Việt sẽ kinh doanh với tâm thế mới: giấy tờ cá nhân hợp pháp, địa điểm kinh doanh chính chủ, đặc biệt là hàng tháng không phải lo thuế chợ. 

    Thị trường Nga luôn thay đổi một cách nhanh chóng theo thời gian và chu kỳ. Để  phù hợp với cuộc sống và phong cách người dân Nga thực ra cũng đã đến lúc việc làm ăn của người Việt tại Nga cần được sắp xếp lại để đảm bảo trật tự cho nước sở tại, an toàn cho cộng đồng người Việt và lợi ích kinh tế cho cả hai bên.

    Để làm ăn lâu dài, cộng đồng người Việt cần có những chuyển đổi phù hợp với luật pháp và quy định của Liên bang Nga. Tuy vậy mọi sự thay đổi trong kinh doanh đều không dễ dàng. Đối với người Việt ở Nga, vấn đề khó khăn là thói quen, cung cách làm ăn, vốn, hạn chế về ngôn ngữ, khác biệt về văn hóa… và trong nhiểu trường hợp là vấn đề giấy tờ, địa vị pháp lý của bà con…
    Thị trường Nga rộng lớn giầu tiềm năng vẫn hứa hẹn mang đến những thành công mới cho những ai nhạy cảm với tình thế, kịp năm bắt cơ hội, chuyển đổi hợp lý để có thể hội nhập với nền kinh tế Nga đang thay đổi từng ngày.
    Thảo Nguyên  từ  Mátxcơva
    Nguồn: Baonga.com


    Moskva: Thương nhân Trung quốc sẽ kinh doanh ở "Lotus City"
    29 Tháng 8 2012 | Đã đăng ở Общие | Duyệt xem: | Bình luận: 0

    Thương nhân Trung Quốc từ khu chợ "Cherkizon" sẽ được phép kinh doanh trong khu trung tâm thương mại “Lotus City” (Thành phố Hoa sen) nằm trên phần đất mới sáp nhập vào thủ đô Moskva, theo tin từ báo "Kommersant" ngày 24-9.

    Nguồn tin cho biết: vào ngày 26 tháng 9, các quan chức Nga và Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận về việc thành lập “khu vực kinh doanh cho các doanh nghiệp tỉnh Quảng Đông" tại trung tâm "Lotus City". Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ được cung cấp 500 chỗ bán hàng trong số 20.000 chỗ trong toàn bộ khu thương mại này.

    Theo thông tin từ trang điện tử của "Lotus City", tổng diện tích của toàn bộ quần thể này lên đến 1,5 triệu mét vuông, đang được xây dựng ở làng Mamyrov, cách đường vòng đai MKAD 1,4 km theo đường cao tốc Kalushsoye. Gần đó là làng Kommunarka, một trong những địa điểm có thể dành cho cơ quan cấp Bộ của Liên bang và Trung tâm Quốc hội trong tương lai.
    Quần thể này sẽ bao gồm khu vực bán buôn, bán lẻ, nhà kho và khu văn phòng, cũng như các khách sạn và ký túc xá cho người lao động của trung tâm. Đầu tư của dự án này được ước tính khoảng 2,5 tỷ USD. Theo dự kiến, trung tâm thương mại đầu tiên của quần thể này có diện tích khỏang 350.000 mét vuông sẽ được đưa vào sử dụng vào mùa xuân năm 2013.
    Theo báo "Kommersant", chủ dự án là công ty "Пламя" ("Ngọn lửa") đặt dưới sự kiểm soát ông Arkady và Boris Rotenberg, đồng sở hữu Ngân hàng SMP và các đối tác của họ là Nicholas và Andrey Goncharenko (Nguồn tin từ báo này cho biết thêm: Andrey Goncharenko là Phó tổng giám đốc của "Gazprominvest - Phía Nam").
    Chợ "Cherkizov" đã bị đóng cửa vào mùa hè năm 2009 do vi phạm các tiêu chuẩn y tế và buôn bán hàng lậu. Từ mùa hè năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán với phía Nga về việc Bắc Kinh có thể đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng một trung tâm mua sắm dành cho các doanh nhân Trung Quốc bị mất quầy hàng của họ sau khi chợ Cherkizov (chợ Vòm) bị đóng cửa. Tuy nhiên, bài báo của "Kommersant" không tiết lộ ai là người tài trợ cho việc xây dựng "Lotus City".


    Nguồn tin tham khảo: Http://www.kommersant.ru/doc/2029178

    http://www.rtkorr.com/news/2012/09/24/322328.new

    Nguồn: kommersant.ru
    #
    Дневник
    Thập Chỉ Đạo Huỳnh Thị Lịch
    ...

    Đã thêm 24.10.15 13:53


    Diện Chẩn Liệu Pháp Bùi Quốc Châu
    Sách “THỰC HÀNH DIỆN CHẨN”Bắt đầu từ ngày 11/8/2012, mục Giáo Trình Diện Chẩn bắt đầu giới thiệu nội dung (trích yếu) sách THỰC HÀNH DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP”, gồm 2 tập:-Tập...

    Đã thêm 24.10.15 13:50


    Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc
    ...

    Đã thêm 24.10.15 13:42


    Đông Y Khí Công. Chữa bệnh bằng Tinh-Khí-Thần
    ...

    Đã thêm 28.08.13 18:40


    Từ Tâm Đạo
    ...

    Đã thêm 19.02.13 18:24


    Дневник
    Thập Chỉ Đạo Huỳnh Thị Lịch




    Đã thêm 24.10.15 13:53


    Diện Chẩn Liệu Pháp Bùi Quốc Châu

    Sách “THỰC HÀNH DIỆN CHẨN”
    Bắt đầu từ ngày 11/8/2012, mục Giáo Trình Diện Chẩn bắt đầu giới thiệu nội dung (trích yếu) sách THỰC HÀNH DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP”, gồm 2 tập:

    -Tập I: Phương pháp Diện Chẩn

    -Tập II: Thực hành Diện Chẩn

    Mời bạn đọc theo dõi
    TẬP MỘT. PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN

    I. ĐẠI CUƠNG 

    1. Diện Chẩn là gì? 

    Diện Chẩn là tên gọi rút gọn của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Đây là một phương pháp phòng và trị bệnh mới của Việt Nam, ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh. Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu.

     

    Có thể định nghĩa Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của con người trên khuôn mặt, từ đó có thể phát hiện và tác động trong việc gia tăng sưc khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh.

    Qua nghiên cứu cho thấy khuôn mặt được xem như là điểm thông tin và kiểm soát toàn bộ các hoạt động của cơ thể, dựa trên sự phản chiếu và đồng ứng với các bộ phận ngoại vi và nội tạng của cơ thể. Mỗi điểm phản xạ trên khuôn mặt sẽ phản ảnh một cơ quan tương ứng. Từ cơ sở này, ta có thể tác động lên các huyệt đạo trên khuôn mặt để tạo sự biến chuyển trên các cơ quan đó.

    Hiện nay, Diện Chẩn không chỉ là chẩn đoán trên khuôn mặt, mà dựa trên thuyết Đồng ứng, đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, từ đó có thể tác động trên bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân vì Diện Chẩn là một dạng phản xạ học đa hướng và đa hệ, nó khác biệt với phản xạ học cổ điển có tính nhất hướng.



    2. Tại sao gọi là Điều Khiển Liệu pháp?

    Sở dĩ gọi là Điều Khiển Liệu Pháp là vì ta có thể tác động vào các huyệt đạo ở vùng mặt và một số vùng trên cơ thể bằng các kỹ thuật như ấn, day, lăn, xoa, cào... thông qua các công cụ của Diện Chẩn và sự tác động đó có khả năng điều khiển để tạo ra những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể.

    Việc điều khiển gây ra những tác động cũng giống như ta điều khiển cái remote của các loại máy móc (TV, Máy Lạnh, Quạt máy...) để khởi động hay tắt các hoạt động. Khi ta tác động lên các huyệt đạo cũng chính là việc khởi động cho quá trình điểu chỉnh trên các bộ phận của cơ thể, tạo ra những biến chuyển cho toàn bộ hệ thống sức khỏe của người bệnh.

    3. Lịch sử phương pháp Diện Chẩn

    Trong lịch sử Y học Thế giới đã có một số phương pháp tương tự với DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP(FACY) nếu xét qua về mặt hình thức – vì nó dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Projection) – trong khi FACYdựa trên nguyên tắc PHẢN CHIẾU (REFLECTION) là một hình thức tương tự PHÓNG CHIẾU NHƯNG ĐA CHIỀU (MULTI - DIRECTION) TRONG KHI PHẢN CHIẾU CHỈ CÓ MỘT CHIỀU TRÊN MỘT MẶT PHẲNG DUY NHẤT. PHẢN CHIẾU (REFLECTION) CÓ THỂ GỌI LÀ PHẢN XẠ NHIỀU CHIỀU VÀ ĐA HỆ (MULTISYSTEM). DO ĐÓ NÓ CŨNG KHÁC PHẢN XẠ CỔ ĐIỂN LÀ PHẢN XẠ ĐƠN HỆ.

    Các phương pháp đó là Vọng chẩn của Đông Y cổ truyền (Médecine Traditionnelle Orientale). Nhãn chẩn (L’Iriscopie) của Ignas Peczely (1980) phương pháp kích thích vùng bên trong mũi để trị bệnh (Réflexothérapie endonasale) của Bonnier (1930), cũng như của Asuero (1931), Diện châm (Faciopuncture), Tỵ châm (Nasopuncture) của Trung Y (Médecine Chinoise), Nhĩ châm (Ariculothérapie) của P.Nogier, thủ châm (Manopuncture) và túc châm (Podopuncture). Mỗi phương pháp trên đều có hình chiếu hoặc nhũng điểm tương ứng với các bộ phận của cơ thể, dùng để chuẩn đoán hay trị bệnh.

    Trong khi đó, Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp (DC – ĐKLP -Réflexologie faciale) là một phương pháp do GS.TSKH Bùi Quốc Châu tìm tòi và xây dựng nên cách đây 13 năm (từ đầu năm 1980 tại Thành Phố Hồ Chí Minh). với xuất phát điểm từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, phương ngôn và những câu nói dung tục (vulgaire) trong dân gian.

    Với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường rất tốt cho việc nghiên cứu đã giúp GS.TSKH Bùi Quốc Châu có nhiều dịp quan sát các dấu vết bất thường trên mặt các bệnh nhân cũng như có điều kiện để châm từng mũi kim trên các huyệt ở MẶT để tìm hiểu sự liên quan giữa các điểm trên vùng MẶT với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời đề xác minh cho các giả thuyết của mình về sau này. Qua đó tác giả phát hiện ra những dầu mối quan hệ giữa những điểm trên MẶT và các khu vực với toàn thân. Nhưng đặc biệt là tác giả đã nghiên cứu khám phá ra những bí ẩn của BỘ MẶT theo một hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (như Nhĩ châm, Đầu châm,Thủ châm, Túc châm).

    Có thể nói DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP (FACY) xây dựng theo một hướng đã định trước dựa trên một phương pháp luận đã có ngay từ bước đầu. Thật vậy, những nguyên tắc tìm ra huyệt hay Đồ hình một cách chính xác và mau chóng đã được tác giả khám phá và xây dựng từ những câu nói đơn giản của cổ nhân, chủ yếu trong lãnh vực Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học Đông phương và Việt Nam.

    “Còn việc khám phá và vẽ ra các Đồ hình trên Mặt (và sau này trên toàn thân) tức là những vùng phản xạ được hệ thống hóa một cách nhất quán là do tôi vận dụng một trong những quy tắc cốt yếu và đồng thời cũng là quy tắc đầu tiên để khám phá và thiết lập Đồ hình. Đó là quy tắc ĐỒNG HÌNH TƯƠNG TỰ (Correspondance en même forme). Phải nói chính nhờ quy tắc này mà tôi khám phá ra nhiều Đồ hình phản chiếu một cách rất dễ dàng và nhanh chóng.

    (GS.TSKH. BQC)

    Việc xác nhận giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG là đúng, xảy ra vào sáng ngày 26 tháng 03 năm 1980 trên bệnh nhân nghiện ma túy tên là Trần Văn Sáu tại trường Fatima, Bình Triệu. Như các trường hợp nghiện ma túy khác, bệnh nhân rất đau ở cột sống thắt lưng khi lên cơn nghiện ma túy. Thế mà chỉ sau hơn một phút kể từ khi tác giả châm một mũi kim vào đầu mũi (tương ứng với thắt lưng đang bị đau của bệnh nhân theo quy tắc CHÂM VÀO BẤT THỐNG ĐIỂM (điểm không đau) thì một sự kỳ diệu xảy ra là bệnh nhân giảm đau cột sống thắt lưng một cách rõ nét đến mức giảm đau nhiều hơn là châm vào điểm đốt sống thắt lưng ở đối vành tai theo Nhĩ châm (cũng châm vào điểm không đau) cũng để trị cơn đau cột sống thắt lưng của anh ta. Ngoài ra, còn có hiện tượng đặc biệt là có một đường dẫn truyền như kiến bò chạy từ nơi châm vòng qua đầu đến nơi đang đau ở cột sống thắt lưng ngay sau khi châm, nghĩa là điều này đã chứng minh được giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG) là chính xác.

    Từ những Đồ hình phản chiếu ở trên Mặt được khám phá và vẽ ra trong vòng 3 năm (từ năm 1980 đến 1983) với 22 hệ, cho đến những hệ thống Đồ hình phản chiếu trên DA ĐẦU được tìm ra năm 1988 và hệ thống phản chiếu CÁC BỘ PHẬN Ở TOÀN THÂN (năm 1989), kể cả hệ phản chiếu trên LOA TAI với nhiều Đồ hình khác nhau (tất nhiên là khác với Đồ hình Bào thai lộn ngược của BS Nogier) đều có sự đóng góp chủ yếu của thuyết ĐỒNG ỨNG. Trong phương pháp DIỆN CHẨN FACY còn có nhiều thuyết khác, như thuyết PHẢN CHIẾU, ĐỐI XỨNG, GIAO THOA, BẤT THỐNG ĐIỂM, TAM GIÁC, NƯỚC CHẢY VỀ CHỖ TRŨNG … Tất cả đều góp phần vào việc xây dựng phương pháp. Nhưng có một điều cần được nhấn mạnh ở đây là hầu hết những thuyết nền tảng của phương pháp đều được gợi ý từ những lãnh vực ngoài Y học chính thống mặc dù trong việc kiến trúc toàn bộ phương pháp đều có sự góp mặt của ba dòng Y học.



    Y học cổ truyền, Y học hiện đại và Y học Dân gian. Đây có lẽ là nét đặc thù của phương pháp DIỆN CHẨN (FACY) so với các phương pháp tương tự khác đã có trên thế giới trước đây. Vì rõ ràng từ xuất phát điểm cho đến việc tiến hành xây dựng hệ thống lý thuyết không đi theo chiều dọc thẳng từ Y học xuống mà lại đi theo chiều ngang từ các ngành Khoa Học Nhân Văn như Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học, Tướng học … Sau đó được bổ sung bằng các chất liệu khác như điều khiển học, Hình học, Trường sinh học, Vật lý học v.v…

    Tóm lại, DIỆN CHẨN (FACY) không phải là một sản phẩm đơn thuần Y học mà là kết quả tổng hợp của nhiều ngành khác trong đó chủ yếu là văn hóa và triết học Đông phương (như Phật, Khổng, Lão, Thiền, Dịch học …) có thể nói là đứa con tinh thần của Văn hóa Việt Nam với tính TỔNG HỢP, CHIẾT TRUNG VÀ SÁNG TẠO NHUẦN NHUYỄN. Chúng tôi gọi nó là Y ĐẠO (I’TAO) hay là Y HỌC - VĂN HÓA - TRIẾT HỌC vì nó không dừng ở chỗ Y-thuật hay Y-đức, mà cái nó nhắm tới là không chỉ đem lại SỨC KHỎE CHO THÂN THỂ VÀ TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI MÀ CÒN GIÚP MỞ MANG TÂM TRÍ (MINH TRIẾT HƠN) RỒI THÔNG QUA VIỆC CHỮA BỆNH CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI MÀ DẦN DẦN ĐẠT LÝ CỦA TRỜI ĐẤT VÌ CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ LÀ MỘT (THIÊN NHÂN HỢP NHẤT) CHO NÊN THẤU HIỂU MÌNH TẤT SẼ HIỂU CÁI LÝ CỦA TRỜI ĐẤT. Ngoài ra nó còn giúp mở rộng sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau (vì theo NHẤT NGUYÊN LUẬN, TẤT CẢ LÀ MỘT), đóng góp vào việc hình thành một nền văn hóa thế giới. Còn xét về mặt hình thức thì nó là tổng hợp của Phản xạ học, châm cứu và Xoa bóp. Tuy nhiên, có lẽ nó gần gũi với Phản xạ học nhiều hơn, nhưng là một Phản xạ học mới: PHẢN XẠ ĐA HỆ (nếu có thể gọi được như vậy để phân biệt với Phản xạ học cổ điển hay là PHẢN XẠ ĐƠN HỆ) hay còn gọi là PHẢN XẠ HỌC VIỆT NAM (Réflexologie Vietnamienne). Đây cũng là một loại NHU Y (Médecine douce) hay Y HỌC TỰ NHIÊN (Médecine naturelle) vì KHÔNG DÙNG THUỐC CŨNG KHÔNG DÙNG KIM CHÂM MÀ CHỈ DÙNG MÀ CHỈ DÙNG TAY HAY DỤNG CỤ (như: cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện). Nó cũng là một hình thức của Y TẾ CỘNG ĐỒNG (La Santé Commune) vì có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng và an toàn nhất là trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu

    Sách “THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 1.2)


    description: http://dienchan.com/imagenews/41.04.01.09.12image001.jpg

    TẬP MỘT. PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN

    I/ ĐẠI CƯƠNG (đã đăng ngày 11/8/2012)

    II/ NGUYÊN LÝ

    1. Lý thuyết cơ bản 

    Diện Chẩn là một phương pháp được xây dựng trên nền tảng Văn hoá Việt và các Nguyên lý Âm Dương – Ngũ hành, Người sáng lập ra phương pháp này là GS TSKH Bùi Quốc Châu đã đưa ra những lý thuyết cơ bản để dựa vào đó, tạo ra rất nhiều các kỹ thuật phòng và chữa bệnh khác nhau, tuy có những kỹ thuật mới xem qua tưởng chừng như chuyện giả tưởng, nhưng thực ra đều có những cơ sở khoa học vững chắc.

    A/Các thuyết của Diện Chẩn 

    1.Thuyết Phản chiếu:. Nguyên lý phản chiếu cho rằng, con người với vũ trụ là một thế thống nhất (Vạn vật đồng nhất thể) Do đó, con người được xem là một tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa) Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (đầu, mình, mặt, mũi tay chân...) đều phản chiếu lại cái tổng thể, mà trong đó mặt là tấm gương (gương mặt) trên đó phản chiếu những cơ quan thuộc nội tạng và ngoại vi của cơ thể con người. Như vậy, khuôn mặt cũng là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ thể và nhân cách con người (Mất mặt đồng nghĩa với mất thể diện, mất danh dự) Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt. Bộ mặt có vai trò như tấm gương và không những thể, còn ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái Tĩnh và Động. 

    Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau: Mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.

    2. Thuyết Biểu hiện

    Theo thuyết Biểu hiện thì những gì (tình trạng đau yếu/ triệu chứng bệnh …) ở bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, ở bên dưới sẽ hiện ra bên trên. Còn về giai đoạn thì những gì sắp xảy ra sẽ được báo trước, những gì đang xảy ra sẽ biểu hiện và những gì đã xẩy ra sẽ lưu lại các dấu vết.

    Những biểu hiện này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, được thể hiện một cách có hệ thống và chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý. Chúng có tính chất hai chiều thuận nghịch và nơi biểu hiện cũng là nơi mà ta có thể điều trị.



    Ví dụ: Thống điểm (điểm đau): điển hình như vết tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán cũng là nơi tác động để trị liệu.

    3. Thuyết Phản hiện:

    Ngược lại với thuyết Biểu hiện, là thuyết Phản hiện. Đây là một tình trạng khá đặc biệt do khả năng biểu hiện của cơ thể bị rối loạn, nên đưa đến biểu hiện quá nhiều dấu hiệu (Kể cả những dấu hiệu không có giá trị chẩn đoán) hay biểu hiện quá ít dấu hiệu đưa đến tình trạng nếu không biết hay thiếu kinh nghiệm thì sẽ khó chẩn đoán được bệnh.

    4. Thuyết Cục bộ

    Khi một cơ quan hay bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay bệnh đang tiến triển thì tại vùng da nơi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng (gọi là các dấu hiệu cục bộ) Quy luật này chi phối trên thân thể hơn là trên vùng mặt.

    Ví dụ: Da vùng gan có tàn nhang đen hay đỏ hoặc tia máu, báo hiệu lá gan có bệnh. Trong phạm vi Diện Chẩn Điều khiển liệu pháp thì mỗi một huyệt trên vùng mặt ngoài tác dụng cho các cơ quan (ngoại vi hay nội tạng) ở xa trên cơ thể, các huyệt này còn có giá trị cục bộ (tại chỗ) và lân cận.

    Ví dụ: Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy và hạ huyết áp, còn có tác dụng làm sáng mắt (vì ở cạnh mắt) Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giảm đau vùng Thái dương (vì huyệt này nằm trên vùng thái dương).

    5. Thuyết Đồng bộ:

    Theo thuyết đồng bộ thì có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các dấu hiệu báo bệnh trên mặt và trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ là có những dấu hiệu chỉ xuất hiện một trong hai nơi (hoặc trên mặt hoặc trên cơ thể) hay xuất hiện không đồng thời và không cùng lúc với bệnh, có khi xuất hiện khá xa thời kỳ bệnh tật xảy ra.

    6. Thuyết Biến dạng:

    Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải là bất biến mà trái lại, có thể thay đổi tính chất, màu sắc và hình thái tuỳ theo thời gian, mức độ, tình trạng hay diễn biến bệnh của từng người.

    Ví dụ: Khi đang có bệnh thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có màu sậm hay bóng hơn. Bệnh giảm thì nhạt dần. Nhưng vẫn có ngoại lệ như mụt ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào. Khi hết bệnh hay đã cắt bỏ noãn sào nhưng mụt ruồi vẫn không mất đi.

    7. Thuyết Đồng ứng thì cho rằng, những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có quan hệ với nhau. Cụ thể là những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có những tương quan, có thể ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau.

    Ví dụ: Sống mũi tương tự sống lưng nên có quan hệ với sống lưng (và ngược lại) hai cánh mũi có hình dạng tương tự như hai mông nên có ảnh hưởng đến mông. Gờ mày có dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay, ụ cằm có hình dạng như bọng đái nên có liên quan đến bọng đái...

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image002(344).jpg



    Sống mũi đồng ứng với cột sống

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image003(125).jpg



    Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim 

    Không những thế, những bộ phận ngoại vi như cánh tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đầu gối... cũng có những hình dạng tương tự như một số bộ phận nội tạng, như bàn tay nắm lại với ngón cái giơ lên đồng ứng với trái tim, bàn tay đặt úp đồng ứng với lá mía, hai bàn tay úp lại đặt sát vào nhau lại đồng ứng với não bộ nhìn từ bên dưới...

    Tác giả tìm ra thuyết này từ câu: «Đồng Thanh tương ứng, đồng khí tương cầu » trong Kinh Dịch, hay quan niệm « ăn gì bổ nấy » trong dân gian, cho rằng ăn tim heo chưng cách thuỷ với Châu sa, thần sa có tác dụng làm cho tim hết hồi hộp, ăn bồ dục (quả cật) heo hầm với đậu đen để trị đau lưng (liên quan đến quả thận của người)... Từ điều này, tác giả đã tìm ra hàng loạt bộ phận có liên quan, đồng ứng một cách có hệ thống trên cơ thể con người.

    Hệ luận 1: Thuyết Đồng hình tương tụ:

    Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau. Ví dụ: Cánh mũi có hình dáng tương tự mông, do đó có liên hệ đến mông – Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng do đó có liên hệ đến sống lưng.



    Hệ luận 2: Thuyết Đồng Tính Tương liên:

    Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hoá giải (Tình trạng đau/khoẻ) nhau. Ví dụ: Huyệt số 106 và 08 có tác dụng tương tự do đó có thể hỗ trợ hay khắc chế nhau.

    8. Thuyết Giao thoa:

    Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng một bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh. Ví dụ: Gờ mày bên mặt bệnh nhân có dấu báo bệnh thì cánh tay mặt của bệnh nhân bị đau (vì gờ mày liên hệ với cánh tay). Nhưng có một số các dấu hiệu báo bệnh ở vùng mắt, tay chân, buồng trứng và mông của đồ hình phản chiếu trên mặt thỉnh thoảng lại có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân.

    Hiện tượng này cũng thấy xảy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trong trường hợp này thường có sự gia tăng mức độ nhạy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh.

    Ví dụ: Chân mày bên mặt có dấu tàn nhang thì cánh tay bên trái có bệnh, hay ở bệnh nhân phái nữ thì bên mặt nhân trung có tàn nhang nghĩa là buồng trứng bên trái có bệnh. Dấu hiệu giao thoa cho thấy đây là một triệu chứng bệnh khá năng.

    B. Các thuyết trong Điều Khiển Liệu Pháp:

    Ngoài các lý thuyết quan trọng của Diện Chẩn còn có một số thuyết khác của Điều khiển liệu pháp như:

    1.Thuyết Đồng bộ thống điểm:

    Khi trong cơ thể có sự bất ổn thì ngoài những triệu chứng hay cảm giác đau tại chỗ còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương ứng (Đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó trên mặt. Cảm giác đau (thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát …) tại các điểm đau sẽ tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bệnh chứng (Bệnh nặng thì đau nhiều). Vì thế khi bệnh giảm bớt thì cảm giác đau cũng sẽ bớt. Nhưng nên nhớ, điều này chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh lý.

    2. Thuyết Bất thống điểm:

    Theo Thuyết Bất thống điểm thì lại có tình trạng, khi một cơ quan hay bộ phận nào đau, thì tại vùng tương ứng với nó trên mặt sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (Bất thống điểm) Những điểm không đau sẽ nằm trong vùng đau tương ứng (phản chiếu) với bộ phận có bệnh trong cơ thể. Đôi khi tác động vào những điểm không đau lại có hiệu quả hơn là tác động vào những điểm đau.

    3. Thuyết Thái Cực:

    Bộ mặt con người cũng là nơi phản chiếu của thái cực theo nguyên lý:

    Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm/Dương) – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thiếu Dương – Thái Dương / Thiếu Ấm – Thái Âm) Bên Trên, Phải thuộc Dương. Bên dưới, Trái thuộc Âm. Từ trái sang phải, từ ngoài vào trong thuộc Dương – Từ phải sang trái, từ trong ra ngoài thuộc Âm. Chiều thẳng đứng (Tung) thuộc Dương, Chiều nằm ngang (hoành) thuộc Âm – Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm điểm trung tính (phi Âm phi Dương) – Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phụ trợ nhau. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương – Dương tụ, Âm tán – Âm hàm Dương: Dương tụ - Dương hàm Âm: Dương tán – Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng.

    4. Thuyết Phản phục:

    Tuỳ theo tình trạng bệnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này thì sẽ phản tác dụng hay không tác dụng.

    Điều này cho thấy khi tác động bằng kỹ thuật Diện Chẩn (với dụng cụ hay không) cũng chỉ nên tác động đúng mức, không nhiều và cũng không ít hơn mức độ cần thiết.

    Thuyết Đối xứng: Một số huyệt trên mặt có tính đối xứng: Đối xứng theo chiếu dọc (Tuyến 0) và đối xứng theo chiều ngang (tuyến V và tuyến IV)

    Các huyệt đối xứng có tính tương tự nhau hay đối kháng nhau, do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau.

    5. Thuyết Đối xứng:

    Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt thường có tính đối xứng trong nhiều chiều không gian. Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt:

    - Trục dọc giữa mặt (Tuyến tung 0)

    - Trục ngang qua hai con mắt (Tuyến Hoành số V)

    - Trục ngang qua hai lông mày (Tuyến Hoành số IV)

    Có hai tâm đối xứng quan trọng: Huyệt số 26 (Chính giữa hai lông mày) và huyệt số 19 (Chính giữa hai lỗ mũi – bên trên nhân trung). Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hoặc đối kháng nhau. Do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau. Ví dụ: Huyệt số 106 (phần thấp dưới trán) đối xứng với huyệt số 8 (giữa sống mũi dưới hai lông mày) qua huyệt số 26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, nhưng cũng có tính đối kháng nên có thể hoá giải nhau khi được tác động đúng lúc.

    6. Thuyết Bình thông nhau:

    Giữa người bệnh và người chữa bệnh có mối quan hệ tương tác, điều này có nghĩa là nếu người bệnh đau bệnh gì, thì người chữa bệnh cũng có thể bị bệnh đó (nhất là khi người chữa bệnh lại có sức khoẻ kém hơn người bệnh) – Vì thế cần phải cẩn trọng trong việc chữa bệnh với những bệnh mãn tính do thời gian chữa và tiếp xúc với người bệnh kéo dài.

    7. Thuyết Nước chảy chỗ trũng:

    Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền (khí) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.

    Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.

    8. Thuyết Sinh khắc:

    Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tuỳ thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.

    Ví dụ: Huyệt 26 khắc với huyệt số 6 (Hai huyệt này làm giảm tác dụng của nhau)

    Huyệt 34 sinh huyệt 124 (2 huyệt này hỗ trợ nhau, có tác dụng tốt hơn khi đi chung với nhau).

    Cũng có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bệnh lý. Ví dụ: Bệnh nặng mà gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì có nguy cơ tử vong. Hay vùng má thuộc Phế (Phổi – sắc trắng) tự nhiên hiện ra sắc hồng (thuộc Hỏa) thì có nghĩa là phổi đang có bệnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gò má thuộc Tâm (sắc đỏ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bệnh vì Thủykhắc Hoả.

    Các thuyết trên đã tạo nên một hệ thống lý luận có cơ sở vững chắc cho phương pháp Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp, để từ đó hình thành hàng loạt các kỹ thuật thực hành dưới nhiều hình thức khác nhau: bằng tay không, bằng các công cụ bình thường và nhất là các dụng cụ đặc chế của phương pháp, do chính tác giả sáng tạo ra, đã đăng ký bản quyền sáng chế để phục vụ cho sức khỏe của con người, giúp giải quyết những vấn nạn về phương diện y tế, tạo ra một hệ thống can thiệp và tác động vào sức khỏe cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc « phòng bệnh hơn chữa bệnh » và hình thành một biện pháp trị liệu đơn giản, rẻ tiền và có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi.

    B. Hệ thống phản chiếu trên mặt:

    1. Đồ hình phản chiếu Ngoại vI

    Hệ thống đồ hình phản chiếu các bộ phận ngoại vi cơ thể và các nội tạng lên gương mặt là cơ sở chẩn trị căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Qua đó ta có thể sử dụng các dụng cụ diện chẩn để tác động lên các bộ huyệt, tương ứng với các bộ phận phản chiếu trên gương mặt nhằm chữa trị các bệnh chứng tại các bộ phận ngoại vi và cơ quan nội tạng này.

    Nhìn trên đồ hình ta sẽ thấy trên gương mặt sẽ phản chiếu rât nhiều các bộ phận khác nhau từ bên ngoài như tay chân, đầu, thân hình… cho đến các cơ quan bên trong như ngũ tạng lục phủ…Như vậy, khi tác động lên một khu vực là ta đã tác động lên nhiều cơ quan khác nhau, nhưng chỉ có các cơ quan đang có bệnh, đang có những vấn đề không ổn định mới chịu ảnh hưởng của sự tác động này. Đây là một yếu tố độc đáo của phương pháp Diện Chẩn. Điều đó có nghĩa là chỉ bộ phận đau, được tác động đúng mới có hiệu quả, còn bộ phận không đau hay tác động không đúng sẽ không có hiệu quả cũng như bất cứ phản ứng phụ nào, đây cũng là tính an toàn của phương pháp



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(96).jpg

    Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể Nam & Nữ trên mặt




    TRÊN MẶT

    CƠ THỂ

    Đồ hình Âm: hình người đàn bà (màu xanh)

    Khu vực giữa mí tóc trán

    1- Khu vực nằm hai bên vùng giữa trán

    2- Đoạn từ giữa trán đên khu vực giữa hai đầu mày (Ấn đường)

    3- Đoạn từ ấn đường đến Sơn căn (chỗ thấp nhất sống mũi giữa 2 đâu mắt)

    4- Sơn căn

    5- Khu vưc sống mũi sát với sơn căn

    6- Chỗ hõm dưới cung gò má (vùng huyệt hạ quan)

    7- Hai gò má /(2 vú)

    8- Đoạn từ hõm dưới cung gò má chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến ngang dái tai thẳng ra đến viền mũi và chay dài theo nếp nhăn mũi má đên khỏi khóe miệng độ 1cm

    9- Nhân trung

    10- Hai bên nhân trung

    11- Viền mũi

    12- Vùng từ đầu trên mũi xuống bờ môi trên kéo dài ra đến đầu xương quai hàm (nơi huyệt giáp xa)

    13- Từ huyệt giáp xa chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến bờ dưới xương hàm dưới

    14- Dọc theo bờ dưới xương hàm dưới đến cằm


    Đỉnh đầu

     

    Hai mắt


    Mũi

    Nhân trung

    Môi, miệng, lưỡi

    Cằm
    Khớp vai

     Hai vú

    Cánh tay, cùi chỏ


    Âm hộ (âm đạo-tử cung)

     

    Noãn sào


    Háng

    Vùng đùi gối


     Vùng đầu gối và cẳng chân
    Các ngón chân: ngón cái về phía quai hàm, ngón út về phía quai hàm

    Đồ hình Dương: hình người đàn ông (màu đỏ)

    1- Giữa trán

    2- Phần trên ấn đường

    3- Hai chân mày và gờ cung mày

    4- Đầu mày

    5- Góc nhọn của chân mày

    6- Chỗ hõm dưới gờ chân mày

    7- Từ cuối chân mày ra thái dương và theo viền tóc mai xuống đến ngang đỉnh xương má

    8- Sống mũi (là cột sống)

    9- Cánh mũi

    10- Đầu trên rãnh Nhân trung

    11- Nhân trung

    12- Hai bên Nhân trung

    13- Từ viền mũi qua bờ môi trên

    14- Khóe miệng và khu vực bọng má

    15- Từ bọng má chéo xuống cằm

    16- Bờ cong ụ cằm

    17-Từ chóp cằm trở ra theo bờ dưới xương hàm xương hàm dưới


    Đỉnh đầu

     

    Chẩm và cổ gáy

    Hai cánh tay

    Khớp vai


    Cùi chỏ

    Cổ tay


    Bàn tay (úp xuống) và các ngón cái ở thái dương, ngón út ở ngang đỉnh xương gò mũi

    cột sống (sống lưng)

    Mông

    Hậu môn


    Dương vật

     

    Dịch hoàn

    Háng-đùi

    Nhượng chân và gối

    Cẳng chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân

    Gót chân


    Các ngón đầu ngón chân


    Đồ hình phản chiếu bàn tay mở

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image005(47).jpg

    Đồ hình phản chiếu bàn tay nắm



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image006(43).jpg

    Đồ hình phản chiếu bàn chân



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image007(34).jpg

    Đồ hình phản chiếu hai lỗ tai



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image008(20).jpg


















    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 1.3)


    *Tiếp phần B. Hệ thống phản chiếu trên mặt (Hết 1. Đồ hình phản chiếu Ngoại vi/ Bắt đầu 2. Đồ hình phản chiếu nội tạng)

    Đồ hình phản chiếu

    Tay, chân, mắt, mũi, lưỡi

    Đồ hình phản chiếu

    Ngoại vi cơ thể trên da đầu

    Đồ hình phản chiếu tay – chân – mắt – mũi


    1.Mông – vai

     

    2. Khuỷu tay 

    3. Bàn tay

    4. Mắt


    5. Mũi

    6. Miệng


    7. Lưỡi

    8. Khí quản – thực quản



    1. Vùng giữa trán và trên trán

    2. Vùng trên thái dương

    3. Vùng thái dương

    4. vùng dưới thái dương

    5. Phía trước thái dương

    6. Phía dái tai, bọng má

    7. Khu vực dái tai, bọng má

    8. Vùng bọng má.




    Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên da đầu

    1. Đầu, cổ

    2. Hai cánh tay

    3. Thân mình

    4. Hai bàn chân



    1. Vùng trên trán

    2. Vùng sau thái dương

    3. Dọc theo đỉnh đầu

    4. Phần sau đầu




    Đồ hình Rodin

    1. Cổ gáy

    2. Cánh tay

    3. Cổ tay – bàn tay

    4. Sống lưng

    5. Cẳng chân

    6. Bàn chân



    1. Vùng bán bình tai

    2. Vùng giữa tai và mắt

    3. Vùng khóe mắt

    4. Sát vành tai

    5. Vùng má 

    6. Vùng cằm




    Đồ hình phản chiếu cơ thể nhìn nghiêng

    1. Đầu

    2. Hai cánh tay – bàn tay

    3. Lưng

    4. Đùi – cẳng chân



    5. Bàn chân

    1. Trán

     

    2. Hai lông mày – khóe mắt

    3. Sống mũi

    4. Hai mép

    5. Vùng cằm


    (Hết đoạn 1. Đồ hình phản chiếu ngoại vi)

    2. Đồ hình phản chiếu nội tạng

    Đồ hình Phản chiếu nội tạng trên trán

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image015(3).jpg


    Đồ hình phản chiếu nội tạng trên mặt

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image016(1).jpg


    TRÊN MẶT

    NỘI TẠNG

    1- Đầu mũi đến Sơn căn

     

    2- Vùng dưới ngọa tàm (mí mắt dưới)

    3- Vùng dưới khu vực vừa nêu trên (phổi): Mép phải, dưới xương gò má bên mặt

    4- Cũng vùng trên nhưng bên trái

    5- Bờ môi trên

    6- Viền trắng quanh môi trên và phần dưới của bờ môi dưới.

    7- Chỗ lồi nhất của ụ cằm xuống chót cằm

    8- Từ phần khóe trở lên đụng đường ngang qua giữa Nhân trung

    9- Từ nếp nhăn mũi má chéo xuống dưới xương gò má (giữa rãnh Nhân trung)

    10- Sống mũi



    1. Tim, động mạch phổi

    2. Phổi


    3. Gan – Mật

    4. Dạ dày, lách

    5. Dạ dày, lá mía (tụy tạng)

    6. Ruột non

    7. Tử cung, noãn sào, bọng đái

    8. Thận – tuyến thượng thận

    9. Bờ sườn

    10. Xương ức – Thực quản, khí quản




    Đồ hình phản chiếu nội tạng và hai bàn chân

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image017(3).jpg



    Đồ hình phản chiếu nội tạng và hai bàn tay

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image018(3).jpg


    Đồ hình phản chiếu nội tạng và hai lỗ tai

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image019.jpg



    Đồ hình phản chiếu não bộ

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image020.jpg


    Đồ hình phản chiếu não bộ

    1. Hai bên trán

    2. Vùng sơn căn - ấn đường

    3. Vùng trên ấn đường

    4. Sống mũi



    1. Bán cầu đại não

    2. Thân não, tiểu não

    3. Não trung gian

    4. Tủy sống




    Đồ hình phản chiếu hệ thống sinh dục nam

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image021.jpg


    Đồ hình phản chiếu hệ thống sinh dục nữ

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image022(1).jpg


    Đồ hình phản chiếu Hệ thống sinh dục nam

    1. Ống dẫn tiểu

    2. Bàng quang

    3. Bộ phận sinh dục


    1. Viền lông mày

     

    2. Ổ mắt


    3. Nguyên lỗ mũi


    Đồ hình phản chiếu Hệ thống sinh dục nữ

    1. Vòi trứng

    2. Buồng trứng

    3. Đáy tử cung

    4. Tử cung

    5. Âm hộ


    1. Lông mày

     

    2. Ổ mắt


    3. Giữa hai lông mày

    4. Sống mũi

    5. Lỗ mũi



    Đồ hình phản chiếu Tim

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image023.jpg



    Đồ hình phản chiếuThái Cực Âm Dương trên mặt

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image024(1).jpg

















    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 1.4)


    *Tiếp phần B. Hệ thống phản chiếu trên mặt (Tiếp theo và hết đoạn 2. Đồ hình phản chiếu nội tạng)

    PHẢN CHIẾU THÁI CỰC ÂM-DƯƠNG

    Trán: thuộc quẻ Càn (trời) ở đồ tiên thiên biến thành quẻ ly thuộc hỏa (đồ hậu thiên). Hai chân mày tượng trưng quẻ Ly(Ly trung hư).

    Cằm: thuộc quẻ Khôn (đất) ở đồ tiên thiên biến thành quẻ Khảm (ở đồ hậu thiên), thuộc Thủy. Lằn giữa hai môi tượng trưng quẻ Khảm (Khảm trung mãn).

    Mũi: thuộc Thổ ở giữa, tượng trưng con người đứng giữa trời (Càn) và đất (Khôn): Tam Tài: Thiên – Nhân – Địa: Tam Hành: Hỏa, Thổ, Thủy.

     Mắt: mắt phải thuộc Âm, mắt trái thuộc Dương. Đó là Âm trong Dương, Dương trong Âm (Dương trung hữu Âm căn. Âm trung hữu Dương căn).



    Mặt: nửa mặt bên phải thuộc Dương, nửa mặt bên trái thuộc Âm. Trán là Thái Dương, cằm là Thái Âm.

    Đồ hình phản chiếu cột sống trên trán



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image025(1).jpg

    Đồ hình phản chiếu cột sống trên mặt



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image026(1).jpg

    Đồ hình phản chiếu gương mặt và các bộ phận cơ thể trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image027(1).jpg

    Đồ hình phản chiếu gương mặt và hệ thống nội tạng trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image028(2).jpg

    Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể – khuôn mặt và bàn chân trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image029(2).jpg

    Đồ hình phản chiếu bàn chân- Khuôn mặt và cơ quan nội tạng trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image030(1).jpg



    Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể - Hai mắt – Hai bàn chân trên lưng 

    Cơ thể người nữ (xanh)

    Mặt


    1. Hai bàn tay

    2. Hai bàn chân

    Cơ thể người nam (Đỏ)

    1. Đầu


    2. Hai cánh tay

    3. Lưng


    4. Hai đùi

    5. Hai cẳng chân

    6. Hai bàn chân


    Cơ thể nữ

     

    1. Cổ gáy

    2. Hai cạnh sườn & gan bàn chân

    3. Hai mông & Gót chân

    Cơ thể người nam

    1. Phần dưới gáy

    2. Hai vai

    3. Cột sống 



    4. Vùng eo & gan bàn chân

    5. Mông trên 

    6. Mông dưới

    Đồ hình phản chiếu ngoại vi -bàn tay & gương mặt và các bộ phận trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image031(4).jpg

    Đồ hình phản chiếu bàn tay – gương mặt và các cơ quan nội tạng trên lưng



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image032(2).jpg



    Đồ hình phản chiếu bàn tay – gương mặt và các cơ quan nội tạng trên lưng

    1. Phế quản

    2. Hai lá phổi

    3. Tim

    4. Gan


    5. Bao tử

     

    6. Thận


    7. Ruột non

    8. Ruột già

    9. Bọng đái


    1. Phần dưới gáy

     

    2. Hai bên lưng trên

    3. Giữa lưng

    4. Hông trái

    5. Hông phải (giữa lòng bàn tay)

    6. Hai bên hông

    7. Phần mông

    8. Hai bờ mông

    9. Hai đáy mông



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image033(2).jpg



    Đồ hình phản chiếu các bộ phận cơ thể phía trước ngực

     

    Thông qua hệ thống các đồ hình này, người điều trị theo phương pháp Diện Chẩn sẽ biết tác động vào đúng các vị trí phản chiếu để chữa trị các bệnh chứng tại các bộ phận ngoài vi và cơ quan nội tạng tương ứng. Như thế, để chữa trị cho một bộ phận hay một cơ quan, ta có thể tác động một số vị trí trên gương mặt cũng như trên ngực hay sau lưng, nghĩa là một nơi đau nhưng có thể chữa nhiều nơi phản chiếu cơ quan, bộ phận bị đau này TÙY theo sự đáp ứng của từng người, có người thích hợp với việc tác động chỗ này, có người lại thích hợp với sự tác động chỗ kia, mặc dù cùng đau trên một bộ phân hay cợ quan giống nhau. Đây cũng là một nét độc đáo của phương pháp Diện Chẩn. 



    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 1.5)


    description: http://dienchan.com/imagenews/16.03.20.10.12logo%20new.jpg

    * Tiếp theo và hết phần II. NGUYÊN LÝ



    3. Đồ hình theo nguyên lý Đồng ứng

    Ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, theo thuyết Đồng Ứng (Đồng thanh tương ứng - Đồng khí tương cầu) thì các bộ phận ngoại vi và các cơ quan nội tạng cũng phản chiếu trên bàn tay và trên các bộ phận có hình dáng tương tự theo Thuyết Đồng Hình Tương Tụ. Vì thế, để điều trị các bộ phận trong cơ thể, ta cũng có thể tác động trên các ngón tay, lòng bàn tay hay lưng bàn tay vào các điểm hay vị trí tùy theo sự phản chiếu hay có hình dáng tương tự với các bộ phận đó.



    Mỗi ngón tay đồng ứng với một con người:Ta có thể xoa bóp, ấn tìm điểm đau hay hơ trên ngón tay để hỗ trợ việc điều trị hoặc tìm ra các bộ phận gây bệnh (ấn vào thấy đau) đồng ứng trên từng ngón tay.

    Các ngón tay đồng ứng với khung xương: Xoa bóp hay hơ trên ngón tay giúp cho việc điều trị sự đau nhức các xương và khớp xương trên cơ thể.

    Các ngón tay cũng tương ứng với các cơ quan nội tạng – tác động lên các đốt ngón tay cũng có thể giải quyết các vấn đề của nội tạng



    Bàn tay úp đồng ứng với các bộ phận phía sau lưng của cơ thể:Xoa bóp, hơ hay ấn vào các ngón tay (để úp) cũng là cách tác động vào các khu vực đồng ứng ở phía sau cơ thể.

    Bàn tay nắm với ngón cái gấp vào trong đồng ứng với cái đầu: Khi tác động vào các điểm trên lưng bàn tay, sẽ có hiệu quả trên các khu vực ở đầu

    Bàn tay nắm với ngón cái duỗi thẳng, lại đồng ứng với trái tim:Khi tác động (bằng việc hơ ngải cứu) trên bàn tay trong tư thế này là ta đã tác động trên trái tim

    Cánh tay úp đồng ứng với lưng – cổ gáy – đầu:Hơ hay ấn trên các điểm đồng ứng vùng cánh tay hay vùng lưng, có tác động làm giảm đau các phần gây đau nơi lưng hay trên cánh tay

    Cánh tay ngửa đồng ứng với phần ngực – bụng…

    Bàn tay với ngón cái và trỏ tạo thành vòng tròn, đồng ứng với mắt: Trong tư thế này, có thể tác động bên trong 2 ngón để chữa các bệnh đau mắt đỏ, nóng đổ ghèn hay bụi vào mắt

    Bàn tay nắm trong tư thế này, đồng ứng với đại não – Tác động qua việc hơ ngải cứu hay lăn bằng cây lăn có thể chữa bệnh nhức đầu, đau dầu một bên

    Hai bàn tay úp, đồng ứng với phía dưới não bộ; Hỗ trợ điều trị các bệnh tai biến mạch máu não, tâm thần, nhức đầu, mất ngủ.. bằng cách hơ ngải cứu trong lòng bàn tay

    Các tư thế bàn tay – đầu gối đồng ứng với bộ phận sinh dục nữ – hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa liên quan đến bộ phận này bằng cách tác động trên các vùng đồng ứng.

    Ngoài một số các bộ phận nêu trên, bàn tay và các ngón tay còn phản chiếu và đồng ứng với nhiều bộ phận khác trong cơ thể như hai cánh tay dơ lên đồng ứng với hai ngón tay chĩa lên (hình chữ V) còn hai ngón tay chĩa xuống (hình chữ V úp lại) thì lại đồng ứng với hai chân. Hay mé ngoài cánh tay (từ khuỷnh tay đến cổ tay) đồng ứng với phần trên của cơ thể phía lưng (từ cổ gáy đến thắt lưng) còn mé trong cánh tay lại đồng ứng với phần trước cơ thể (từ cổ họng xuống đến phần dưới bụng).

    Hai bàn tay với các ngón tay đan xen vào nhau đồng ứng với xương sườn (hai mặt úp và ngửa ra) Còn bàn tay với hai ngón trỏ và giữa chĩa ra còn ba ngón kia gập lại thì đồng ứng với lá mía (tụy tạng) hay bàn tay hơi khum lại thì lại đồng ứng với gan….



    Đồ hình đồng ứng trên bàn chân

    Mỗi một ngón chân tương ứng với một đầu người:Khi tác động lên ngón chân sẽ hỗ trợ các tác động trên vùng đầu










    Bàn chân đồng ứng cột sống

    Hai bàn chân đồng ứng các bộ phận nội tạng trong cơ thể.

    Hai bàn chân đồng ứng với hai quả thận:

    Các ngón chân: Tuyến thượng thận.

    Cạnh trong bàn chân: tỉnh mạch thận (màu xanh), động mạch thận (màu đỏ)

    Phần gan bàn chân: Quả thận.





    Như thế, ta thấy ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, thì các bộ phận và cơ quan nội tạng còn phản chiếu và đồng ứng trên bàn tay, cánh tay, cổ tay, khuỷnh tay, đầu gối, bàn chân… vì thế tính phản chiếu của phương pháp Diện Chẩn được gọi là sự phản chiếu đa hệ (Multireflecxology) khác với các phương pháp phản chiếu trên từng khu vực (như phản chiếu trên loa tai, phản chiếu trên bàn tay, bàn chân) của các phương pháp khác.

    Chính vì tính đa hệ nên sự tác động của phương pháp Diện Chẩn được mở rộng, phong phú và hiệu quả, do không bị gò bó vào một số kỹ thuật nhất định. Đau một chỗ, có thể chữa trên nhiều chỗ, bằng nhiều kỹ thuật, nhiều dụng cụ khác nhau vì chúng ta nên biết rằng, mặc dù cùng một tình trạng, một bệnh chứng nhưng mức độ nặng nhẹ, và sự đáp ứng cũng như phản ứng của mỗi bệnh nhân đều khác nhau, vì thế cũng một loại thuốc, một kỹ thuật điều trị giống nhau, nhưng có người khỏi, có người không.

    Còn đối với Diện Chẩn thì khi tình trạng của người bệnh không khỏi do tác động cách này thì ta có thể đổi qua cách khác, tác động chỗ khác … cho đến khi tìm ra một phác đồ thích hợp nhất. Đó là sự linh động, biến hóa của Diện Chẩn mà không có phương pháp nào có được. 



    (Còn tiếp)

    III. HỆ THỐNG HUYỆT ĐẠO

    1. Hệ thống huyệt đạo trên vùng mặt

    Hệ thống huyệt đạo trên vùng mặt do GS TSKH Bùi Quốc Châu tìm ra dựa trên việc trị liệu cho các bệnh nhân nghiện ma tuý tại trung tâm cai nghiện Bình Triệu. Từ ngày 26/3/1980 là ngày thầy Bùi Quốc Châu tìm ra và áp dụng thử nghiệm huyệt số 1, sau đó lần lượt các huyệt khác như huyệt số 5 tìm ra ngày 30/3/1980, huyệt sô 0 tìm ra ngày 7/4/1980 huyệt số 3 tìm ra ngày 13/4/1980. Sau đó lần lượt dựa trên các nguyên lý phản chiếu, đồng ứng, thày đã tìm ra hơn 300 huyệt được đánh số từ 0 đến huyệt số 630 (Có một vài số không có huyệt). Hệ thống huyệt này là điểm đặc thù của phương pháp Diện Chẩn, chỉ tập trung trên vùng mặt (chính diện và bán diện) khác hẳn với hệ thống huyệt đạo theo Đông Y dựa theo hệ kinh lạc, rải rác toàn thân và chỉ hơn 100 huyệt với tên riêng bằng tiếng Hán Việt.

    Vì DC có rất nhiều huyệt, có những huyệt dễ tìm, có huyệt khó tìm, có những huyệt chỉ có một, nhưng cũng có những huyệt có cả hai bên vùng mặt. Vì thế, khi sử dụng nên có bản đồ huyệt và Bảng tìm huyệt theo toạ độ. 

     2. Bảng tìm huyệt trên mặt



    Hướng dẫn:

    Bạn đọc cần có Bản đồ huyệt (Các huyệt thường dùng 2003) bên cạnh. Khi cần tìm huyệt, hãy căn cứ vào 3 điều:



    Số huyệt: Từ huyệt số 1 – 630 (có những số không có huyệt)

    Tuyến ngang: Đánh số thứ tự La Mã từ tuyến I – tuyến XII

    Tuyến dọc: Theo thứ tự ABC. Xuất phát từ tuyến O ngay chính giữa mặt đi ra hai bên từ vần A đến vần L (2 vần A – 2 vần L)

    Lưu ý:

    Có những huyệt nằm trên chính diện mặt và có những huyệt chỉ nhìn thấy ở hai bên



     A. Các huyệt chính diện

    Huyệt số

    Tuyến ngang

    Tuyến Dọc

    MÔ TẢ

    1

    VII

    O

    Chính giữa sống mũi

    3

    VII-VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi, Ngay trên gò má.

    5

    VIII

    D

    Trên 2 cánh mũi

    6

    X-XI

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi, hai bên cằm

    7

    IX

    B

    Hai bên nhân trung

    8

    V

    O

    Trên sống mũi – ngang 2 mắt

    12

    V

    B

    Trên sống mũi – ngang Huyệt 8

    13

    VI-VII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi, ngay giữa gò má

    17

    IX

    E

    Hai bên mép

    18

    V

    C




    19

    VIII-IX

    O

    Điểm cao nhất của rãnh nhân trung

    20

    V

    A

    Chính giữa sống mũi – hai bên huyệt số 8

    21

    VI-VII

    B

    Hai bên sống mũi

    22

    XI-XII

    O

    Ngay chính giữa ụ cằm

    23

    VII-VIII

    O

    Chính giữa chóp mũi

    26

    IV

    O

    Chính giữa hai lông mày

    29

    X

    E-G

    Hai bên mép môi

    31

    VI-VII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi

    Dưới hai mắt



    32

    VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi phải (có 1 huyệt)

    34

    III-IV

    C-D

    Trên đầu 2 lông mày

    35

    VIII-IX

    B

    Hai bên nhân trung sát lỗ mũi

    36

    VIII-IX

    E-G

    Hai bên mép

    37

    VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi trái (có 1 huyệt)

    38

    IX

    G

    Cuối 2 đường rãnh mép

    39

    VIII-IX

    E-G

    Hai bên mép ngang cánh mũi

    40

    VIII

    H

    Ngang huyệt 37 bên trái

    41

    VIII-IX

    H

    Giữa má phía dưới bên phải

    43

    VII-VIII

    O

    Trên sống mũi, dưới huyệt số 1

    45

    VII-VIII

    B

    Hai bên sống mũi ngang huyệt 43

    47

    VIII

    E

    Giữa đường rãnh mép phải

    48

    VIII

    D-E

    Trên mép phải gần cánh mũi

    49

    VIII-IX

    E-G

    Dưới đường rãnh mép phải

    50

    VIII-IX

    G

    Bên má phải sát huyệt 49

    51

    XII

    D

    Bên phải ụ cằm

    52

    VII-VIII

    D-E

    Sát đỉnh mép phải – trái là huyệt 58

    53

    IX-X

    O

    Phía dưới nhân trung, sát môi trên

    58

    VII-VIII

    D-E

    Sát đỉnh mép trái –phải là huyệt 52

    59

    VI

    L

    Hai bên má, sát tai

    61

    VII-VIII

    D

    Trên Đỉnh hai mép.

    63

    IX

    O

    Chính giữa nhân trung

    64

    VIII-IX

    D

    Điểm thấp nhất của cánh mũi

    65

    IV

    C

    Góc trên lông mày

    68

    VI

    M-N




    69

    VI

    M




    70

    VIII-IX

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi, ngang cánh mũi trái

    71

    VII-VIII

    D-E




    72

    VIII-IX

    L




    73

    VI

    G

    Trên đường dọc qua giữa con người, ngay dưới mắt

    74

    VIII

    D-E

    Điểm giữa cánh mũi và mép

    75

    VIII-IX

    D-E

    Phía dưới huyệt 74 trên 2 cánh mũi

    80

    XII

    A-B




    85

    X-XI

    E

    Trên cằm, dưới hai khóe môi

    87

    XII

    O

    Điểm lồi nhất ụ cằm

    89

    XI

    E




    91

    VIII

    C




    97

    III-IV

    D-E

    Sát trên lông mày

    98

    III-IV

    H-K

    Sát trên điểm cao nhất của lông mày

    99

    III-IV

    G-H

    Sát trên điểm giữa lông mày

    100

    IV-V

    L-M

    Điểm cuối lông mày

    101

    XII

    B

    Trên ụ cằm

    102

    III-IV

    L-M

    Trên đỉnh lông mày

    103

    II

    O

    Chính giữa trán

    104

    XI

    G

    Hai bên cằm

    105

    XI

    H

    Hai bên cằm – sát huyệt 104

    106

    III

    O

    Giữa phần thấp của trán -

    107

    III

    B




    108

    III-IV

    O

    Trên điểm giữa hai lông mày

    109

    IV-V

    O

    Dưới điểm giữa hai lông mày

    113

    IX

    D

    Hai bên nhân trung

    120

    VIII

    E

    Sát cánh mũi bên trái (1 huyệt)

    121

    VIII-IX

    D-E

    Sát phần dưới cánh mũi trái

    123

    II

    K

    Phần giữa 2 bên trán

    124

    II

    H

    Hai bên trán

    125

    II-III

    G




    126

    0

    O

    Trên đỉnh giữa trán sát mép tóc

    127

    XI-XII

    O

    Giữa phần trên ụ cằm gần môi dưới

    128

    II-III

    G

    Trên trán – ngay đường trục qua mắt

    129

    III-IV

    L

    Phía trên phần cuối lông mày

    131

    V

    L




    132

    VIII

    K




    133

    VIII-IX

    K




    143

    VIII-IX

    O

    Điểm chính giữa 2 lỗ mũi nhìn từ bên dưới

    145

    VII-VIII

    D-E




    156

    XI-XII

    D

    Hai bên ụ cằm

    157

    XI-XII

    D




    159

    XI-XII

    E




    163

    IX-X

    O




    171

    VII-VIII

    D-E

    Trên đường rãnh mép phải

    173

    VIII

    O

    Chính giữa đỉnh mũi

    174

    VII-VIII

    B

    Hai bên cánh mũi sát sống mũi

    175

    II

    B

    Giữa trán – hai bên huyệt 103

    177

    III-IV

    M-N

    Sát mí tóc hai bên thái dương - phía trên lông mày.

    178

    VIII

    B

    Hai bên đỉnh mũi trên cánh mũi

    179

    IV-V

    C-D




    183

    IV

    M-N




    184

    VI-VII

    B

    Điểm giữa mũi hai bên sống mũi

    185

    II-III

    M-N

    Sát mí tóc thái dương

    188

    IV-V

    B-C

    Điểm giữa hai lông mày và sống mũi

    189

    VI

    O

    Dưới 2 mắt ngay trên sống mũi

    196

    IV-V

    A-B

    Ngang mí mắt trên phần lõm của sống mũi

    197

    II

    C




    209

    V-VI

    D




    210

    O-I

    D

    Dưới mi tóc

    215

    III

    L-M




    216

    III-IV

    H




    217

    IV-V

    L

    Dưới thái dương – ngang đuôi lông mày

    218

    III-IV

    K




    219

    O

    D




    222

    X

    G




    226

    X-XI

    D-E




    227

    X-XI

    B




    228

    IX-X

    D-E




    229

    X

    H




    233

    VIII

    G-H

    Trên gò má phải – hợp với huyệt 41 và 50 thành tam giác Gan.

    235

    XI-XII

    O

    Phía trên ụ cằm

    236

    X-XI

    O




    240

    IV

    B




    247

    VIII-IX

    O

     Giữa nhân trung – dưới huyệt 19

    253

    VIII-IX

    O-A

    Sát hai lỗ mũi nhìn từ dưới lên

    254

    XII

    A-B

    Phía dưới ụ cằm

    255

    XII

    B-C




    256

    XII

    D-E

    Hai bên cằm

    257

    XII

    E-G

    Ngang ụ cằm ở hai bên cạnh cằm

    267

    III-IV

    G

    Chính giữa hai lông mày

    268

    III-IV

    E

    Phần bên trong trên hai lông mày

    269

    VII-VIII

    H

    Phần nổi cao nhất của gò má

    270

    X

    K

    Hai bên phía trên cằm

    276

    VII-VIII

    K

    Phía ngoài gò má

    287

    VIII-IX

    B

    Ngay dưới hai lỗ mũi

    290

    VII

    B

    Hai bên huyệt số 1 trên sống mũi

    292

    XI-XII

    G

    Ngang ụ cằm – sát phía ngoài cằm

    293

    XI-XII

    G-H




    300

    I

    E

    Phần cao của trán

    301

    I

    G




    302

    I

    H




    303

    I

    K




    305

    IX-X

    G-H




    310

    III

    C

    Phần thấp của cằm

    312

    IV-V

    O

    Giữa sống mũi – dưới huyệt 26

    324

    III-IV

    K




    330

    V-VI

    C




    332

    III

    D




    333

    II-III

    H




    340

    I

    B




    341

    I

    C




    342

    I

    O




    347

    X-XI

    B

    Trên đường dọc qua lỗ mũi – sát bờ trên của ụ cằm

    348

    O-I

    O

    Sát phần trán với mí tóc – dưới H.329

    353

    VI

    H




    354

    VI

    E




    355

    V-VI

    D




    356

    VIII

    H

    Trên gò má bên phải

    357

    VI

    D-E




    358

    VI

    K




    360

    III

    E




    365

    XII

    O

    Nơi chẻ đôi của ụ cằm

    377

    O

    C




    379

    O

    B




    401

    O-I

    O




    405

    II-III

    C

    Trên hai đầu lông mày- giữa trán

    421

    II

    D




    422

    II

    E




    423

    II

    G




    432

    VI-VII

    E-G

    Dưới mắt – giữa tuyến E -G

    437

    VIII-IX

    H




    458

    II-III

    H




    461

    X-XI

    K

    Trên đường ngang bờ môi dưới

    467

    VI-VII

    D-E

    Kết hợp với H.61 và H.491 thành tam giác đều.

    477

    III-IV

    B-C

    Phía Trên 2 góc trong của lông mày

    481

    VII-VIII

    G-H




    491

    VI-VII

    D

    Hai bên sườn mũi - ở giữa VI-VII

    505

    V-VI

    C




    511

    IX-X

    E




    512

    XII

    O




    556

    0

    O

    Sát mí tóc trên tuyến 0 – trên H.126

    557

    0

    O

    Nằm trong phần tóc trên H.556

    558

    0

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi – nằm sát mí tóc.

    559

    0

    H

    Bên cạnh H. 558

    560

    0

    E




    461

    III

    G




    564

    0

    K

    Sát mí tóc, gần bên thái dương

    565

    VI

    D




    567

    II

    Q




    630

    VIII-IX

    B-C




    B. Các huyệt hai bên mặt (bán diện) và vùng Tai

    Huyệt số

    Tuyến ngang

    Tuyến Dọc

    MÔ TẢ

    0

    VII

    P-Q

    Trên đường biên giữa bình tai và da mặt

    9

    X

    M

    Dưới gò má – ngang miệng

    10

    VIII-IX

    N




    14

    VIII-IX

    P-Q

    Bờ dưới dái tai và góc hàm

    15

    VIII-IX

    P-Q

    Đỉnh của hõm sâu nhất giữa xương chũm và x. hàm dưới sau dái tai

    16

    V

    P-Q




    27

    X

    L




    28

    VIII-IX

    M

    Phần trong gò má – ngang cánh mũi

    30

    VII-VIII

    L-M




    33

    VII-VIII

    M

    Trên gò má – trên H.28

    57

    V-VI

    P-Q

    Chỗ lõm nhất của khuyết vành tai

    60

    VI

    M




    62

    XI

    M

    Dưới gò má – ngang cằm

    79

    VII-VIII

    P-Q

    Trên dáy tai

    88

    VI

    N-P




    94

    X

    P

    Trên xương quai xanh

    95

    IX-X

    P-Q




    96

    X

    N-P




    130

    V

    M

    Dưới thái dương – ngang khóe mắt

    139

    III-IV

    Q

    Trong tóc, phía trên tai

    162

    XI

    L




    170

    VI-VII

    Tai




    180

    IV

    M




    191

    II

    M-N

    Sát mí tóc hai bên thái dương

    195

    III

    M-N




    245

    IX - X

    N-P




    274

    VII-VIII

    P-Q




    275

    VIII-IX

    P




    282

    VII-VIII

    P

    Trước dáy tai

    309

    IX

    P-Q




    319

    III-IV

    L-M




    343

    XI-XII

    M

    Trên gờ xương hàm

    344

    XI-XII

    L-M




    345

    XI-XII

    L-M




    346

    XI-XII

    L




    459

    V-VI

    M-N




    460

    V

    M-N

    Trên thái dương

    555

    V

    N-P



     Các huyệt: 14 – 15 – 54-55-56 – 200 – 201 – 202 – 203 – 204 nằm dọc theo phần giữa vành tai và phần trên xương quai xanh.

    (xem hình bán diện)

    3. Khai thông Huyệt đạo 

    Trước khi tiến hành điều trị theo các phác đồ, ta cần phải khai thông huyệt đạo bằng cách dò tìm điểm đau (Sinh huyệt). Việc dò tìm sinh huyệt là tùy vào tình trạng bệnh. Ví dụ: Đau gan, ta dò vùng tam giác gan phản chiếu trên mặt.

    Sau khi đã phát hiện ra điểm đau (Sinh huyệt) ta sẽ lăn, hơ, ấn… trên điểm đau đó, động tác này sẽ giúp khai thông huyệt đạo, vì theo nguyên lý; Thống tắc bất thông (Đau sẽ không thông)

    Nếu không phải sinh huyệt, hay ấn vào không đau, thì huyệt đó đã được thông rồi – không cần tác động nữa – Thông tác bất thống (Thông rồi sẽ không đau nữa)


    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/anh%201.jpg



    Các huyệt đạo trên mặt (chính diện)
    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/anh%202.jpg


    Các huyệt hai bên mặt (bán diện) và vùng tai

    BẢNG PHÂN LOẠI HUYỆT

    LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỘ PHẬN TRONG CƠ THỂ

    1/ Bảng Phân loại huyệt theo bộ phận:

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    ĐẦU

    37, 50 - 0,19,26,51,87,103

    Đỉnh Đầu

    50,51,103 – 37, 87, 106, 126,189,365

    Nửa bên đầu

    41, 54, 55, 3, 51, 100, 180, 184,235, 437

    Sau đầu gáy

    87, 106, 156,8, 26, 54, 55, 65, 100, 127, 188, 201, 267, 290.

    Mặt

    60, 61 – 3, 37, 39, 57, 58

    Trán

    39, 51 – 37, 60, 61, 103, 106, 197

    Mắt

    16, 100, 102, 103, 130, 175, 421, 422

    6, 12, 80, 106, 188, 196, 197, 330, 423



    Tai

    41, 45, 65, 179, 421, 0, 15, 57, 138, 145, 197, 235, 290, 232.

    Mũi

    3, 19, 39, 61, 126, 377, 379 – 1, 7, 26, 50, 103, 106, 107, 108, 138, 184, 240, 467.

    Gờ mày

    156, 467

    Môi, Miệng

    37, 39, 127 – 3, 8, 29, 53, 61, 226, 227, 228, 236

    Cổ

    8, 12, 19, 26 – 20, 106, 107, 290

    NIÊM MẠC

    3, 26, 61 – 13, 19, 79

    NÃO – THẦN KINH

    1, 8, 34, 65, 103, 124, 125, 126, 175, 197, 300

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    NỘI TẠNG




    Lưỡi

    57,79,312 – 8, 26, 60, 61, 109, 196

    Răng

    8, 188, 196 – 0, 3, 14, 16, 22, 26, 34, 38, 39, 45, 57, 60, 100, 127, 180, 300

    Họng (thực quản)

    14, 19, 61, 275 - 8, 26, 96, 109, 312

    Phổi (Phế)

    26, 28, 275,3, 13, 61, 109, 125, 128, 132, 267, 276, 279, 491.

    Bao tử (Vị)

    19, 39, 50, 120, 121 - 5, 7, 34, 45, 54, 55, 61, 63, 64, 74, 113, 127, 310, 405, 421.

    Tụy Tạng (Tỳ)

    38, 63 – 7, 17, 113

    Lá lách (Tỳ)

    37, 40 – 124, 132, 423, 481

    Mật (Đởm)

    41, 184 – 54, 55, 124, 139

    Gan (Can) 

    50, 58 – 47, 70, 103, 197, 189, 233, 303, 356, 421, 423.

    Tim (Tâm bào)

    8, 12, 34, 57, 59, 60, 87, 103, 106, 127, 269 20, 55, 107, 191

    Ruột Non

    22, 127, 236 – 8, 34, 29, 226, 227, 228

    Ruột già (Đại trường)

    38 – 9, 19, 97, 98, 104, 105, 143,510,561

    TThận

    0, 1, 17, 19, 45, 73, 219, 300 – 22, 29, 38, 43, 210, 290, 301, 302, 560

    Hậu Môn

    19, 50, 365 – 126, 127, 143

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    CƠ QUAN SINH DỤC




    Dương vật

    19, 53, 63 – 0, 1,23, 26, 37, 50, 174

    Dịch hoàn

    7, 113, 287 – 35, 65, 73, 156

    Âm hộ - Âm Đạo

    3, 19, 63

    Tử cung

    1, 19, 53 – 23, 61, 63, 174

    Buồng trứng

    7, 73, 113, 156 – 65, 210, 287, 347

    Bọng đái

    22, 85, 87; 3, 26, 29, 53, 60, 73, 126, 235, 290

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    NGỰC – LƯNG – BỤNG




    Ngực

    13, 189 – 3, 60, 73, 269, 467, 491

    Vú

    12, 60, 63,73 – 39, 59, 179, 283

    Cột sống lưng

    1, 143, 342 – 19, 63, 219,558,559,560

    Thắt lưng

    1, 342 – 0, 19, 21, 43, 45, 127, 210, 300, 341,560.

    Giữa hai bả vai

    310, 360 – 332, 420, 421, 491, 562,565

    Quanh rốn

    222 – 0,29,53,63,113,127

    Trên rốn

    63, 53 – 7, 17, 19, 50, 58, 61, 113

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    VAI - TAY




    Bả vai

    310, 360, 477 – 0, 4, 13, 34, 38, 97, 98, 106, 107, 120, 139, 421

    Khớp vai

    88, 278 – 73, 65, 219, 354, 564

    Cánh tay trên

    97, 98, 99 – 0, 38, 51, 60, 267, 360.

    Khuỷu tay

    98, 99 – 0, 28, 60, 73, 267, 360

    Cổ tay

    100 – 0, 41,70, 130, 131, 235

    Các khớp ngón tay

    19, 460 – 50, 60, 130.

    Bàn tay

    460 - 60, 130

    Ngón tay cái

    3, 61, 180

    Ngón tay trỏ

    39, 319 – 100, 177

    Ngón Tay giữa

    38, 44 – 50, 195

    Ngón tay áp út

    29 – 185, 222, 459

    Ngón tay út

    60, 85, 191 - 0

    BỘ PHẬN

    HUYỆT

    MÔNG – CHÂN




    Mông

    210, 277 –91, 219, 377

    Háng

    64, 74 – 145

    Đùi

    17 – 3, 7, 19, 37, 38, 50, 133

    Khoeo (Nhượng)

    29 – 222

    Đầu gối

    9, 96, 197 – 39, 129, 156, 422

    Cẳng chân

    156 – 6, 50, 85, 96, 300

    Cổ chân

    310, 347 - 107

    Bàn chân

    34, 51

    Gót chân

    127, 461 – 107, 286, 310

    Ngón Chân cái

    254 – 97, 343

    Ngón chân trỏ

    255 – 34, 344

    Ngón chân giữa 

    65 – 256, 246,240

    Ngón chân áp út

    257 – 240, 346

    Ngón chân út

    26, 292, 293


    2/ Bảng phân loại huyệt theo triệu chứng

    TRIỆU CHỨNG

    HUYỆT

    Đau

    16, 41, 34, 60, 85, 87 – 0, 14, 19, 37,38, 39, 50, 156

    Nhức

    39, 43, 45, 300 – 0, 17, 301, 302, 560

    Tức lói

    28, 38, 41, 189 – 0, 3, 120, 132, 269, 421

    Ngứa

    3, 17, 34, 41, 50, 61, – 0, 26, 38, 85, 124

    Rát, xót

    26, 61 – 3, 125

    Nhột

    26, 61 – 3, 50

    Tê, mất cảm giác

    37, 58, 60 – 40, 59

    Chóng mặt

    8, 19, 63 – 0, 15, 26, 50, 60, 65, 106, 127

    Nghẽn nghẹt

    14, 19, 61, 275 – 26, 39, 85, 87, 184, 312

    Co giật

    19, 59, 103 – 26, 63, 124.

    Run

    45, 127 – 0, 6, 124, 300

    Lờ đờ

    19, 50, 127, 300 – 0, 1, 6, 22, 37, 62, 63, 73, 113

    Nóng 

    3, 14, 15, 16, 26, 143, 180 - 13, 51, 85, 100, 130.

    Lạnh

    6, 73, 127, 300 – 7, 8, 113

    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 1.7)


    description: http://dienchan.com/imagenews/30.04.06.11.12logo%20new.jpg


    III/ CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TRONG DIỆN CHẨN

    1. Chữa tại chỗ đau

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/chau(2).jpg

    Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao.



    2. Chữa theo Sinh Huyệt & Đồ hình

    Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thườngđược khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt).

    Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.

    3. Chữa theo phác đồ đặc hiệu

    Là cách chọn huyệt theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.



    4. Chữa theo Sinh huyệt tại nơi có bệnh và xa nơi có bệnh (không dựa theo Đồ h́nh)

    Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.



    5. Chữa theo lý luận Đông Y

    Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người Tây y đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình.



    6. Chữa theo lý luận Tây Y

    Tương tự như trường hợp trên nhưng dành cho giới Tây y (thường là các bác sĩ dựa vào các tác dụng của huyệt phù hợp với triệu chứng và cơ chế bệnh theo Tây y để định phát đồ điều trị).



    7. Chữa theo kinh nghiệm và trực giác

    Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.



    8. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ

    Các dụng cụ của Diện Chẩn (86 món) được thiết kế để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau: Ấn, day, cào, gơ, lăn.v.v. V́ thế, khi tác động ta cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp.



    Ảnh minh hoạ: Thủ pháp ấn huyệtVí dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.

    9. Chữa theo tính năng và chủ trị của Huyệt

    Ảnh minh hoạ: Các huyệt vùng tam giác gan

    Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Trực diện và bán diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan. 



    10. Chữa theo Huyền công

    Ngoài các kỹ thuật trên – Diện Chẩn còn có một kỹ thuật cao cấp chữa các loại bệnh bao gồm 12 thủ pháp được gọi là “Thập Nhị Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là:

    1. Ngôn Công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.

    2. Niệm Công: Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.

    3. Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt đạo để chữa bệnh.

    4. Chỉ Công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.

    5. Nhãn Công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.

    6. Khoán Công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.

    7. Ảnh Công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau trên hình ảnh (Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….

    8. Thuỷ Công: Dùng nước để chữa bệnh.

    9. Phách Công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

    10. Từ Công Dùng chữ viết để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)

    11. Phóng Công: Dùng 5 ngón tay búng vo bộ phận có bệnh của bệnh nhân

    12. Đàn Chỉ Thần Công: Dùng ngón tay trỏ để chỉ tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

    Ảnh minh hoạ: Kỹ thuật Ảnh công: Dùng que dò ấn trên đồ hình

    IV/ CÁCH ĐIÊU TRỊ KHÔNG DÙNG HUYỆT

    Trong Diện Chẩn, ngoài việc sử dùng các dụng cụ để dò tìm Sinh Huyệt (Chỗ đau) và tác động lên huyệt đạo theo từng phác đồ khác nhau (tham khảo tập 2). Còn nhiều biện pháp chữa không tác động trực tiếp lên tình trạng bệnh nhưng sẽ giúp cho việc điều trị sau này được thuận lợi hơn, thậm chí có thể khỏi bệnh mà không cần dùng các kỹ thuật đặc hiệu.



    Chúng ta cần xem xét, hỏi và tìm hiểu căn nguyên của chứng bệnh, vì có nhiều yếu tố tác động khiến cho bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng, từ đó đưa đến việc phát sinh các triệu chứng. Chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:

    1. Bệnh do thiếu vận động: Nếu quan sát thấy bệnh nhân có vẻ chậm chạp, lười nhác và hỏi qua về các hoạt động trong ngày, mà bệnh nhân cho biết là không làm gì hết, không thích đi lại, làm việc…thì trước hết yêu cầu bệnh nhân phải vận động bằng nhiều cách, tùy theo tình trạng sức khỏe mà tiến hành: Xoa bóp, tập vận động nhẹ (đi bộ – hít thở) tập thể dục (qua các động tác thể dục dưỡng sinh…) rồi sẽ tiến hành điều trị song song hay sau một thời gian.

    2. Bệnh do ăn uống sai lầm Khi chẩn đoán, cần hỏi thăm về chế độ ăn uống của bệnh nhân để đánh giá xem tình trạng như thế nào, nếu nhận thấy bệnh nhân sử dụng nhiều loại thực phẩm không tốt (Ăn uống vô độ, uống nhiều rượu bia, dùng thường xuyên các loại nước như nước cam, chanh, nước dừa hay uống nước giải khát có gaz với nước đá …) hay ăn uống luông tuồng không điều độ, không theo một thời điểm nhất định trong ngày hoặc thiếu vệ sinh thì phải yêu cầu hướng dẫn điều chỉnh cách ăn uống cho phù hợp.

    3. Bệnh do sinh hoạt sai lầm: Khi hỏi bệnh ta cần lưu ý đến thời gian biểu của bệnh nhân, nếu do những cách sinh hoạt không đúng như: Thức quá khuya, dậy quá trễ, ngủ quá nhiều, giấc ngủ không điều độ, bất thường khi nhiều khi ít. Làm việc quá sức, không có giờ cho việc thư giãn nghỉ ngơi hay có khi lại có những sinh hoạt tình dục quá độ hay tập luyện thể thao không hợp lý… thì phải xem lại cách sinh hoạt, lịch hoạt động trong ngày để thêm bớt, điều chỉnh trong việc (ngủ, nghỉ ngơi, tắm rửa, giải trí …)

    4. Bệnh do cố gắng quá độ: Chúng ta hỏi han về công việc, giờ làm việc để xem bệnh nhân có hoạt động quá nhiều về thể xác hay tinh thần hay không, nếu có thì trước hết phải giải thích hoặc hướng dẫn bệnh nhân giảm bớt các hoạt động (tính toán làm ăn – công việc dồn dập…) sau đó mới xem đến việc chẩn đoán và điều trị.

    5. Nếu bệnh phát sinh do nơi ở hay nơi làm việc không thích hợp, thì phải sắp xếp lại, hay thay đổi chỗ ở hay chỗ làm việc thì mới có thể chữa khỏi được vì một nơi làm việc chật chội, nóng bức, thiếu vệ sinh hay tối tăm là môi trường tốt cho những căn bệnh phát sinh.

    6. Nếu bệnh do cách xếp đặt bài trí nơi mình ở không hợp thì phải xem lại về mặt địa lý – Phong thủy. Chúng ta hỏi qua về cách bài trí trong nhà, cách đặt bếp, đặt giường ngủ….

    7. Nếu có nhưng xung khắc về tâm lý hay trường sinh học thì phải giải quyết phần nào những vấn đề này trước hay song song với việc điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh về tâm thần. Những căng thẳng mà ta gọi là Stress là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh (gọi là bệnh Tâm Căn = bệnh có căn nguyên do chấn thương tâm lý) Thông thường thì sẽ gây mất ngủ, biếng ăn, buồn phiền, dễ nổi nóng, dễ mất bình tĩnh. Còn nếu kéo dài thì có thể bị suy nhược thần kinh, bị viêm loét bao tử, bị nhức đầu, đau nửa đầu….

    Những yếu tố này nếu được chẩn đoán phát hiện đúng mức, thì có khi chỉ cần điều chỉnh lại các vấn đề này là cũng có thể khiến cho bệnh nhân khỏi bệnh, hay ít nhất là giúp cho việc điều trị có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn. 



    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 1.8)


    description: http://dienchan.com/imagenews/45.03.11.12.12logo%20new.jpg


    V/ CÁC THỦ PHÁP TRONG DIỆN CHẨN

    1/ Các thủ pháp chính

    GẠCH: (Vạch) Dùng cây dò gạch một đường dài sâu (miết) dọc hoặc ngang (hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau nhanh chóng, đưa đến sự tỉnh táo, sảng khoái.

    Thủ pháp gạch mặt có thể điều trị các bệnh sau:

    - An thần, chữa mất ngủ

    - Ngất xỉu, chóng mặt

    - Điều hòa nhu động ruột, chữa táo bón, tiêu chảy – Điều hòa tim mạch, chữa yếu tim, suy tim – Điều hòa Huyêt áp cao/thấp – Điều hòa Tiết dịch chữa đổ mồ hôi nhiều.

    - Đau cổ gáy – vai – Đau dạ dày – nám mặt.

    Thủ pháp gạch mặt gây kích thích mạnh hơn day ấn. Cần dùng kỹ thuật này khi day ấn không đạt kết quả cao. Ta có thể gạch bất cứ nơi bị đau (đau đâu gạch đó). Nhưng chủ yếu là trên mặt và đầu. 

    Thủ pháp gạch mặt tuy có hiệu quả cao nhưng thường thì bệnh nhân không thích vì đau và có thể làm nóng trong người khiến có thể lở môi, lưỡi nếu gạch nhiều lần (nhiều ngày). Ta không nên lạm dụng, mà thường chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Mỗi ngày chỉ nên gạch 1 lần, chia làm 3 đợt cách quãng, làm trong 3 ngày rồi ngưng, 3 ngày sau mới làm tiếp.



    ẤN: Đây là thủ pháp Chủ lực của Diện Chẩn, bằng que dò huyệt có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau.

    Có 5 cách ấn: Ấn Chậm – Nhanh – vừa. – ấn gạch và Ấn Chuẩn



    * Ấn Chậm: Ấn và giữ yên độ 30 tiếng đếm rồi nhấc ra, tìm sinh huyệt khác

    * Ấn vừa: Ấn vào huyệt vừa tìm được 3 lần liên tiếp rồi nhấc ra.

    * Ấn Nhanh: Ấn nhanh và dứt khoát vào huyệt rồi nhấc ra ngay. Kỹ thuật này không nên áp dụng cho người già, trẻ em hay phụ nữ thể lực yếu và cẩn thận khi ấn trên mặt.

    * Ấn Gạch: Có những bệnh nhân khi dùng thủ pháp ấn thì không có tác dụng, ta nên dùng thủ pháp ngay sau khi ấn vào sinh huyệt bèn gạch xuống một lằn ngắn.

    * Ấn Chuẩn: Khi tìm thấy sinh huyệt, ta ấn vào và giữ yên độ 30 giây (để hệ thống Thần kinh nhận ra tín hiệu) rồi sau đó mới tiến hành các kỹ thuật khác (Chậm/vừa/ Nhanh)

    Gạch và ấn là hai thủ pháp cơ bản nhất của Diện chẩn. Trong trường hợp ấn (thủ pháp trên Điểm) không thấy hiệu quả, nên chuyển ngay sang thủ pháp Gạch (Thủ pháp trên Vùng)

     2/ Các thủ pháp phụ:

    1. LĂN: Cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương. Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.

    Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần. 



    Thủ pháp lăn (lăn trên từng ngón tay)

    2. GÕ: Ta dùng một trong hai loại búa để áp dụng thủ thuật này, búa nhỏ thường dùng để gõ vào Huyệt, còn búa lớn dùng gõ nhẹ vào lưng, vai, mông, đùi...

    Khi gõ, ta phải gõ thẳng góc với mặt da nơi cần tác động, nếu gõ mạnh để đạt hiệu quả cao, thì gõ chừng 5 cái, nghỉ độ 10 giây rồi mới gõ tiếp (20 -30 cái) Không nên gõ liên tục, có thể tạo ra tình trạng xuất huyết dưới da. Nếu gõ nhẹ có thể gõ liên tục 20 - 30 hay nhiều hơn.

    Dù gõ mạnh hay nhẹ, nếu gõ đúng Sinh Huyệt thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rõ rệt, còn nếu không thì sẽ không đau gì cả.

    Búa đầu cao su thuộc Dương có tác dụng cao trong việc trị chứng co cơ, bong gân, ớn lạnh (gõ làm ấm người hay đổ mồ hôi, hạ sốt).



    Búa đầu gai thuộc Âm. dùng trong các trường hợp khí bế tắc, gây tê nhức, sốt, căng tức. Tác dụng của đầu gai là làm tiết khí. 

    Cách cầm búa gõ và các vị trí trên cơ thể có thể gõ

    3. CÀO: Cầm cán cào chắc tay, các răng cào thẳng góc với mặt da, lực đè đều tay. Có thể cào khắp nơi trong cơ thể, nhưng chủ lực là ở da đầu. Khi cào da đầu ta nhớ: Cào từ mí tóc trán ra sau đầu (cào lên) thuộc Dương. Cào từ sau đầu ra trước trán (cào xuống) thuộc Âm.

    Thủ pháp cào trên vùng mặt

    4. DAY: Sau khi tìm được huyệt, dùng cây day (đầu tròn) để day tròn hay di động tới lui đầu bi của cây dò huyệt. Day là tạo 1 kích thích di động đều - còn ấn là kích thích tĩnh.

    Day Phớt: Day phớt nhẹ trên da nơi sinh huyệt bằng cây dò day dộ 30 -40 lần (làm 3 lần cách khoảng 2 phút).

    5. DÁN CAO, XỨC DẦU: Dùng cao dán SALONPAS Cắt thành từng miếng nhỏ 4X4mm, dán lên các huyệt (tìm thấy bằng Que dò)- Dán khoảng 2giờ, ngày 1 lần cho các bệnh mãn tính (hay dán qua đêm) với bệnh mới phát ngày dán 3 lần/ngày. Xức dầu: Làm sạch vùng cần bôi, dùng dầu cù là (dầu cao) chấm vào đầu ngón tay - bôi lên huyệt 3 lần để sức nóng đủ độ bền trên huyệt. Sau khoảng 2 giờ mới chùi sạch và có thể tắm rửa. (Không làm ướt nơi xức dễ gây cảm lạnh vì trúng nước).

    Lưu ý: Không dùng kỹ thuật này cho các bệnh nhân nóng nhiệt gây táo bón,khô. 

    6. HƠ NÓNG: Dùng thanh Ngải cứu, hơ trên da (cách khoảng 1cm) di chuyển chậm - đến vùng nào mà bệnh nhân cảm thấy nóng bất thường thì đó là huyệt cần hơ. Nếu chỉ thấy nóng bình thường thì không đúng. Sau khi tìm thấy, nhấc ngải cứu ra rồi bôi Vaseline hay dầu cù là vào vùng huyệt. Chỉ hơ 3 lần là đủ. Thủ pháp này rất hiệu quả trong những bệnh do lạnh gây ra nhưng không nên lạm dụng, chỉ dùng mỗi ngày một lần. Với những bệnh mãn tính nên dùng cách dán cao hay xức dầu.

    Thủ pháp hơ bằng ngải cứu

    7. CHƯỜM LẠNH: Dùng cục nước đá cỡ ngón tay cái, áp sát và rà trên da mặt. Nơi nào lạnh buốt thì áp sát vào cho đến khi chỗ đó tê đi hay đến khi người bệnh không chịu nổi - hoặc bệnh có triệu chứng giảm thì chuyển sang nơi khác. Chữa trị tốt các bệnh do nhiệt gây ra, kiết lỵ mới phát.

    Lưu ý: Không dùng trên trán lâu, dễ gây nhức đầu.

    (CÒN TIẾP)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 1.9)


    description: http://dienchan.com/imagenews/30.02.28.12.12logo%20new.jpg


    VI / DỤNG CỤ DIỆN CHẨN

    Ngoài hệ thống các phác đồ và Huyệt Đạo, để tăng cường hiệu quả phòng và trị bệnh, GS TSKH Bùi Quốc Châu, người sáng lập phương pháp Diện Chẩn còn sáng tạo ra những dụng cụ chuyên biệt.

    Những dụng cụ này có tác dụng gia tăng hiệu quả tác động lên các huyệt đạo và các khu vực trên vùng mặt và toàn thân, chủ yếu là vùng lưng, bụng, cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân. Các dụng cụ này được chế tác một cách công phu, có giá trị và tính thẩm mỹ cao, với nhiều kích thước khác nhau, có thể trang bị tại gia đình hay với các dụng cụ mini, có thể mang theo bên mình để sử dụng bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào.

    Các dụng cụ Diện Chẩn rất đa dạng về hình thức, phong phú về số lượng. Vì thể để giúp cho độc giả dễ nhớ và dễ tìm được cho mình những dụng cụ cần thiết, phù hợp với mục đích yêu cầu. Chúng tôi chia các dụng cụ ra làm ba nhóm:

    1. Nhóm xếp theo hình dạng: Những dụng cụ có hình dạng và chức năng tương tự nhau sẽ xếp theo một loại.

    2. Nhóm xếp theo cấp độ: Để sử dụng thì người dùng có thể chọn cho mình từ những dụng cụ cơ bản nhất, không thể thiếu trong loại số 1, đến việc mở rộng ra theo nhu cầu, có thể tăng thêm những dụng cụ khác trong loại số 2, số 3, 4 cho đến số 5 là bộ dụng cụ đầy đủ.

    3. Nhóm xếp theo công năng: Mỗi một loại bệnh, có thể dùng một số dụng cụ chuyên biệt, nhất là trong việc làm đẹp hay chữa các bệnh mãn tính. Tùy theo bệnh cần chữa hay mục đích mà chúng ta có thể chọn các loại dụng cụ chuyên biệt cho từng bệnh hay nhu cầu.

    1. Nhóm xếp theo hình dạng:

    a/ Loại cây lăn nhỏ:

    Cây lăn dò đồng – Lăn dò sừng – Lăn dò cầu – lăn dò đinh:

    Các loại này gồm một đầu là que dò bằng Inox, một đầu là các quả lăn hình cầu bằng nhựa cao cấp hay các quả lăn hình trụ có các đinh bằng inox, chủ yếu tác động trên vùng mặt và bàn tay, bàn chân do diện tiếp xúc nhỏ.







    Cây Lăn – Dò đồng

    Cây Lăn – Dò Đinh







    Cây lăn - Dò sừng

    Cây Cào nhỏ – que dò

    b/ Loại cây lăn lớn:


    Nhóm này có các cây lăn cầu làm bằng nhựa cao cấp và các cây lăn đinh làm bằng Inox, dùng để lăn trên lưng, bụng, đùi, cẳng chân, cánh tay.







    Cây Lăn Cầu gai đơn

    Cây lăn cầu gai đôi







    Cây Lăn Đinh Đơn

    Cây Lăn Đinh Đôi Lớn

    Cây lăn cầu gai có tính Dương

    Cây lăn đinh có tính Âm

    c/Loại que dò - ấn huyệt:

    Cây Dò –Day, Cây Dò hai đầu (lớn - nhỏ), Cây dò - ấn huyệt trên ngón tay – chân, Cây Day huyệt trên lưng, Cây Dò 3 chia lớn, Cây Sao Chổi (Nhỏ, trung, lớn) Nhóm này gồm các cây có một hay hai đầu dò, dùng để tìm huyệt và ấn, day trên các sinh huyệt (huyệt gây đau). Tác động trên mặt, tai, cổ gáy, lưng, bàn tay, cánh tay, ngón tay, bàn chân …







    Cây Day huyệt trên lưng

    Cây dò Huyệt







    Cây Dò – Day Huyệt

    Cây Dò Ba chia







    Cây Dò 2 đầu lớn nhỏ

    Cây Sao Chổi nhỏ (mini)


    d/ Loại cây lăn – cào – dò chuyên biệt

    Đây là nhóm được thiết kế để dùng lăn - cào hay dò huyệt tại một số bộ phận đặc thù trên cơ thể như loa tai, cổ gáy, cạnh bàn tay … Mỗi dụng cụ chỉ dùng để lăn hay cào 1, 2 vùng trên.

    Cây Lăn Đồng Lõm

    Cây Lăn Sừng lõm







    Cây cào Bán Nguyệt

    Cây dò huyệt 6 chia







    Cây dò huyệt trên loa tai

    Cây dò huyệt trên cạnh bàn tay


    e/ Loại cây búa gõ







    Cây búa nhỏ

    Cây búa lớn

    Búa nhỏ: Dùng để gõ vào các điểm đau (Sinh huyệt) hay các khu vực nhỏ trên cơ thể, có một đầu nhọn bằng nhựa và một đầu có 3 qua bằng inox.

    Búa lớn: Dùng để gõ trên vai, lưng, đầu gối …

    f/Loại bàn chải, cây cào.







    Bàn chải nhỏ

    Bàn chải lớn







    Bàn chải và lăn đồng láng

    Bàn chải – lăn đồng láng lớn










    Con bọ nhỏ

    Con bọ lớn

    Chủ yếu là cào trên da dầu để lưu thông khí huyết

    g/ Loại thiết bị







    Ống tắt ngải cứu

    Máy dọng cừ







    Điếu ngải cứu

    Ngải cứu điện







    Bút xung điện

    Móc khóa – que dò huyệt







    Cây cạo gió

    Bút dò huyệt







    Thẻ cạo gió

    Thẻ cạo gió và que dò




    Đôi đũa thần


    h/ Loại bàn lăn – xe lăn

    Bàn lăn mini

    Bàn lăn ngắn







    Bàn lăn dài

    Bàn lăn ba trục




    Bàn lăn tay

    Bàn lăn chân




    Xe lăn 4 cầu

    Quả cầu gai

    Quả cầu đinh

    Quả cầu láng







    Cây lăn quẹt

    Chày day huyệt


    2. Nhóm xếp theo cấp độ:

    Tổng số dụng cụ Diện Chẩn là 86 món, nhưng có nhiều món mang tính phối hợp và có những món có 3 kích cỡ khác nhau (Nhỏ, trung, lớn) nên người sử dụng tùy theo nhu cầu và khả năng, chỉ cần trang bị cho mình từ 10 – 20 món là đủ.

    Các bộ dụng cụ này được chia làm 5 loại, loại cơ bản nhất là Cấp độ 1 (Cho người mới và là 4 món căn bản bắt buộc phải có), có 04 món là:

    Cấp độ 1: nhóm cơ bản gồm:







    1/ Lăn đồng nhỏ + Đầu dò Inox

    2/ Lăn cầu gai đôi lớn







    3/ Cây cào lớn

    4/ Cây búa lớn

    Đây là 04 công cụ không thể thiếu trong việc phòng và trị bệnh theo phương pháp Diện Chẩn.

    Cấp độ 2: Chia ra loại 2a gồm có 7 món:

    1/Cây dò – day huyệt

    2/Lăn đinh nhỏ, cầu gai nhỏ










    3/ Cây cào lớn

    4/ Cây chày day huyệt







    5/ Cây búa nhỏ

    6/ Cây búa lớn




    7/ Lăn Cầu gai đôi lớn

    Loại 2b thêm 2 món:

    1. Lăn cầu đinh đôi lớn

    2. Quả cầu gai bằng sừng

    Cấp độ 3: Sử dụng trong phạm vi gia đình. Loại 3 gồm có 13 món:

    1. Cây dò và day huyệt

    2. Cây dò huyệt 2 đầu lớn nhỏ

    3. Cây lăn 2 đầu (lăn đồng và lăn gai)

    4. Cào lớn

    5. Chày Day huyệt

    6. Lăn cầu gai đôi nhỏ

    7. Lăn cầu gai đôi lớn

    8. Lăn đinh đôi nhỏ

    9. Lăn đinh đôi lớn

    10. Búa nhỏ

    11. Búa lớn

    12. Quả cầu gai bằng sừng

    13. Quả cầu đinh Inox

    Cấp độ 4: Sử dụng trong việc chữa trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Loại 4 gồm 16 dụng cụ (là bộ 13 + thêm 3 món)

    Cây Sao chổi lớn

    Con Bọ lớn




    Cây lăn đồng láng lớn

    Cấp độ 5: Dùng cho các phòng khám chữa bệnh theo phương pháp Diện Chẩn. Loại 5 gồm có 18 công cụ (Là bộ 4 thêm 02 dụng cụ)

     Đây là bộ đầy đủ để có thể dùng trong việc chữa bệnh.







    Cây lăn 3 trục cán dài

    Bàn lăn chân

    1. Nhóm xếp theo công năng.

    Bộ dụng cụ Thẩm mỹ:

    1. Cây dò 2 đầu

    2. Cây Lăn mụn

    3. Cây lăn đồng trung

    4. Cây lăn đồng láng

    5. Cây Cào lớn

    6. Cây lăn 3 trục cán sừng dài

    7. Con bọ

    8. Cây Sao chổi

    9. Lăn cầu gai đôi nhỏ

    10. Lăn cầu đôi láng sừng

    11. Bàn Chải tiên trung

    12. Quả cầu láng


    Bộ dụng cụ chữa Cận thị:

     

    1. Cây dò 2 đầu

    2. Búa nhỏ

    3. Lăn Đinh và Cầu gai

    4. Cây Cào lớn


    Bộ dụng cụ chữa Nhức mỏi:

     

    1. Cây dò 2 đầu

    2. Cây chày day huyệt

    3. Cây lăn cầu gai đôi lớn

    4. Búa Lớn

    5. Điếu Ngải cứu



    Bộ Dụng cụ chữa Viêm xoang

    1. Cây dò hai đầu

    2. Cây Búa nhỏ

    3. Cây Cào lớn

    4. Chày day huyệt

    5. Ngải cứu




    Hiện nay, dụng cụ này có nhiều nơi đã làm hàng giả, hàng nhái. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng, độc giả nên tìm mua tại văn phòng Trung tâm Việt Y Đạo, số 16 Ký Con P.7 Q. Phú Nhuận TP.HCM.

    1. Cách dùng các dụng cụ

    Trong việc sử dụng các dụng cụ day, ấn, gạch... ta cần tìm ra những vùng hay điểm nhạy cảm (Điểm phản xạ hay Sinh huyệt: có cảm giác đau khi đụng đến) tại các nơi phản chiếu (dưới dạng đồ hình) của các bộ phận hay cơ quan đang bị đau nơi vùng mặt, đầu, loa tai, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, lưng... hay chính nơi đau để tác động.

    Điểm đau hay Sinh huyệt, chính là nơi cần tác động để chữa bệnh, vì khi tác động ta sẽ làm khí huyết lưu thông (Thông tắc bất thống). Muốn tìm Sinh huyệt, ta cầm que dò thẳng góc da mặt, vạch từng đoạn ngắn (1-2cm) tìm điểm nào đau thốn nhất trong các điểm đau: Đó là Sinh Huyệt.

    Trong trường hợp không biết hay chưa quen tìm ra Sinh huyệt, ta có thể tác động ngay chỗ đau (đau đâu làm đó) hoặc vào những nơi tương ứng với các bộ phận đang đau, dựa trên các đồ hình phản chiếu (Trên mặt, lưng, ngực, bàn tay) hay đồ hình đồng ứng (Có hình dáng tương tự) cũng đem lại hiệu quả.

    Ví dụ: Bàn chân đau nhức thì dùng cây lăn nhỏ lăn ở cằm hay dùng que dò ấn một số điểm ở vùng cuối của bàn tay mà không cần dò tìm Sinh Huyệt.

    Nếu bệnh nhân hợp với cách điều trị nào, thì ngay sau khi tác động theo cách đó khoảng 30 - 60 giây, sẽ có hiệu quả giảm ngay 40 - 50% tình trạng đau. Nếu không hợp, thì dù có tác động lâu hơn cũng không có kết quả. Khi đó, ta cần phải chuyển sang dụng cụ khác và làm cho đến khi gặp dụng cụ thích hợp thì bệnh chứng sẽ giảm ngay sau 3 lần tác động cách khoảng (độ 5 phút). Cũng có khi tác động nơi này không có kết quả, thì phải chuyển sang nơi khác, mới có thể đạt hiệu quả (Đó là nguyên lý chữ TÙY trong Diện Chẩn)

    LƯU Ý:

    Trước và sau khi tác động phải lau sạch dụng cụ bằng Alcool (cồn) để tránh các vấn đề về nhiễm trùng.

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 2.1)


    description: http://dienchan.com/imagenews/43.02.29.01.13logo%20new.jpg


    LỜI NÓI ĐẦU

    Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp là một phương pháp chẩn đoán và trị liệu đặc thù VN, dựa vào sự khảo sát và tác động bằng nhiều hình thức khác nhau để tìm ra những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện một cách hệ thống trên mặt và cơ thể người bệnh do GS.TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo năm 1980 tại TP.Hồ Chí Minh - Việt Nam.


    Đây là một phương pháp bổ túc cho các phương pháp Y học khác đã có từ trước, giúp ta định hướng chẩn đoán một cách nhanh chóng các loại bệnh, giúp ích nhiều cho việc định bệnh, phòng bệnh, trị bệnh và xã hội hóa Y tế. Diện Chẩn được xem như là một phương pháp phản xạ học mới: PHẢN XẠ HỌC ĐA HỆ (để phân biệt với phản xạ học cổ điển hay là Phản xạ học đơn hệ). Hay còn gọi là PHẢN XẠ HỌC VIỆT NAM (Reflexologie Vietnamienne). Đây cũng là một loại NHU Y (Médecine douce) hay Y HỌC TỰ NHIÊN (Médecine naturelle) vì không dùng thuốc cũng không dùng kim châm mà chỉ dùng tay cùng với các loại dụng cụ đặc thù của Diện Chẩn (như cây lăn,cây cào,búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện). Nó cũng là một phương pháp trong lĩnh vực Y tế Cộng đồng (La Santé Commune) có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng và an toàn nhất trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu.

    Điều trị theo Diện Chẩn có rất nhiều biện pháp, kỹ thuật khác nhau. Trong tập sách thực hành này, chúng tôi giới thiệu những biện pháp, kỹ thuật và phác đồ căn bản nhất để giúp người đọc có thể vận dụng ngay trong giai đoạn đang nghiên cứu và học tập. Các biện pháp này được vận dụng để có thể tác động dưới nhiều hình thức như:

    - Tác động dựa trên phác đồ bằng các dụng cụ

    - Tác động dựa trên các đồ hình và sinh huyệt

    - Tác động bằng nguyên lý đồng ứng và Huyền công.

    Để tiện cho bạn đọc tra cứu, sách được chia làm 4 phần là Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị trong Diện Chẩn, chẩn trị hệ thống nội tạng, chẩn trị trên các bộ phận ngoại vi và chẩn trị theo nguyên lý đồng ứng. Trong mỗi phần đều có liệt kê những nguyên tắc, kỹ thuật, phác đồ điều trị dựa trên các kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi và các học viên của các khóa đào tạo Diện Chẩn từ trước tới nay.

    Chúng ta cũng nên biết rằng, Diện Chẩn là một phương pháp linh hoạt, sáng tạo không ngừng phát triển, vì thế trong tập sách này, ngoài những phác đồ và kinh nghiệm đã từng áp dụng, tác giả đã bổ sung thêm những phát kiến mới, nhất là về các bộ phận Đồng Ứng và các dụng cụ, mà trong các tập sách trước đây chưa có.

    Chúng tôi hy vọng rằng, tập sách này cùng với các tài liệu về Diện Chẩn của GS.TSKH Bùi Quốc Châu sẽ xuất bản nay mai, sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu học hỏi và thực hành Diện Chẩn, nhằm giúp cho phương pháp này càng ngày càng được quảng bá trên toàn thế giới. 

    TP HCM, tháng 6 năm 2012
     Tác giả: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu

    Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN & TRỊ LIỆU

    I. NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN & TRỊ LIỆU:

    Diện chẩn là một hệ thống bao gồm nhiều biện pháp, kỹ thuật chẩn đoán và trị liệu khác nhau. Người dùng có thể tùy theo tình trạng người bệnh hay kinh nghiệm và năng lực bản thân để áp dụng một hay nhiều cách thức trị liệu, nhằm đem lại kết quả tốt nhất và nhanh nhất cho hoạt động điều trị của mình.

    Trong Diện Chẩn, không có biện pháp nào hay hơn biện pháp nào mà chỉ có biện pháp phù hợp hay không phù hợp. Vì thế, khi tác động nếu phù hợp thì sẽ có kết quả rất nhanh chóng, nếu chưa hay không phù hợp thì sẽ không có kết quả, chứ không làm cho tình trạng bệnh xấu đi. Khi đó, người chữa cần dựa trên kinh nghiệm và kiến thức học tập về Diện Chẩn của mình để điều chỉnh, thay đổi biện pháp, không nên cố chấp vào một biện pháp hay kỹ thuật nào. Đó chính là bí quyết trong chữa bệnh theo nguyên lý TÙY và BIẾN trong Diện Chẩn.

    1. Kỹ thuật chẩn đoán

    Việc đầu tiên của một tiến trình điều trị là KHÁM BỆNH tức là tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh gì? Ở bộ phận nào? Mức độ bệnh ra sao? Đau thế nào? Đau bao lâu? Có chu kỳ hay không?

    Đây là việc bắt buộc phải làm, vì nếu không, ta làm sao biết chữa bệnh gì?Nhiều người hễ bệnh đến là cứ”nhắm mắt nhắm mũi” lấy que dò ấn, day lung tung trên mặt bệnh nhân chẳng cần khám bằng cách dò sinh huyệt (Ấn chẩn) hay quan sát mặt người bệnh (Diện chẩn) hoặc sờ vào da mặt bệnh nhân (thiết chẩn) hay hỏi kỹ bệnh nhân (Vấn chẩn) để xem họ bị bệnh gì, mức độ ra sao? Như thế làm sao có thể chữa đúng và tốt bệnh được.

    Trong điều trị thì vấn đề khám để chẩn đoán, định xem bệnh nhân mắc phải bệnh gì và nguyên nhân ở đâu là vấn đề trước tiên phải đặt ra. Nếu Đông Y có Tứ Chẩn (Vọng, văn, vấn, thiết) thì Tây Y cũng có các kỹ thuật chẩn đoán là: Nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe và các kỹ thuật cận lâm sàng như: Chụp X-quang, đo điện tâm đồ, điện não đồ, xét nghiệm… Tất cả nhằm mục đích là làm sao để định rõ được bệnh nhân bị bệnh gì, mức độ ra sao? Từ đó đưa ra cách xử lý thích đáng, để đem lại kết quả trị liệu mau chóng và tốt đẹp nhất.

    Công việc khám bệnh do đó thường nhắm vào những mục tiêu sau đây: Tìm biết thật rõ bệnh ở cơ quan, bộ phận nào? Bệnh như thế nào? Đao bao lâu? Đâu là nguyên nhân gần và xa? Lúc nào thì bệnh diễn tiến trầm trọng (kịch phát), lúc nào thì dịu xuống và hiện nay bệnh đang ở giai đọan nào? Rồi bệnh nhân ở vùng nào thì bệnh nặng hơn. (Hoặc giảm đi)? Ăn món gì thì bệnh nặng hơn? Ăn món gì thì bệnh giảm?

    Ngoài ra còn cần tìm hiểu cả về: Tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tư tưởng của họ ra sao? Bệnh nhân có đang ở trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất hay tinh thần không? Ảnh hưởng của nơi ăn chốn ở, nơi việc làm ra sao? ảnh hưởng của xã hội tác động ra sao đối với họ? Rồi quan hệ giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp…? Tất cả đều có thể là nguyên nhân gần hay xa đến bệnh tình của họ.

    Để thực hiện việc khám bệnh ta cần phải tuần tự tiến hành bốn bước như sau:

    1. NHÌN (Vọng chẩn).

    2. SỜ (Thiết chẩn).

    3. DÒ SINH HUYỆT (Ấn chẩn, Đả chẩn, Nhiệt chẩn).

    4. HỎI (Vấn chẩn).

    1/ NHÌN (Vọng chẩn):Thọat tiên bệnh nhân đến, ta phải để ý quan sát xem sắc mặt, dáng điệu, cử chỉ, của họ ra sao. Ví dụ: Sắc mặt của họ màu gì (tái xanh, trắng bệt, đỏ tía, tím tái hay thâm xạm…), họ có tỏ ra khó chịu, ôm bụng rên la, có đổ mồ hôi hột, có đi cà nhắc, có mệt mỏi, rã rượi không?

    Ngoài ra, trên da mặt họ có tàn nhang không? Nó đóng ở đâu? Hoặc có nhiều nếp nhăn ở đâu? Hay nhiều vết nám ở đâu?.v.v..

    Ta phải nhớ rằng: Mỗi DẤU HIỆU TRÊN MẶT cũng như mỗi trạng thái, cử chỉ của bệnh nhân hoặc tổng hợp các dấu hiệu đó là phản ánh biểu lộ của tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân. Cho nên, cần phải chịu khó khảo sát thật kỹ để từ đó tìm ra đúng gốc bệnh. Có thể việc chữa bệnh mới mang lại nhiều hiệu quả tốt.

    2/ SỜ (Thiết chẩn): Chẩn đoán bằng cách sờ da hoặc sờ vào các huyệt đặc trưng. Nhiệt độ của da thịt cũng như độ săn chắc hay trơn láng.mịn màng của nó cũng đêu phản ánh biểu lộ tình trạng sức khỏe hay bệnh tật của bệnh nhân.

     Ví dụ: Da thịt ở cằm mềm nhão và lạnh phản ánh các cơ quan ở bàng quang bị suy yếu nên bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu đêm hoặc tiểu không cầm được. Hoặc nhiệt độ giữa trán và cằm khác nhau rõ rệt chỉ rõ bệnh nhân đang mắc bệnh cao huyết áp. Hay đầu mũi lạnh là phản ánh tình trạng máu về tim không đủ (VÌ đầu mũi phản chiếu tim).

    Ngòai ra thiết chẩn còn có nghĩa là sờ vào mạch đập ở mặt (vùng huyệt 57 và Đại nghinh) để biết tình trạng bệnh nhân HÀN hay NHIỆT, HƯ hay THỰC (như mạch ở cổ tay).

    3/ DÒ SINH HUYỆT:

    Ấn chẩn: Chẩn đoán bằng cách Dò – ấn huyệt.

    Đả chẩn: Chẩn đoán bằng cách gõ vào huyệt

    Nhiệt chẩn: Chẩn đoán bằng cách dò Sinh huyệt bằng điếu ngải cứu

    Đây là việc cụ thể nhất để tìm hiểu bệnh trạng của người bệnh qua việc khám phá các điểm nhạy cảm hay điểm đau (Sinh huyệt) trên da mặt. Có thể thực hiện bằng que dò hay búa nhỏ Cũng có thể dò bằng cây lăn (bằng sừng, đồng, Inox,) hay cây cào. Theo lý thuyết “ĐỒNG BỘ THỐNG ĐIỂM”.Khi các bộ phận, cơ quan trong cơ thể bị rối lọan chức năng hay bị tổn thương sẽ gởi tín hiệu lên MẶT qua các vùng và huyệt tương ứng của chúng. Do đó, thông qua việc khám phá các ĐIỂM hay VÙNG NHẠY CẢM này, chúng ta sẽ suy ra được các bộ phận hay vùng đang, đã hoặc sắp có bệnh trong cơ thể, cũng như có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ, đang tăng hay giảm. Ví dụ: Lấy que dò ấn qua huyệt số 3 thấy bệnh nhân nhăn mặt và kêu đau thì ta có thể suy luận ra cơ quan hô hấp của bệnh nhân đang suy yếu (cụ thể là:ho, cảm hoặc tức ngực…).

    Sau khi chữa một thời gian. Khi dò lại huyệt trên không còn đau nhiều như lúc đầu thì biết ngay bệnh nhân đã giảm và khi không còn đau, đó là đã hết bệnh hay dùng búa gõ vào huyệt số 275 (cạnh dái tai) thấy bệnh nhân nhăn mặt kêu đau, ta biết ngay là bệnh nhân đang viêm họng hay sưng Amidan, hoặc dùng cây lăn, lăn vùng sống mũi thấy bệnh nhân kêu đau, ta biết bệnh nhân đang mỏi lưng.

    Hoặc ta có thể dò Sinh huyệt bằng Điếu ngải cứu khi bắt gặp điểm nào HÚT NÓNG NHIỀU NHẤT, MẠNH NHẤT, SÂU NHẤT thì biết ngay là cơ quan hay bộ phận tương ứng đang có bệnh (thường là do hàn). Đâycũng là cách Dò sinh huyệt nhạy và chính xác nhất.



    4. HỎI “Hỏi” là việc cần thiết để tìm hiểu bệnh tình, và nguyên nhân mà bệnh nhân đưa ra. Có xác đáng không. Vì có nhiều vấn đề liên quan đến bệnh mà chỉ thông qua việc HỎI KỸ BỆNH NHÂN mới có thể hiểu được tỏ tường… Cho nên qua việc hỏi, ta có thể biết được bệnh nhân đau như thế nào? Đau vào lúc nào? Đau ở đâu? Cũng như nguyên nhân sâu kín của bệnh (như:do quan hệ vợ chồng hay quan hệ nơi làm việc…).

    Biết đặt câu hỏi một cách KHOA HỌC và KHÉO LÉO thì người chữa bệnh sẽ nắm vững được tình trạng bệnh cũng nguyên nhân bệnh gây ra, từ đó chọn phương án thích hợp để chữa bệnh cho họ.



    Ví dụ: Sau khi hỏi một lúc, ta khám phá bệnh nhân hay bị Viêm họng là vì có thói quen hay hút thuốc lá và sử dụng nhiều nước đá lạnh trong ngày. Ta bảo bệnh nhân kiêng cữ hay giảm hẳn việc sử dụng hai món trên là bệnh tự nhiên bớt hẳn và không cần phải chữa trị nhiều lần, bệnh nhân cũng mau hết bệnh. Hoặc có nhiều bệnh nhân bị mệt mỏi cổ, gáy, vai nguyên nhân lớn là do ngủ ở chỗ có gió lạnh lùa vào (đổi chỗ ngủ này thì mới mau hết bệnh) hay sử dụng nước đá lạnh, ăn ít mà làm việc nhiều.

    Rất nhiều bệnh sẽ được chữa khỏi một cách dễ dàng, nếu ta biết cách hỏi để tìm ra nguyên nhân bệnh phải chịu khó HỎI bệnh nhân đừng sợ mất thì giờ. VÌ MẤT THỜI GIỜ HỎI, SẼ BỚT ĐƯỢC THỜI GIAN TRỊ LIỆU. Tóm lại, đứng trước bệnh nhân, ta phải bình tĩnh, tự tin và tiến hành đầy đủ, cẩn thận BỐN BƯỚC KHÁM BỆNH đó, ta có thể yên tâm nắm chắc ít nhất 50% kết quả trị bệnh.

    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.2)


    1. Phương pháp khám bệnh vùng mặt (Diện chẩn)


    TẠNG PHỦ KINH MẠCH

    NHÌN

    Ấn đau (thốn nhói) ấn lõm, cộm, cứng, hơ nóng

    TRIỆU CHỨNG

    BỆNH

    PHẾ

    Tàn nhang hay nám ở quanh vùng huyệt 3, 13, 73, 467

    3, 13, 269, 276, 73, 125, 467

    -Đau hố trên đòn.

    -Đau huyệt Vân Môn trung phủ

    - Đau dọc kinh Thủ thái âm phề (mặt trong cánh tay)

    - Đau dọc Túc Thái Âm Tỳ kinh (mặt trong đùi).




    Ở KINH

    - Mắt nóng mờ, có ghèn, táo bón.

    - Ho, suyễn, viêm phế quản, tức ngực, nhói tim. Đổ mồ hôi tay chân. Bệnh ngoài da.



    Ở TẠNG

    TỲ

    Mụt ruồi, tàn nhang, hay vết nám ở vùng tỳ (huyệt 37, 40, 132)

    37, 40, 132

    - Tiểu vàng, tiểu gắt, nóng, cảm sốt.

    - Đau dọc tỳ kinh (mặt trong đùi)

    - Cơ quan chân tay bị teo

    - Đau thần kinh tam thoa



    Ở KINH

    - Tiểu vàng, gắt nóng, đái khó. Đầu bụng, kém ăn, ăn chậm tiêu. Huyết áp thấp. Suyễn do tỳ-tiêu chảy do Tỳ hàn

    Ở TẠNG

    ĐẠI TRƯỜNG


    Tàn nhang hay nám ở quanh vùng huyệt 38, 19, 63

    38, 39, 19, 32497, 98, 99, 100

    -Vai và cánh tay đau giơ lên khó khăn (đau dọc kinh Đại trường mặt ngoài cánh tay). Ngón tay trỏ bị đau. Cổ tay đau - Đau răng hàm dưới. Sung nướu răng - Nghẹt mũi.

    Ở KINH

    - Đau thượng vị

    - Miệng khô, đau cổ, đau bụng, ỉa chảy hoặc táo bón -Đau lưng vùng thận



    Ở PHỦ

    VỊ

    Mụt ruồi, tàn nhang, hay vết nám ở huyệt 39, 5, hoặc bờ môi trên hay ở huyệt 422 trái

    19, 39, 121, 5, 120, 61, 75, 64, 63, 7, 113, 422, 405

    - Sốt cao, U nhọt

    - Đau dọc kinh Vị (mặt trước ngoài cẳng chân. Đau thốn huyệt Túc Tam Lý)

    - Đau ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Viêm họng, sốt cao

    - Miệng môi mọc mụn

    - Nhức răng, sưng nướu

    - Nghẹn họng

    - Sưng vú, tắt tia sữa


    Ở KINH

    - Đau dạ dày(bao tử lạnh hay bao tử nóng)

     

    - Loét tá tràng

    - Đau thượng vị, đau trung quản.

    - Đầy bụng, kém ăn



    Ở PHỦ

    TÂM

    Nếp nhăn thẹo hay tàn nhang hay gân xanh ở vùng huyệt số 8, 12, 269, 191

    8, 12, 268, 3, 73, 61, 19, 191

    - Vai, mặt trong cánh tay (dọc Kinh tâm)

    - Gan bàn tay nóng hoặc lạnh-Miệng khô đắng - Lưỡi lở - Đau mắt - Cổ gáy cứng mỏi - Ngứa cổ, ho khan - Đau nơi huyệt Thiếu hải (mặt trong khuỷu tay)



    Ở KINH

    - Đau vùng tim, sườn, ngực đau tức, hay sợ sệt, nằm ngủ, thấy giấc mộng. Nặng ngực, khó thở, thiếu hơi.

    Ở TẠNG

    THẬN


    Tàn nhang hay vết mụn nám, mụn ruồi ở Ngọa tằm (mí mắt dưới) ở vùng cằm (huyệt 85, 87) vùng huyệt 38, 17, 45, 300, 0

    0, 17, 38, 29, 222, 45, 340, 300, 301, 302, 51

    - Cột sống, thắt lưng đau dọc mặt trong chân (dọc kinh Thận). Lòng bàn chân nóng hay lạnh, đau dọc Tâm kinh (mặt trong cánh tay). Miệng nóng, lưỡi khô.

    Ở KINH

    - Phù thủng, đái không thông, đau vùng hố chậu lan ra sau lưng (vùng thận), ho ra máu, suyễn, mắt hoa.

    - Tim đập yếu chân lạnh, suy yếu tình dục. Liệt dương.

    - Dương suy, xuất tinh sớm. Nhức xương chân.


    Ở TẠNG

    TIỂU TRƯỜNG

    Mụt ruồi, tàn nhang, hay vết nám, thẹo ở huyệt 22, 53, 85, 348, 228, 191

    22, 348, 53, 228, 127, 191, 226

    - Ù tai, điếc tai, đau cổ gáy, họng, vai và bờ trong cánh tay.

     

    - Đau dọc tiểu trường. Nhức răng hàm dưới.



    Ở KINH

    - Đau bụng, tiêu chảy, đau bụng lan ra thắt lưng. Tiểu nhiều.

    Ở PHỦ

    BÀNG QUANG

    Tàn nhang, mụn ruồi, nếp nhăn ở cằm

    87, 85, 126

    - Mắt đau, kém mắt, chảy nước mắt sống, chảy mũi. Đau đầu, gáy, lưng, hai bên cột sống (dọc kinh bàng quang)

    Ở KINH

    - Đái không thông, bí tiểu, đau tức bụng dưới, đái dầm, đái đục, đái đỏ, tiểu đêm, tiểu nhiều

    Ở PHỦ

    TAM TIÊU


    Tàn nhang hay thẹo, nốt ruồi ở vùng huyệt 235, 138, 100 và dọc kinh Tam tiêu (mặt ngoài) cánh tay chạy xuống ngón áp út

    235, 100, 29, 185, 290

    - Ù tai, điếc tai, chảy mũi tai, thanh quản sưng đauy, đau đầu, đau mắt. Ngón tay áp út cử động khó. Cánh tay giơ lên không được.


    Ở KINH




    Ở PHỦ

    ĐỞM

    Mụt ruồi, tàn nhang, hay vết nám ở huyệt 41, 124, bên mặt

    41, 124

    - Ù điếc, viêm tai, đau mắt, đau nửa bên đầu, đau hố trên đòn, lao hạch, khớp háng đau ngón chân áp út cử động khó. Đau thần kinh tọa dọc Đởm kinh (mặt ngoài của chân)

    Ở KINH

    - Đau tức cạnh sườn. Miệng đắng, buồn nôn. Xơ gan cổ trướng

    Ở PHỦ

    TÂM BÀO

    Tàn nhang, mụn ruồi hay vết nám ở gò má

    60, 269, 73, 3

    - Mặt đỏ, nách sưng. Cánh tay, khuỷu tay đau. Gan bàn tay nóng.

    Ở KINH

    - Đau vùng tim, bồn chồn, hồi hộp, tức ngực sườn, tim đập mạnh, nói nhảm, hôn mê.

    Ở TẠNG

    CAN

    Tàn nhang huyệt 50, 233, 423 +

    50, 233, 423+

    - Đỉnh đầu đau. Móng tay đau. Tắt tia sữa - mắt hoa -kinh phong - viêm mũi-dị ứng - bệnh ngoài da - đỗ mồ hôi chân.

    Ở KINH

    - Tức ngực – Nôn - Nấc - đau tức thượng vị - da vàng, ỉa lỏng - Thoát vị bẹn.

    Ở TẠNG

     MỘT SỐ DẤU HIỆU CHẨN ĐOÁN NHÌN THẤY BẰNG MẮT



    KHU VỰC

    BIỂU HIỆN BỆNH LÝ

    Ý NGHĨA

    1. Trán (vùng huyệt 197) khu vực Mắt của đồ hình phản chiếu ngoại vi

    Tàn nhang, mụn ruồi hay thẹo

    Bệnh về Mắt (cận thị, thoái hóa hoàng điểm cườm nước, nhãn áp, loạn sắc, mất ngủ…)

    2. Trán (vùng huyệt 310, 360, 423, 421)

    Thẹo

    Bệnh TÂM THẦN

    Nhức đầu kinh niên



    3. Cung mày

    Tàn nhang

    Ở vùng huyệt 98: đau khuỷu tay. Ở vùng huyệt 97: đau vai, viêm đại tràng mạn tính (Táo bón). Ở vùng huyệt 100, 129, đau cổ tay, vẹo cổ hay bị cảm.

    4. Ấn đường (giữa hai đầu mày)

    Thẹo, nếp nhăn sâu, tàn nhang, mụn ruồi

    Bệnh TIM MẠCH (nhồi máu cơ tim), co thắt động mạch vành, lớn tim, …). Bệnh lưỡi. Bệnh hàm răng.

    5. Mí mắt trên

    Tàn nhang

    Bệnh MẮT

    6. Ngọa tằm (mí mắt dưới)

    Tàn nhang, mụn ruồi

    Sạn thận, đẻ khó. Hiếm muộn. Sẩy thai. Bệnh vú, đau cánh tay

    7. Giữa Mũi và gò má

    Tàn nhang, mụn ruồi

    Ho, suyễn, Lao phổi, nhiều đàm.

    8. Cánh mũi (trên lệ đạo)

    Tàn nhang, vết nám, mụn ruồi

    Bệnh mũi (viêm mũi dị ứng, viêm xoang)

    9. Sống mũi (phía trên)

    Nhiều nếp nhăn ở hai bên trên sống mũi khi cười

     Đau lưng kinh niên

    10. Sống mũi

    Vết nám, mụn ruồi, tàn nhang

    Đau cột sống

    11. Vùng huyệt 61 và đầu mũi

    Mụn ruồi

    Bị bệnh nặng ở bộ phận sinh dục có khi phải giải phẫu (liệt dương, tinh loãng, ung thư tử cung, u xơ tử cung)

    12. Vùng huyệt 41, 50, 233

    Tàn nhang, mụn ruồi

    Đau gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng, yếu gan

    13. Vùng huyệt 37, 39, 40

    Tàn nhang, mụn ruồi, thẹo

    Đau lá lách, đau dạ dày

    14. Nhân trung

    Tàn nhang, mụn ruồi, thẹo, lỗ hỏng nhỏ

    Bệnh về đường sinh dục nữ như: sinh đẻ khó, u xơ tử cung, dễ sẩy thai, hiếm muộn, tiểu ra máu

    15. Hai bên nhân trung

    Tàn nhang, mụn ruồi, thẹo

    Bệnh buồng trứng (bướu buồng trứng), dịch hoàn, rối loạn, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng đùi, vế.

    16. Viền môi

    Tàn nhang sát viền môi trên-bị nám

    Bệnh đường ruột, bệnh huyết trắng hay bao tử. Táo bón.

    17. Bọng má

    Các tia máu đỏ

    Nhức đấu gối. Trẻ con bị sán lải

    18. Viền mũi

    Các tia máu đỏ

    Viêm họng, viêm dạ dày, yếu sinh lý



    HƯỚNG DẪN CÁCH THỰC HÀNH

    Đây là bảng dùng để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân theo phương pháp DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP BQC.

    Muốn chẩn đoán, trước hết ta phải quan sát thật kỹ trên mặt của người bệnh, căn cứ 4 đồ hình căn bản của Diện Chẩn là:

    Đồ hình phản chiếu ngoại vi trên mặt,

    Đồ hình phản chiếu Ngoại vi trên vỏ não (Đồ hình Penfield)

    Đồ hình phản chiếu Nội tạng trên trán

    Đồ hình phản chiếu nội tạng trên mặt (bên dưới hai cung mày).

     Trước hết ta dùng mắt để xem trên mặt bệnh nhân có dấu vết gì lạ không? Ví dụ: Tàn nhang, mụt ruồi, vết nám, nếp nhăn là các loại dấu vết thường thấy trên mặt người, nhất là người Á Châu, trong đó có người Việt. Ngoài ra còn có các dấu vết bất thường như lỗ chân lông nở to, vết cắt ngắn và nhỏ, sợi lông hay chùm lông mọc trên mặt, thẹo, gân máu có nhiệt độ nóng hay lạnh hơn chung quanh. Tóm lại, đó là những DẤU HIỆU BỆNH LÝ. Các dấu hiệu này đã và đang xuất hiện sẽ giúp ta hiểu được bệnh hay tình trạng bệnh ở bộ phận hay cơ quan nội tạng nào của cơ thể và có ý nghĩa ra sao.

    Ví dụ: Sau khi quan sát, ta thấy có tàn nhang ở vùng tam giác gan (Các huyệt: 41, 50, 233 hoặc vùng huyệt 423 bên phải) Lúc ấy, ta nhìn qua cột số 4 trên bảng này sẽ thấy ý nghĩa là Đỉnh đầu đau: Tắt tia sữa, hoa mắt hoặc kinh phong, tức ngực, nôn nóng, hay đau tức thượng vị, da vàng … Nếu là bệnh ở TẠNG GAN

    Hoặc nếu sau khi quan sát Mặt của bệnh nhân, ta thấy ở vùng MẬT và MẮT trên hai đồ hình nội tạng có các dấu vết như mụn ruồi hay tàn nhang, vết nám thì ta có thể đoán bệnh nhân bị một hoặc nhiều các chứng bệnh sau: Đau tai, đau mắt, đau nửa bên đầu.vv.v. Nếu là bệnh ở ĐƯỜNG KINH (hệ Kinh Lạc). Còn nếu không có các triệu chứng vừa kể mà đau tức cạnh sườn, miệng đắng, buồn nôn.v.v. thì đó lại là bệnh ở TẠNG PHỦ (xem Bảnh Chẩn Đoán).

    Cũng tương tự như thế cho các dấu vết ở chỗ khác của đồ hình trên mặt. Nếu không thấy các dấu vết trên, ta hãy dùng que dò để dò các huyệt 41, 124 + (bên phải), khi thấy bệnh nhân kêu đau, thốn hoặc có cảm giác bất thường ở các huyệt trên, thì ta xem bảng chẩn đoán sẽ thấy.

     

    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.3)


    description: http://dienchan.com/imagenews/33.03.01.03.13logo%20new.jpg


    Chẩn đoán Âm Tạng – Dương Tạng

    Ngoài việc chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu ta còn phải xem xét người bệnh thuộc thể tạng nào, có những người có thể tạng thuộc Âm (Âm Tạng: Da lạnh, ẩm ướt, sắc xanh) có người thể tạng thuộc Dương (Dương Tạng: Da khô, nóng, sắc đỏ) để tùy vào đó mà dùng các dụng cụ cho thích hợp.



    LƯU Ý:

    Đây là những DẤU HIỆU GỢI Ý – Qua việc nhìn trên vùng mặt để chẩn đoán theo phương pháp DIỆN CHẨN – Nó dùng để hỗ trợ cho các biện pháp chẩn đoán khác, giúp cho người chữa bệnh thêm các yếu tố để định bệnh. Không nên nhầm lẫn với phép xem TƯỚNG MẶT (DIỆN TƯỚNG) của Trung Quốc.

    Trong Diện Chẩn, ngoài việc sử dùng các dụng cụ để dò tìm Sinh Huyệt (Chỗ đau) và tác động lên huyệt đạo theo từng phác đồ khác nhau Còn nhiều biện pháp chữa không tác động trực tiếp lên tình trạng bệnh nhưng sẽ giúp cho việc điều trị sau này được thuận lợi hơn, thậm chí có thể khỏi bệnh mà không cần dùng các kỹ thuật đặc hiệu.

    CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH

    Chúng ta cần xem xét, hỏi và tìm hiểu căn nguyên của chứng bệnh, vì có nhiều yếu tố tác động khiến cho bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng, từ đó đưa đến việc phát sinh các triệu chứng. Chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:

    1. Bệnh do thiếu vận động: Nếu quan sát thấy bệnh nhân có vẻ chậm chạp, lười nhác và hỏi qua về các hoạt động trong ngày, mà bệnh nhân cho biết là không làm gì hết, không thích đi lại, làm việc…thì trước hết yêu cầu bệnh nhân phải vận động bằng nhiều cách, tùy theo tình trạng sức khỏe mà tiến hành: Xoa bóp, tập vận động nhẹ (đi bộ – hít thở) tập thể dục (qua các động tác thể dục dưỡng sinh…) rồi sẽ tiến hành điều trị song song hay sau một thời gian.

    2. Bệnh do ăn uống sai lầm Khi chẩn đoán, cần hỏi thăm về chế độ ăn uống của bệnh nhân để đánh giá xem tình trạng như thế nào, nếu nhận thấy bệnh nhân sử dụng nhiều loại thực phẩm không tốt (Ăn uống vô độ, uống nhiều rượu bia, dùng thường xuyên các loại nước như nước cam, chanh, nước dừa hay uống nước giải khát có gaz với nước đá …) hay ăn uống không điều độ, không theo một thời điểm nhất định trong ngày hoặc thiếu vệ sinh thì phải yêu cầu hướng dẫn điều chỉnh cách ăn uống cho phù hợp.

    3. Bệnh do sinh hoạt sai lầm: Khi hỏi bệnh ta cần lưu ý đến thời gian biểu của bệnh nhân, nếu do những cách sinh hoạt không đúng như: Thức quá khuya, dậy quá trễ, ngủ quá nhiều, giấc ngủ không điều độ, bất thường khi nhiều khi ít. Làm việc quá sức, không có giờ cho việc thư giãn nghỉ ngơi hay có khi lại có những sinh hoạt tình dục quá độ hay tập luyện thể thao không hợp lý… thì phải xem lại cách sinh hoạt, lịch hoạt động trong ngày để thêm bớt, điều chỉnh trong việc (Ngủ, nghỉ ngơi, tắm rửa, giải trí …)

    4. Bệnh do cố gắng quá độ: Chúng ta hỏi về công việc, giờ làm việc để xem bệnh nhân có hoạt động quá nhiều về thể xác hay tinh thần hay không, nếu có thì phải giải thích hoặc hướng dẫn bệnh nhân giảm bớt các hoạt động (tính toán làm ăn – công việc dồn dập) sau đó mới xem đến việc chẩn đoán và điều trị.

    5. Nếu bệnh phát sinh do nơi ở hay nơi làm việc không thích hợp, thì phải sắp xếp lại, hay thay đổi chỗ ở hay chỗ làm việc thì mới có thể chữa khỏi được vì một nơi làm việc chật chội, nóng bức, thiếu vệ sinh hay tối tăm là môi trường tốt cho những căn bệnh phát sinh.

    6. Nếu bệnh do cách xếp đặt bài trí nơi mình ở không hợp thì phải xem lại về mặt địa lý – Phong thủy. Chúng ta hỏi qua về cách bài trí trong nhà, cách đặt bếp, đặt giường ngủ….

    7. Nếu có nhưng xung khắc về tâm lý hay trường sinh học thì phải giải quyết phần nào những vấn đề này trước hay song song với việc điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh về tâm thần. Những căng thẳng mà ta gọi là Stress là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh (gọi là bệnh Tâm Căn = bệnh có căn nguyên do chấn thương tâm lý) Thông thường thì sẽ gây mất ngủ, biếng ăn, buồn phiền, dễ nổi nóng, dễ mất bình tĩnh. Còn nếu kéo dài thì có thể bị suy nhược thần kinh, bị viêm loét bao tử, bị nhức đầu, đau nửa đầu….

    Những yếu tố này nếu được chẩn đoán phát hiện đúng mức, thì có khi chỉ cần điều chỉnh lại các vấn đề này là cũng có thể khiến cho bệnh nhân khỏi bệnh, hay ít nhất là giúp cho việc điều trị có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn.



    NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP KHI SINH HOẠT SAI LẦM


    SINH HOẠT SAI LẦM THƯỜNG XUYÊN

    DỄ ĐƯA ĐẾN CÁC BỆNH

    1. Quạt máy thổi sau gáy

    1. Cứng gáy, vẹo cổ, nhức đầu(cổ gáy)

    2. Ngồi trước quạt máy

    2. Khan tiếng, tắt tiếng

    3. Uống nước đá khi bụng đói

    3. Trúng lạnh, đau bao tử

    4. Uống trà đá + ăn chuối chiên, đồ dầu mỡ, chiên xào

    4. Kiết lỵ

    5. Đi tiểu ngay trước và sau lúc tắm

    5. Cảm lạnh

    6. Tắm khi vừ ăn xong

    6. Đau bao tử

    7. Tắm nước lạnh ngay sau khi đi xa ban đêm

    7. Cảm lạnh, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, liệt mặt

    8. Dầm mưa lâu, ngủ kế bên cửa sổ mở rộng

    8. Cảm lạnh, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, liệt mặt

    9. Uống nước nửa chín nửa sống

    9. Đau bụng, buồn ói

    10. Gội đầu bằng nước lạnh ngay sau khi đi nắng về

    10. Nhức đầu như búa bổ

    11. Gội đầu ban đêm

    11. Nhức đầu kinh niên

    12. Ngủ dưới đất, không trải chiếu lúc trời nóng

    12. Nhức mỏi, thấp khớp, đau cứng cơ khớp

    13. Giao hợp xong đi tắm ngay

    13. Trúng nước, nhức mỏi, yếu thận

    14. Giao hợp xong nằm ngủ dưới quạt máy

    14. Trúng gió, nhức đầu, cứng cơ

    15. Giao hợp dưới nước

    15. Nhức mình kéo dài, hại thận, cảm lạnh

    16. Phụ nữ mới sinh vọc nước, giặt giũ sớm, ăn cam chanh

    16. Nhức mỏi thấp khớp, các bệnh về kinh huyệt sau này

    17. Cởi trần, ngủ ngoài trời

    17. Cảm lạnh, sưng phổi, suyễn

    18. Đi ra ngoài sớm quá hay khuya quá (dầm sương)

    18. Cảm lạnh, sưng phổi, suyễn, viêm mũi dị ứng

    19. Ngồi dưới mái tôn lúc trời nóng

    19. Viêm mũi, cảm sổ mũi, nhức đầu


    (Còn tiếp)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.4)


    description: http://dienchan.com/imagenews/02.03.11.03.13image008.jpg

    Kỹ thuật Ảnh công: Dùng que dò ấn trên đồ hình



    3. Các kỹ thuật trị liệu

    Việc trị liệu theo phương pháp Diện Chẩn chủ yếu là tác động vào các huyệt đạo trên vùng mặt, mỗi một tác động và mỗi một huyệt đạo lại có những hiệu quả khác nhau.

    Tuy nhiên, không chỉ tác động lên một huyệt đạo mà chúng ta thường phải tác động lên một nhóm các huyệt đạo khác nhau, mỗi nhóm huyệt đạo được gọi là một phác đồ, mỗi một phác đồ khi được tác động đúng cách, đúng phương pháp sẽ tạo nên hiệu quả nhất định trên một loại bệnh hay một tình trạng bất ổn nào đó của cơ thể.

    Khi cần tham khảo để áp dụng theo sách này bạn đọc cần dựa trên hai cơ sở:

    1/ Bệnh đó thuộc về hệ nào của cơ thể, ví dụ: Đau dạ dầy thuộc hệ tiêu hóa, Huyết áp cao thuộc hệ tuần hoàn, Nhức đầu thuộc hệ thần kinh…Như vậy, khi muốn tìm bệnh Đau dạ dầy, bạn phải tìm đến các phác đồ chữa bệnh trong Hệ Tiêu Hóa.

    2/ Sau khi đã tìm đến phần Hệ Tiêu hóa, bạn đọc sẽ tham khảo các bệnh trong các bộ phận của hệ này được xếp theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Các bệnh của từng bộ phận sẽ được xếp theo thứ tự ABC. Mỗi một loại bệnh, sẽ có một hình minh họa các phác đồ và giới thiệu công cụ, kỹ thuật trị liệu cho loại bệnh đó.



    Các bước trị liệu cơ bản:

     Một tiến trình trị liệu thường được tiến hành theo từng bước;

    - Chẩn đoán: Dựa trên sự nhận thức của bệnh nhân, cho biết mình đang bị tình trạng gì, mức độ đau như thế nào và đã áp dụng biện pháp gì trước khi đến với Diện Chẩn.

    - Khai thông huyệt đạo và sử dụng các phác đồ hỗ trợ: Khai thông huyệt đạo là dùng que dò tìm kiếm trên các vùng đau của bệnh nhân các sinh huyệt (điểm đau nhất) sau đó dùng các phác đồ hổ trợ, như khi bị sưng tấy, thì đánh phác đồ giảm đau, phác đồ tiêu viêm tiêu độc, phác đồ làm mát..v.v. trước khi đi vào việc điều trị chủ yếu cho bệnh chứng đó.

    - Tiến hành tác động theo phác đồ đặc hiệu: Mỗi một bệnh chứng thường có từ một đến nhiều phác đồ trị liệu tương tự hay khác nhau, ta có thể dùng phác đồ nào tỏ ra thích hợp nhất (Khi tác động có biểu hiện giảm bệnh rõ rệt)

    Việc áp dụng các phác đồ đặc hiệu không nhất thiết là phải theo đúng một phác đồ nào mà phải linh động vận dụng theo hai nguyên tắc chính là Tùy và Biến: Tùy theo tình trạng, mức độ và khả năng tin tưởng của bệnh nhân.

    Linh hoạt biến đổi các phác đồ, dụng cụ, biện pháp điều trị khác nhau. Đây chính là điểm độc đáo của Diện Chẩn, vì có rất nhiều những biện pháp khác nhau cho cùng một tình trạng bệnh.

    - Áp dụng những biện pháp hỗ trợ: Xem xét các nguyên nhân yếu tố gây bệnh, để yêu cầu bệnh nhân hay người nhà không tiếp tục các hoạt động đó nữa (Ăn uống/nghỉ ngơi/ giao tiếp không hợp lý)



    - Sử dụng các công cụ: Như chúng ta đã biết, trong phương pháp Diện Chẩn có đến trên 80 loại công cụ lớn nhỏ khác nhau, hình dáng khác nhau, công năng khác nhau để vận dụng vào việc phòng và chữa bệnh. Nhưng ngoài các dụng cụ đặc thù đó ra, ta vẫn có thể dùng những công cụ khác như đầu bút bi hết mực, cán bàn chải đánh răng và thậm chí là bằng tay không qua việc xoa vuốt, day ấn với các ngón tay.

    Chúng ta có thể thực hiện bằng 2 cách:

    - Bằng khớp ngón tay cái hay ngón tay trỏ: Bạn co các ngón tay lại và dùng các đầu khớp ngón tay để thực hiện việc bấm huyệt trên mặt, vì lực ấn phải đủ mạnh mới tạo được kết quả. Bạn cũng có thể dùng khớp ngón tay để chà xát huyệt đạo, nhưng cần phải kiểm soát được lực tác động.

    - Bằng ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón áp út hay có khi cả ba. Ta có thể ấn, chà xát, day hay gõ lên các vùng xương cứng như trán.

    Ngoài ra, đầu bút bi hay bất cứ vật nào có đầu tròn đều có thể sử dụng trong việc day ấn các huyệt đạo. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ nhất thời này chỉ nên dùng trong các trường hợp bất đắc dĩ, khi chúng ta không có những công cụ đặc thù bên cạnh, vì hiệu quả của chúng không cao, có thể không đạt được tác dụng mong muốn.

    Vì thế, người sáng lập ra phương pháp này đã thiết kế các dụng cụ hay dùng (que dò – cây sao chổi – cây lăn …) theo 3 loại kích cỡ:



    Mini (loại nhỏ), loại trung và loại lớn mà tác dụng đều như nhau. Với loại mini, ta rất dễ dàng mang theo người. Có thể bỏ trong túi xách, thậm chí là túi áo, túi quần hay bóp (ví). Vì thế, khi đã biết cách sử dụng các công cụ này và biết một vài kỹ thuật can thiệp và điều trị một số bệnh thông thường, chúng ta nên đem theo trong mình để có thể lấy ra sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu

    CÁC DỤNG CỤ MINI NÊN MANG THEO BÊN MÌNH

    1/ Cây dò hai đầu

    2/ Cây dò và day huyệt







    3/ Cây Sao Chổi mini

    4/ Cây lăn – dò huyệt mini







    5/ Cây lăn đồng – dò huyệt mini

    6/ Cây lăn hai đầu

    Chúng ta có thể mang theo 3 cây: số 2, số 3 và số 6. 



    4. Mười hai biện pháp trị liệu:

    1. Chữa theo phác đồ đặc hiệu

    Là cách chọn các phác đồ theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.



    2. Chữa theo Phác đồ Hỗ trợ:

    Trong diện chẩn có đến 52 phác đồ hỗ trợ Do đó, ta có thể tùy theo tình trạng và biểu hiện của bệnh mà tác động bằng phác đồ hỗ trợ tương ứng. Đa phần các bệnh không nặng hay tình trạng mệt mỏi của cơ thể, chỉ cần dùng kỹ thuật này là có thể đạt kết quả.



    3. Chữa theo phác đồ hỗ trợ kết hợp với phác đồ đặc hiệu:

    Khi chữa bệnh theo phác đồ, đa phần các trường hợp ta nên kết hợp cả việc tác động lên các Phác đồ hỗ trợ trước khi tiếp tục điều trị bằng các phác đồ đặc hiệu. Trong kỹ thuật này thì các phác đồ hỗ trợ sẽ giúp cho cải thiện thể trạng của bệnh nhân khiến cho việc tác động bằng các phác đồ đặc hiệu sẽ đạt kết quả tốt hơn.



    4. Chữa theo Đồ hình & Sinh Huyệt

    Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thường được khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt). Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.



    5. Chữa theo Sinh huyệt không cần đồ hình 

    Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.



    6. Chữa theo tính chất đặc hiệu của từng Huyệt

    Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Chính diện và trắc diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan.



    Các huyệt vùng tam giác gan

    7. Chữa theo lý luận Đông Y

    Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình



    8. Chữa theo lý luận Tây Y

    Tương tự như trường hợp trên nhưng dựa vào Cơ thể học (Các hệ nội tạng và bộ phận ngoại vi) để chữa theo các nguyên lý Phản chiếu hay Đồng ứng: Tác động trên các bộ phận ngoại vi để chữa các cơ quan nội tạng.



    9. Chữa theo lý luận kết hợp Đông Tây Y và Diện Chẩn

    Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.



    10. Chữa theo 8 quy tắc:

    Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao. Tám quy tắc là: Chữa tại chỗ, lân cận, đối xứng, giao thoa, trước sau như một, trên dưới cùng bên, đồng ứng, phản chiếu.



    11. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ

    Các dụng cụ của Diện Chẩn (100 món) được thiết kế để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau: Ấn, day, cào, gơ, lăn.v.v. V́ thế, khi tác động ta cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp. Ví dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.



    12. Chữa theo Huyền công: 

    Đây là kỹ thuật cao cấp trong Diện Chẩn bao gồm nhiều phép chữa bệnh đặc biệt mà chỉ có những người có căn duyên và đã tập luyện Âm Dương Khí công mới có thể vận dụng được. Các kỹ thuật này cũng tùy theo người bệnh, nếu thực sự tin tưởng vào thày thuốc thì mới có thể có những kết quả nhanh chóng và kỳ diệu. Kỹ thuật này bao gồm 14 thủ pháp được gọi là “Thập Tứ Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là:

    1. Ngôn công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.

    2. Niệm công: Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.

    3. Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt để chữa bệnh.

    4. Chỉ công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.

    5. Nhãn công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.

    6. Khoán công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh

    7. Ảnh công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau trên hình ảnh (Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….

    8. Thuỷ công: Dùng nước để chữa bệnh.

    9. Phách công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

    10. Từ công Dùng chữ viết trên giấy để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)

    11. Phóng công: Dùng 5 ngón tay búng vô bộ phận có bệnh của bệnh nhân

    12. Đàn chỉ thần công: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái để búng vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

    13.Thập tự công: Dùng ngón tay trỏ vạch dấu thập trên bộ phận có bệnh

    14. Xoắn công: Dùng ngón tay trỏ vẽ hình xoắn trôn ốc trên bộ phận có bệnh.

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 2.5)





    5- Tám quy tắc chữa bệnh không dùng huyệt

    1/ Tác động tại chỗ (Theo nguyên tắc cục bộ):

    Đau nhức ở đâu, dùng cây lăn hay cây cào tác động tại chỗ bị bệnh, quy tắc này có thể áp dụng cho nhiều tình trạng khác nhau, ngay cả việc không đau nhức. Nếu muốn da dẻ hồng hào, láng mịn ta cũng có thể dùng cây lăn đồng láng để lăn tại chỗ, giúp máu huyết lưu thông và tình trạng của da sẽ được cải thiện đáng kể.



    2/ Tác động gần nơi đau nhức (Theo luật lân cận):

    Vì một lý do nào đó khiến ta không thể tác động ngay tại chỗ thì ta có thể tác động chung quanh, như khi tác động chung quanh một cái u nhọt sẽ làm cho bớt đau.



    3/ Tác động nơi đối xứng với bộ phận hay chỗ bị đau (Theo luật đối xứng):

    Vì hai bên cơ thể đều có mối liên quan, tương tác qua lại và có sự ảnh hưởng nhất định nên ta có thể tác động ở nơi đối xứng với bộ phận hay vị trí đang đau sẽ đạt kết quả nhanh chóng. Ví dụ: Đau bắp chân bên phải, ta tác động vào bắp chân bên trái ở vị trí đối xứng với nơi đau.



    4/ Tác động theo nguyên tắc trước sau là một:

    Vì các bộ phận ở vị trí đối nhau (phía trước và phía sau) có liên quan mật thiết nên có ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên tác động nơi này (phía trước) sẽ có ảnh hưởng nơi kia (phía sau) hay ngược lại. Ví dụ: Bị bướu cổ, ta không thể hơ ngay cổ mà có thể hơ phía sau gáy. Bị đau lưng ta có thể lăn trên bụng.v.v.



    5/ Tác động theo nguyên tắc giao thoa (Tác động chéo):

    Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt, có thể tác động chéo giữa cánh tay và cẳng chân trong một vài trường hợp. Ví dụ: Đau cánh tay trái, ta có thể tác động trên cẳng chân mặt (Chéo xuống) – Đau chân trái thì tác động trên cánh tay mặt (Chéo lên)



    6/ Tác động theo nguyên tắc bên dưới cùng bên:

    Cụ thể là dùng cây lăn (Lăn sừng hay lăn đồng) cây Cào hay que dò để ấn, day hay gạch từng đường dài trên da của vùng đau tương ứng trên chân để trị cho cánh tay đau cùng bên. Ví dụ: Đau cổ tay mắt ta sẽ dùng cây lăn, lăn cổ chân bên mặt. Hay có thể dùng cây dò, gặch trên da quanh cổ chân trên mặt.



    7/ Tác động theo luật đồng ứng (Giữa các bộ phận có hình dạng tương tự nhau):

    Dùng các dụng cụ để lăn, vạch hay hơ ngải cứu trên các bộ phận ngoại vi (bên ngoài như Tay, chân…) để tác động đến các bộ phận nội tạng (ở bên trong tim, gan, thận hay các khớp xương)



    Ví dụ: Đau nhức cột sống có thể dùng cây lăn để lăn trên ống quyển (lăn ngoài da) Đau họng có thể dùng que dò ấn vào điểm đau dưới khớp ngón chân cái cho đến lúc hết đau, vì ngón chân cái có hình dạng cái đầu, từ đó suy ra phần dưới ngón chân cái tương ứng với cổ họng. Còn nếu đau trên đỉnh đầu thì ta lại ấn trên đầu ngón tay giữa (đầu ngón nào cũng được, nhưng thường ta nên ấn vào ngón giữa).. Có thể nói, mỗi ngón tay đồng ứng với một con người.

    8/ Tác động theo luật phản chiếu:

    Dùng các dụng cụ tác động (cào, day, ấn, lăn) chủ yếu trên vùng mặt, là nơi phản chiếu của hầu hết các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể. Ta cũng có thể tác động trên vùng lưng, hay ngực bụng, cũng là nơi phản chiếu nhiều bộ phận trong cơ thể.

    Ví dụ: Đau lưng dùng que dò gạch ở mang tai hay sống mũi vì 2 nơi này phản chiếu sống lưng. Ta có thể xem các đồ hình phản chiếu để biết chính xác vị trí của các bộ phận phản chiếu trên mặt.

    6- Kỹ thuật tác động bằng dụng cụ

     Phần dưới đây giới thiệu các thao tác kỹ thuật bằng việc sử dụng các dụng cụ chuyên biệt trong Diện Chẩn. Tất cả đều nhằm vào mục đích kích thích các huyệt đạo, phác đồ và sinh huyệt trên vùng mặt và toàn thân để trị và phòng các bệnh chứng.

    Bất cứ dùng kỹ thuật, dụng cụ nào đều cần phải tìm cho được những vùng hay những điểm nhạy cảm hơn so với xung quanh (đau, thốn, lõm, cộm, rát, nóng, lạnh..) đó là những nơi cần được tác động để trị bệnh (không nên tránh né những chỗ đó). Sau khi tác động tòan bộ một lần, cần tác động kỹ hơn vào những nơi nhạy cảm ấy cho đến khi chứng giảm hẳn hoặc các nơi nhạy cảm ấy giảm nhạy cảm trong mỗi lần điều trị. Nếu không muốn tác động tòan bộ (vì ít thời giờ chẳng hạn). Ta có thể tìm ra các nơi nhạy cảm trong Hệ phản chiếu hoặc tại nơi đang có bệnh, nếu thấy cần thiết.

    Trước và sau khi dùng dụng cụ để chữa bệnh, phải lau sạch dụng cụ bằng Acool (cồn) để tránh lây bệnh ngòai da.



    1/ LĂN:

    Cầm cây lăn cho thật thoải mái, thuận tay, cây lăn luôn luôn tạo với mặt da góc 45o(xéo góc với mặt da). Lăn đủ nhanh theo hai chiều tới và lui, sức đè tay vừa phải tùy theo người bệnh (nhưng nên biết: Lăn nhẹ quá thì không kết quả). Lưu ý nơi nhạy cảm lăn tới lăn lui nhiều lần từ nhẹ đến mạnh dần. Lăn cho đến khi cảm giác cảm giác của nơi đó giảm hẳn thì ngừng lăn. Cây lăn nhỏ dùng lăn ở mặt. Cây lăn trung dùng lăn ở cổ, gáy, tay, chân hoặc vùng rộng ở mặt như trán chẳng hạn. Cây lăn lớn dùng lăn ở đầu, gáy, cổ, tay, chân, lưng và ngực, bụng. Cây lăn đôi dùng lăn ở hai bên thắt lưng.



    Tác dụng: Cải thiện hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, hệ thần kinh, lưu thông khí huyết. Có tác dụng trong hầu hết các chứng bệnh do sự bế tắc khí huyết mà ra như nặng đầu, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, tê nhức do khí huyết bị bế tắc.

    Cách sử dụng các dụng cụ nhỏ/lớn, điển hình như:

    -Cây lăn đồng đơn – lăn cầu gai đơn lớn

    Với các dụng cụ nhỏ (đơn – đôi) ta cầm bằng 3 ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) tương tự như cầm một cây viết, và dùng ngón trỏ đề điều khiển lực ấn của dụng cụ trên da

    Với các dụng cụ lớn (đơn – đôi) ta cầm bằng ngón trỏ và ngón cái. Cầm gọn trong lòng bàn tay và dùng ngón cái để điều khiển lực tác động khi lăn.


    -Cây lăn cầu gai đơn lớn - lăn đinh đơn lớn

    Lăn cầu gai đơn lớn

    Lăn trên các huyệt vùng vai, lưng, cánh tay, cẳng chân. Lăn vùng cổ chữa vẹo cổ. Lăn trên cột sống chữa thoái hóa cột sống. Có tính Dương –làm ấm.



    Lăn đinh đơn lớn

    Lăn trên vai, lưng, bụng, đùi, cánh tay, cẳng chân. Giúp giải tỏa sự ứ nhiệt, làm tan mỡ. Có tác dụng kích thích, làm mát. Có tính Âm



    2/ GÕ:

    Có hai loại búa: Loại nhỏ có 2 đầu, một đầu có cao su và một đầu có gai (gồm 7 kim như Mai Hoa Châm)-Loại lớn cán dài, đầu nhôm có 5 gai bằng cao su lớn và một đầu có viền cao su.



    Búa nhỏ: dùng gõ vào huyệt, dùng sức bật của cổ tay và độ rung của búa, gõ thẳng góc vào mặt da nơi nhạy cảm. Nếu gõ mạnh (hơi quá sức chịu đau) thì gõ chừng 5 cái rồi nghỉ một tí rồi lại gõ tiếp (tổng cộng chừng 20-30 cái), không nên gõ quá mạnh hay quá nhiều có thể gây bầm. Nếu gõ nhè nhẹ thì có thể gõ liên tục chừng 20-30 cái hoặc nhiều hơn.

    Búa lớn: Cán dài, có 5 gai bằng cao su và một đầu có viền cao su dùng để gõ vào lưng, vai, mông, đùi, …Các nơi có nhiều thịt thay cho quả đấm bằng tay người, tạo nên một cảm giác dễ chịu, thoải mái vì làm cho máu ứ được lưu thông tạo sự trao đổi lưu lượng máu ở các vùng khác nhau của cơ thể. Ngoài ra, còn làm mềm cơ, dẻo gân.

    Tác dụng: Búa nhỏ có đầu cao su có tác dụng cao trong những trường hợp co cơ, bong gân, co mạch vì lạnh (trong chứng nhực đầu do lạnh). Búa đầu gai (phải gõ thật nhẹ vì dễ trầy da) có tác dụng của ĐẦU GAI là tiết khí và tán khí.

    BÚA NHỎ


    BÚA LỚN

    3/CÀO:

    Cầm cán CÀO chắc tay, các răng cào thẳng mặt da. Cào dọc hay ngang tùy sự thuận tay lúc cào. Lực đè đều tay, lưu ý những nơi nhạy cảm. Sau đó, có thể đẩy CÀO tới, lui nơi nhạy cảm đó.



    Tác dụng: Làm huyết lưu thông mạnh, giải trừ những bế tắc về huyết, nhờ đó mà khí thông theo. Ngoài ra còn có tác dụng an thần (làm dịu thần kinh), chống đau nhức, căng thẳng.

    CÂY CÀO LỚN

    CÂY CÀO 2 ĐẦU LỚN/NHỎ

    4/ ẤN:

    Cầm Que dò thẳng góc mặt da. Ấn vào huyệt tìm được, vừa sức chịu đựng của bệnh nhân cho đến khi cảm giác đau nơi đang ấn giảm hẳn hoặc chứng bệnh giảm hẳn thì ngưng ấn, đổi huyệt khác. Cách dò tìm sinh huyệt: Dùng que dò vạch trên da với lực đủ mạnh, xem điểm nào đau nhất trong các điểm đau, đó là điểm có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh (Huyệt được tìm đúng thường có dấu lõm hoặc cộm cứng khi vạch que dò trên da ngoài cảm giác đau thốn đã nói trên).



    Tác dụng: Tác dụng của QUE DÒ (day, ấn, vạch, …) rất rộng, có thể thay thế cho kim châm hay các kỹ thuật dụng cụ khác mà vẫn có hiệu quả dù có thể không đặc hiệu như từng thủ pháp riêng biệt

    CÂY DÒ 2 ĐẦU

    CÂY DÒ, DAY

    CÂY DAY HUYỆT



    5/ DAY:

    Sau khi tìm được điểm nhạy cảm cần tác động (sinh huyệt) bằng Que dò, ta day tròn hay di động tới lui đầu bi của Que dò quanh huyệt, tóm lại là tạo được một kích thích động đều, còn Ấn là kích thích tĩnh.



    Tác dụng: như kỹ thuật Ấn nhưng tác dụng mạnh hơn, gây đau cho bệnh nhân hơn.

    6/ GẠCH:(VẠCH):

    Dùng Que dò vạch dọc hoặc ngang (theo các đường cong đặc biệt như:viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày, …)nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ rất đau nhưng sau đó chứng bệnh sẽ dịu rất nhanh. Đây là thủ pháp gây kích thích mạnh hơn DAY- ẤN. Dùng kỹ thuất này khi DAY-ẤN không đạt kết quả cao.



    7/ DÁN CAO, XỨC DẦU, DÙNG CAO DÁN

    Ta dùng cao dán hiệu (hay loại tương tự): Cắt từng miếng nhỏ vuông, cạnh 4mm, Salonpas dán lên Huyệt đã được tìm thấy bằng Que Dò. Nên dán theo hình thoi, cạnh hình vuông tạo với trục thẳng đứng góc 450 để tạo nét thẩm mỹ. Thời gian lưu dán khỏang 2 giờ, mỗi ngày dán một lần cho các bệnh cần điều trị lâu dài (các bệnh mãn tính, Hư, Hàn). Đối với người lớn tuổi suy nhược, bệnh Hư Hàn có thể TỐI DÁN, SÁNG GỠ (dán qua đêm) để có kết quả cao hơn và thuận lợi hơn.Với những bệnh mới phát có thế dán 3 lần một ngày, chia đều trong ngày.Dùng dầu nên dùng loại Dầu Cao (Dầu Cù là), chấm đầu ngón tay vào Dầu Cao rồi chấm lên huyệt, lập lại quy trình này 3 lần cho mỗi huyệt đề sức nóng đủ độ bền trên huyệt.Sau khỏang 2 giờ, có thể chùi sạch dầu và lúc này mới được tắm rửa.Nếu làm ướt nơi xức dầu sớm, có thể bị trúng nước, cảm lạnh.



    Tác dụng:Có kết quả trong tất cả các chứng bệnh do lạnh gây ra như các chứng đau nhức dữ dội mà không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra.Vì có tác dụng chống lạnh mạnh.Riêng DÁN CAO còn có tác dụng hút ẩm, làm khô ráo.

    Lưu ý:Không dùng kỹ thuật dán cao, xức dầu cho những bệnh nhân nóng nhiệt (vì có thể sinh Táo bón, khô da, ngứa).

    8/ HƠ NÓNG:

    Dùng điếu ngải nhỏ (đặc biệt của DIỆN CHẨN), cỡ điếu thuốc lá hay bất cứ vật liệu nào tỏa nhiệt như điếu thuốc lá, nhang. Cầm điếu ngải nhỏ (đã được đốt cháy đỏ) bằng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa, dùng ngón tay út đè nhẹ lên mặt da làm điểm tựa, mồi lửa cách mặt da khỏang gần 1cm, di chuyển rất chậm (rà) điếu ngải và để ý xem đến chỗ nào bệnh nhân có phản xạ mạnh (như:giật tay nếu là hơ ở tay, né mặt là hơ ở mặt) hoặc kêu nóng quá, thì biết đó là huyệt cần hơ để điều trị bệnh.



    Lưu ý: Nếu bệnh nhân chỉ thấy ấm bình thường chỉ không nóng như phỏng hoặc nóng buốt sâu vào trong thịt thí đó không phải là huyệt cần hơ).

    Cách HƠ điều trị: Sau khi đã tìm đúng huyệt(nóng như phỏng, nóng buốt hoặc nóng rát tại một điểm nhất định), ta lập tức nhấc điếu ngải xa cách mặt da độ 2cm (khỏi tầm hút nhiệt của huyệt) và bôi VASELINE hay DẦU CÙ LÀ vào ĐIỂM VỪA HÚT NÓNG.Rồi lại tiếp tục HƠ lại chỗ cũ 3 lần nữa.Như thế là đủ(HƠ nhiều hơn sẽ gây phỏng da).

    Lưu ý:Đối với những người da mỏng và không quen với sức nóng nên lại càng phải HƠ ít hơn kẻo phỏng da.Trường hợp mới tập hơ, không nên hơ trên mặt mà nên hơ ở bàn tay hoặc trong thân thể.

    Tác dụng:Thủ pháp này rất hiệu quả trong những bệnh do lạnh gây ra như:Cảm lạnh, thấp khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau nhức, tê…Tốt hơn DÁN CAO hay XỨC DẦU. Nhưng cần cẩn thận, không nên dùng bừa bãi và lạm dụng.

    Chỉ nên dùng cách này mỗi ngày 1 lần, dùng quá một lần, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi sát.Vìe cách này dễ gây phỏng và nếu lạm dụng sẽ làm cho bệnh nhân nóng nhiệt, khô người, có thể sinh ra nổi nhọt, nhức đầu, mất ngủ, táo bón.Nếu lỡ gặp được trường hợp này nên uống thức uống mát để giải trừ:nước dừa, rau má, bột sắn…



    9/ CHƯỜM LẠNH: Dùng cục nước đá cỡ ngón táy cái áp sát và rà trên da mặt.Nơi nào lạnh buốt (khác với lạnh mát thông thường)thì áp vào cho đến khi nơi đó tê dại hoặc người bệnh chịu không nổi hay triệu chứng bệnh giảm hắn thì ngưng, đổi huyệt bằng cách tìm nơi lạnh buốt khác.

    Lưu ý:Nơi vùng trán không nên áp đá lâu quá, dễ gây nhức đầu.

    Tác dụng: Làm co rút cơ, mạch máu, hạ nhiệt, chống viêm nhiễm sưng đau do nhiệt.Chữa trị tốt các bệnh do nhiệt gây ra như:Cảm nóng, trúng nắng, Kiết lỵ mới phát trong ngày đầu tiên(đột nhiên thấy đau bụng đi cầu, phân nhão, nóng hậu môn, nhức răng do nóng, say rượu.v.v..)lòi dom, trĩ.

    Trên đây là những kỹ thuật và nguyên tắc trong việc chẩn đoán và trị liệu theo phương pháp Diện Chẩn. Điều quan trọng là phải có niềm tin vào phương pháp và tấm lòng dành cho người bệnh, cũng như sự hiểu biết để biết dựa trên tư tưởng của Việt Y Đạo, vì cái giá trị của Diện Chẩn không phải chỉ là các kỹ thuật/y thuật.

    (CÒN TIẾP)


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN" (Phần 2.6)


    description: http://dienchan.com/imagenews/23.02.03.04.13image001.jpg

    Phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết



    II. KỸ THUẬT HỖ TRỢ TRỊ LIỆU

    Diện Chẩn - Điều khiển Liệu pháp được xem là một phưong pháp điều trị mở, nghĩa là nó có rất nhiều kỹ thuật, thủ pháp khác nhau để ứng dụng cho một hay nhiều bệnh chứng. Ngoài những phác đồ riêng cho từng bệnh, Diện Chẩn còn có những thủ pháp hỗ trợ có thể điều trị cho nhiều bệnh chứng khác nhau.

    1/ Tác động lên Hệ Bạch Huyết: Sáu vùng phản chiếu

    Hệ Bạch Huyết là một mạng lưới các ống dẫn lưu nước, protein & các hóa chất khác từ mô tế bào trả lại cho dòng máu. Hệ thống được cấu tạo từ vô số các ống, gọi là mạch bạch huyết, chứa đựng & dẫn lưu các dịch trong suốt (gọi là bạch huyết) tương tự như mạch máu.

    Hệ bạch huyết có mối liên hệ mật thiết với với máu & hệ tuần hoàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng hệ bạch huyết là một thành phần của hệ tuần hoàn vì bạch huyết lưu chuyển ra vào trong máu & vì cấu trúc của các ống bạch huyết tương tự như các mạch máu trong hệ tuần hoàn.

    Tầm quan trọng của lá lách & hệ bạch huyết cho sự sống:

    Toàn bộ Hệ bạch huyết chảy trong cơ thể đều hướng đến các mạch máu và hoàn trả dịch cho máu. Nếu quá trình này không xảy ra, cơ thể của chúng ta sẽ bị "phình to ra". Ví dụ, khi một vị trí nào đó bị sưng phù, có nghĩa là có quá nhiều dịch bị ứ trong các mô tế bào tại chổ, hệ bạch huyết thu tóm các dịch dư thừa này rồi trao trả vào dòng máu để máu xứ lý tiếp.

    Quá trình này rất cần thiết cho cơ thể vì nước, protein và các phân tử khác luôn rò rỉ qua các mao mạch ứ đọng xung quanh các mô trong cơ thể. Quá trình này giống như một hệ thống thoát nước, rút hết dịch ở mô và thải vào hệ dẫn nước trong cơ thể là hệ tuần hoàn.

    Hệ bạch huyết cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh chẳng hạn). Các tác nhân gây bệnh được lọc bỏ ở mô tế bào bở các hạch bạch huyết (hạch bạch huyết là những khối mô nằm dọc theo hệ thống mạch bạch huyết). Trong mỗi hạch bạch huyết, có rất nhiều các tế bào lymphô (lymphocytes, một dạng của tế bào bạch cầu) sản xuất ra các kháng thể. Kháng thể là các loại protein đặc biệt có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm & lây lan của bệnh bằng cách bẫy & giết chết mầm bệnh.

    Lá lách cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Giống như các hạch lymphô, lá lách chứa rất nhiều tế bào lymphô & kháng thể. Cơ thể sẽ bị nhiễm trùng một khi hệ thống phòng vệ này bị suy yếu hoặc không chống trả lại nổi độc tố của vi khuẩn & cần phải có sự trợ giúp của thuốc men bên ngoài. Mặc khác, khi máu chảy qua lách, máu mang theo xác các tế bào chết và được thu dọn sạch sẽ ở lách bởi các tế bào gọi là macrophages (các đại thực bào).

    Theo thuyết Phản chiếu của Diện Chẩn, hệ Bạch huyết phản chiếu trên gương mặt trong 6 khu vực. Vì thế, nếu ta tác động trên 6 vùng này nghĩa là đã tác động đến toàn bộ hệ Bạch Huyết của cơ thể và điều đó giúp cho hệ Bạch Huyết phát huy được năng lực đề kháng với các loại bệnh tật và sự suy yếu của cơ thể.



    MÔ TẢ:

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(102).jpg



    Vùng 1: Gạch bằng đầu que dò vùng từ đầu mày xuống 2 bên sơn căn (Vùng sống mũi giữa 2 viền mũi)

    Vùng 2: Gạch bằng que dò dọc sống mũi (từ sơn căn đến đầu mũi)

    Vùng 3: Gạch 2 viền mũi

    Vùng 4: Gạch 2 pháp lệnh (nếp nhăn mũi, má) xuống quá khóe miệng.

    Vùng 5: Gạch viền cong quanh ụ cằm.

    Vùng 6: Gạch quanh tai (trước và sau) từ huyệt 16 đến h. 14 rồi vòng qua phía sau tai đi qua huyệt 15, 54,55 rồi vòng ra huyệt 16 trở lại.

    Lưu ý:

    Mỗi vùng chỉ cần gạch từ 30 – 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải và lực ấn vừa phải.

    Phác đồ này là phác đồ hỗ trợ tức là giúp cho các phác đồ điều trị bệnh được hiệu quả cao.

    TÍNH NĂNG:


    1. An thần (làm dễ ngủ)

    2. Bồi bổ não, tuỷ

    3. Bồi bổ khí lực (làm cho khỏe mạnh)

    4. Biếng ăn (làm cho ăn cảm thấy ngon)

    5. Chữa cảm cúm, sổ mũi

    6. Cai Nghiện thuốc lá

    7. Chống lo hãi,

    8. Chống co giật

    9. Chống dị ứng

    10. Chống lão hoá, tăng c ư ờng sức đề kháng cho cơ thể

    11. Điều hòa tim mạch, huyết áp.

    12. Điều hòa gân, cơ, khớp

    13. Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ

    14. Điều hòa tiết dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước miếng…)

    15. Giảm béo

    16. Hưng phấn tình dục

    17. Kháng viêm, tiêu độc, chống nhiễm trùng.

    18. Làm săn da, chắc thịt, làm thon người

    19. Làm khỏe thai nhi trong bụng mẹ.

    20. Làm ấm người

    21. Làm tan máu bầm

    22. Ổn định đường huyết

    23. Thanh lọc cơ thể, giải độc gan, ruột

    HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DƯỚI ĐÂY:

    1/ Những bệnh Tâm thần – thần kinh:

     

    1. Buổn ngủ do mệt mỏi

    2. Chóng mặt không rõ nguyên do

    3. Đau nửa đầu

    4. Kém sức khoẻ, kém năng động

    5. Liệt mặt

    6. Mất ngủ

    7. Ngủ say (làm tỉnh ngủ, làm tỉnh táo)

    8. Phong xù (kinh phong)

    9. Rối loạn tiền đình (hay chóng mặt, xây xẩm)

    10. Say xe, say tàu (chống nôn ói khi đi tàu xe)

    2/ Nhóm bệnh Tim mạch, gan, thận:

    1. Huyết áp cao

    2. Mệt tim

    3. Viêm gan

    4. Bí tiểu, tiểu ít

    5. Nổi mề đay



    3/ Nhóm bệnh Tiêu hóa, Hô hấp:

    1. Biếng ăn

    2. Suyễn

    3. Ho khan (do ngứa cổ)

    4. Viêm xoang

    5. Viêm họng hạt

    6. Vướng đàm, nghẹt đàm

    4/ Nhóm bệnh xương khớp, cơ bắp vận động:

    1. Bệnh Goutte (Thống phong)

    2. Cơ bắp nhão, xệ

    3. Dịch hoàn nhão, xệ

    4. Đau lưng, đau cột sống

    5. Đau khớp ngón tay

    6. Nhũ hoa nhão, xệ

    7. Nứt chân (ở bàn tay, gót chân)

    8. Sưng bầm

    9. Tăng tiết dịch các khớp



    5/ Những bệnh Bí tiết, sinh lý, nhiễm trùng:

    1. Bệnh luput đỏ

    2. Bí tiểu – tiểu ít

    3. Đau bụng kinh

    4. Đau bụng đi cầu, tiêu chảy (kiết lỵ)

    5. Hôi nách

    6. Kinh nguyệt không đều

    7. Nhiễm trùng có mủ

    8. Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý)

    9. Táo bón

    10. Tiểu nhiều

    11. Trĩ, lòi dom

    12. Thai yếu

    13. Tia máu đỏ trong mắt

    14. Viêm đường tiết niệu

    15. Viêm đại tràng mãn tính, phân lỏng, nát.



    Lưu ý:

     Để phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối

     Để chữa bệnh: Mỗi ngày là từ 1 -3 lần (Sáng, trưa, tối)

     Kỹ thuật này có hiệu quả Điều hòa nhiệt độ cơ thể (nóng làm mát, lạnh làm ấm- trong các bệnh cảm nóng, lạnh) và điều hòa huyết áp: Tăng và giảm huyết áp. Đặc biệt, nó không làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp thấp.

     Người còn trẻ tuổi không nên làm mỗi ngày (trừ trường hợp có bệnh cần điều trị) vì cách này cho hiệu quả cao và rất mạnh, nên người còn trẻ, khỏe mạnh không nên lạm dụng sẽ nóng trong người khiến nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng…

     Trong trường hợp bị nóng, cần giải nhiệt bằng cách ấn phác đồ làm mát cơ thể vào các huyệt: 26, 3, 143, 39, 38, 85, 51, 14, 15, 16 sẽ hết tình trạng nóng (làm ngày 2 -3 lần) và uống các thức uống mát như bột sắn dây, bột đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.

     Sử dụng kỹ thuật dán cao trong phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết thì không có hiệu quả.

    (Còn tiếp)


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.7)


    description: http://dienchan.com/imagenews/15.02.03.05.13image003.gif


    2/ Thủ pháp xoa mặt – xoa chân

    A/ BUỔI SÁNG sau khi thức giấc

    1. Xoa bàn tay cho nóng áp vào mắt (xoa tay áp mắt) 3 lần.

    2. Xoa vòng quanh mắt từ đầu mày ra phía đuôi mày bằng hai ngón giữa. Sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ vào huyệt trước khóe mắt và sau đuôi mắt rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa xương hốc mắt (dưới con ngươi) mỗi nơi 30 lần.

    3. Để hai bàn tay xoa khắp 2 bên mặt, chừa mũi ra (10 lần)

    4. Chà bờ môi trên và cằm. Mỗi bàn tay 5 lần

    5. Chà lên xuống dọc sống mũi cho tới mí tóc trên trán bằng 3 ngón tay (trỏ, giữa, áp út – ngón giữa nằm trên sống mũi)

    6. Đặt nguyên bàn tay trên trán chà qua chà lại 10 lần.

    7. Để ngón tay trỏ và giữa trước và sau mang tai hình chữ V, chà xát lên xuống 5 lần.

    Đối với người tạng nhiệt (hay cảm thấy nóng nảy trong người) không nên chà nhiều vì sẽ gây nóng nhiệt cho cơ thể

    8. Vuốt cổ: Ngửa cổ lên, mở rộng bàn tay ôm trọn vòng cổ vuốt xuống 10 lần)

    9. Chà gáy: Lấy bàn tay chà xát gáy, mỗi bên 5 lần

    10. Cào đầu: Dùng 10 đầu ngón tay cào đầu từ mí tóc trán ngược ra sau gáy 50 cái.

    11. Xoa nóng 2 vành tai rồi ép tai gõ chẩm (tác dụng ấm tai, ấm thận, ấm bao tử)

    12. Gõ răng 3 lần (2 hàm răng đập vào nhau)

    Đảo lưỡi nuốt nước miếng 3 lần (làm mát cơ thể, bổ chân âm)

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image004(3).gif

    Nếu không thích xoa mặt, các bạn có thể dùng khăn lông loại nhỏ, chà khắp mặt độ 3 phút, sau khi đã nhúng nước ấm. Tuy đơn giản nhưng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nó cũng trị được một số bệnh như bệnh Viêm Chu vai (giở tay không lên).



    B/ BUỔI TỐI trước khi đi ngủ:

    Xoa chân cho ấm (cọ 2 lòng bàn chân vào nhau), Cào đầu bằng cây cào 5 răng, hoặc 10 đầu ngón tay từ mí tóc trán ra sau gáy 50 lần.



    3/ Kỹ thuật bảo vệ sức khỏe bằng khăn nóng

    Mỗi buổi sáng ai cũng đều lau rửa mặt. Nhưng nếu biết dùng khăn lau mặt bằng nước ấm để chà xát trên mặt mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, hay vào buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta có thể đạt được những kết quả hết sức hữu ích cho sức khỏe, chỉ với một phương pháp đơn giản:



    1/ Làm khỏe tim: Đi lên xuống cầu thang không bị mệt, hết bị mệt tim, hồi hộp, giật mình khi nghe tiếng động mạnh.

    2/ Làm ấm các khớp chân tay, tan vôi chống thoái hóa khớp, hỗ trợ trị viêm chu vai (Tay đau không thể giơ cao khỏi đầu)

    3/ Làm mạnh sinh lý, giúp quý ông cường dương, chống xuất tinh sớm.

    4/ Làm ăn ngon, ngủ tốt (Nếu người nóng, có thể tạng Dương nếu chà mặt buổi tối sẽ bị mất ngủ)

    5/ Phòng và trị tình trạng liệt dây thần kinh số 5 và số 7.

    6/ Phòng và trị tình trạng Cholesterol trong máu cao.

    7/ Phòng và trị bệnh gan nhiễm mỡ

    8/ Phòng và trị bệnh đau dạ dày, lá lách

    9/ Phòng và trị táo bón, các bệnh đường ruột.

    10/ Làm mạnh gân, xương

    11/ Làm da mặt hồng hào, mịn màng, trẻ hóa cơ thể.

    12/ Làm săn chắc da thịt toàn thân.

    Đây là một kỹ thuật Dưỡng Sinh đơn giản, tốn ít thời gian mà lại đem đến cho người chịu khó áp dụng thường xuyên những kết quả hết sức tốt đẹp cho sức khỏe.



    4/ Kỹ thuật phòng và trị bệnh bằng búa Trường thọ

    Hướng dẫn phòng bệnh và tăng cường nội lực qua kỹ thuật Gõ khắp mặt bằng dụng cụ CÂY BÚA TRƯỜNG THỌ. 



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image005(53).jpg



    Thực hành

    Vào mỗi ngày (sáng hay chiều), ta có thể dùng Búa Trường Thọ để gõ đều đặn toàn thể khuôn mặt trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần (Chỉ nên gõ một lần trong ngày vì có tính Dương – nóng). Gõ một cách đều đặn và nhẹ nhàng. Chủ yếu là gõ trên vùng trán, hai gò má và vùng cằm.



    Nguyên lý

    Do bộ mặt phản chiếu các bộ phận nội tạng và ngoại vi, việc gõ nhẹ sẽ kích thích hoạt động của các bộ phận, giúp lưu thông khí huyết. Tác dụng tăng lực tổng quát này của phương pháp gõ với búa Trường Thọ (Không dùng cây búa hai đầu gôm – gai có tác dụng chữa bệnh) có giá trị như thuốc bổ, gây nóng da mặt và kích thích sự vận hành máu huyết đến các cơ quan, cho cảm giác khoẻ khoắn. Gõ mặt còn có tác dụng an thần (relaxation), giảm căng thẳng (stress).

    Nên nhớ gõ nhẹ nhàng chuyển động theo vòng tròn từ trán xuống má rồi xuống cằm, sau đó lên má trái và lên trán. Nghỉ rồi lập lại.

    Hiệu quả

    Với dụng cụ gọn nhẹ, thích hợp là cây búa Trường Thọ, phương pháp gõ mặt được xem là một biện pháp đơn giản, dễ dàng để nâng cao sức khỏe. Mặt phản chiếu toàn bộ cơ thê với các bộ phận ngoại vi cũng như cơ quan nội tạng trong con người, nên khi làm động tác gõ, kích thích mặt chính là tăng cường nội lực cho các cơ quan, bộ phận hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Việc gõ mặt giúp cơ thể:



    • Tăng sinh lực, tăng cảm giác khoẻ khoắn, tự tin và yêu đời.

    • Gia tăng sự chuyển động các vi mạch máu dưới da – đem lại sinh khí cho làn da cũng như có các tác động đến các bộ phận trên cơ thể

    • An thần, giảm stress, tạo sinh lực kéo dài tuổi thọ.v.v…

    Tóm lại, chỉ gồm động tác đơn giản, nhẹ nhàng, kỹ thuật gõ mặt bằng cây búa Trường Thọ có thể đem lại những lợi ích nhanh chóng nhưng không kém bền bỉ cho chúng ta, cả về phần trí tuệ, tinh thần lẫn phần thể chất.

    5/ Kỹ thuật gạch mặt bằng que dò

    Sau khi tìm được huyệt hay điểm đau cần tác động (sinh huyệt) bằng que dò, ta dùng cây dò 2 đầu lớn nhỏ để gạch (dùng đầu lớn từng đoạn ngắn, sát da nhiều lần.

    Trong kỹ thuật gạch có 2 cách: Gạch ngắn (mỗi lằn gạch chỉ dài khoảng 1 – 2cm) trên vùng đau (Sinh huyệt) hay vùng Đồng ứng với bộ phận cần tác động nơi bàn tay.

    Gạch dài (còn gọi là miết) dọc hay ngang (hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) Ta cũng gạch nhiều lần nơi nhạy cảm, tại chỗ đau đang có bệnh hay nơi phản chiếu.

    Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau (gạch ngắn thì đau ít hơn) nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau rất nhanh và sẽ cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái. Đây là thủ pháp gây kích thích mạnh và đau hơn day ấn, cho nên thường dùng trong trường hợp cấp cứu như ngất xỉu, thổ tả, động kinh co giật, nhức đầu, cơn rét run do trúng lạnh … nhưng cũng có thể dùng trong các bệnh mãn tính như u xơ tử cung, béo bụng, gai cột sống cổ, liệt mặt, gai gót chân, đau bao tử ….

    Thủ pháp này có thề áp dụng ở khắp bề mặt da trên cơ thể - Có thể nói là “Đau đâu gạch đó”. Nên biết Ấn và Gạch là 2 thủ pháp cơ bản của Diện Chẩn, tương tự như dấu chấm (.) và gạch (-) trong kỹ thuật điện báo (tín hiệu Morse) hoặc số 1 và số 0 trong hệ thống vi tính, hay vạch Đứt và Liền trong kinh Dịch..



    Dụng cụ 

    Cây Dò day.

    Tìm và day huyệt trên vùng mặt và khắp cơ thể. sử dụng hiệu quả trong các trường hợp cấp cứu khi bị ói mửa, tiêu chảy, mệt tim, tăng huyết áp



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image006(46).jpg



    Cây lăn 2 đầu

    (Lăn cầu gai và lăn Đinh)

    Dùng để lăn vùng mặt, bàn tay, ngón tay, ngón chân. Đầu Đinh: có tính Âm - Đầu Gai: Có tính Dương

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image007(38).jpg



    6/ Kỹ Thuật cào đầu – cào mặt

    Để giúp máu huyết lưu thông trên da đầu, hỗ trợ điều trị các bệnh nhức đầu, cảm cúm… ta có thể áp dụng kỹ thuật Cào đầu với các dụng cụ:

    - Con bọ lớn – nhỏ

    - Cây Cào lớn

    - Hay cũng có thể dùng hai bàn tay xòe ra như hai cây lược lớn,

    Khi cào ta ấn ngón cái vào 2 màng tang để làm trụ, và dùng 4 ngón tay để cào theo chiều từ trước ra sau khắp trên đầu. Nếu dùng con bọ hay cây cào thì ta cào từ trên đỉnh đầu xuống đến mí tóc phía trước.

    Nếu dùng dụng cụ, nên có người giúp để có thể cào cả phía trước và sau đầu, hiệu quả sẽ tốt hơn là tự cào cho mình.

    HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG CÂY CÀO

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image008(23).jpg

    Hướng dẫn phòng bệnh và tăng cường nội lực qua kỹ thuật cào khắp mặt bằng dụng cụ cào mini



    Thực hành

    Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cào nhẹ nhàng đến toàn thể khuôn mặt trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần. Cào một cách thận trọng và thuận theo tự nhiên (cào vừa sức, nhẹ nhàng, cào chiều nào cũng được). Tuy nhiên, không nên vừa đẩy tới vừa kéo lui răng cào trên da mặt, mà chỉ cào theo một chiều lui cây cào mà thôi.

    Nguyên lý

    Do bộ mặt phản chiếu toàn bộ vỏ não, cào mặt thì kích thích hoạt động của não, giúp não phấn chấn. Tác dụng tăng lực tổng quát này của phương pháp cào có giá trị như thuốc bổ, gây nóng da mặt và nóng người, cho cảm giác khoẻ khoắn. Cào mặt còn có tác dụng an thần (relaxation), giảm căng thẳng (stress). Cào mặt còn đưa máu tụ về mặt nhiều hơn nên có thể trị cơn nhức răng.

    Nên nhớ cào tới chỗ nào đau, thốn nhiều thì cào nhiều vào chỗ đó, vì các điểm đau báo hiệu có bệnh trong cơ thể. 

    Tác dụng

    Một số tác dụng khác của cào mặt:.

    - Trị huyết áp cao: Cào nhẹ 100 cái bên trên 2 lông mày (gờ mày) và dọc xuống sống mũi.

    - Trị đau lưng: cào nhiều ở vùng 2 bên mí tóc trán.

    - Trị viêm họng: cào nhiều ở vùng trước 2 dái tai.

    - Trị Cholesterol trong máu: Dùng Cào mini cào vùng tam giác gan (H.233, 41, 50)



    Hiệu quả

    Với dụng cụ gọn nhẹ, thích hợp là cây cào mini, phương pháp cào mặt đã chọn khuôn mặt như một căn cứ trung tâm, hàng đầu để nâng cao sức khỏe. Mặt phản chiếu toàn bộ vỏ não, tức “bộ chỉ huy” điều khiển gần hết các động thái trực giao cảm/đối giao cảm của các bộ phận ngoại vi cũng như cơ quan nội tạng trong con người, nên khi làm động tác cào, kích thích mặt/ vỏ não chính là tăng cường nội lực cho các cơ quan, bộ phận hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Cứ tưởng tượng là vào buổi sáng (thời điểm thích hợp nhứt cho cào mặt), ta thức dậy – não thức tỉnh sớm nhứt - và các hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết.v.v…cùng thức giấc với bộ não, rồi nếu các hệ ấy còn ngái ngủ, chậm chạp thì đã có cây cào mini lay động, “tập thể dục” cho chúng tỉnh ngủ hẳn mà hoạt động cho tốt. Từ hình ảnh sinh động ấy, có thể kể ra một số lợi ích dễ thấy nhứt của kỹ thuật cào mặt:



    • Tăng sinh lực, tăng cảm giác khoẻ khoắn, tự tin và yêu đời.

    • Hoá giải lại sự lão hóa da. Đặc biệt là da mặt mịn hơn, căng hơn. Các khiếm khuyết trên da mặt, như mụn cám, tàn nhang, vết nám thì dần dần biến mất, mờ hoặc tróc đi. Những hiệu quả này rất có ích cho phái đẹp.

    • Trị bệnh cho mắt, như hết các chứng mắt mờ, thoái hóa điểm vàng, chảy nước mắt sống.

    • An thần, giảm stress, trị mất ngủ.v.v…

    Mặt khác, do những sự khác biệt về thể lý, cơ địa giữa những người cùng sử dụng kỹ thuật cào mặt, như về giới tính (nam/nữ), tuổi tác (già/trẻ), thể tạng (tạng Âm/tạng Dương).v.v…, mà có những biểu hiện đáp ứng khác nhau (như cảm giác mát hay nóng khi cào mặt) đối với kỹ thuật cào mặt.

    Tóm lại, chỉ gồm những động tác đơn giản, nhẹ nhàng, kỹ thuật cào mặt bằng cây cào mini có thể đem lại những lợi ích nhanh chóng nhưng không kém bền bỉ cho chúng ta, cả về phần trí tuệ, tinh thần lẫn phần thể chất, ngoại hình.

     (CÒN TIẾP)


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.8)


    description: http://dienchan.com/imagenews/49.02.17.05.13dsc08299.jpg

    Các Dụng cụ có cách dùng và công dụng tương tự:



    Cây cào dò mini

    Công dụng: Đầu cào nhỏ dùng để cào trên mặt. Đầu dò dùng để dò Sinh huyệt và vạch, ấn huyệt.



    Cây cào lớn

    Công dụng: Dùng để cào trên vùng lưng, bụng, tay chân





    Cây cào 2 đầu lớn – nhỏ

    Công dụng: Đầu cào nhỏ cào mặt.Đầu cào lớn cào trên các vùng khác của cơ thể



    Cây cào lăn đinh

    Công dụng: Đầu cào nhỏ dùng cào mặt. Đầu lăn đinh: lăn trên mặt và trên bàn tay, ngón tay



    6/ Thủ pháp chà xát:

    Chà xát là một kỹ thuật của Diện Chẩn, chủ yếu là dùng các dụng cụ như: Bàn chải tiên, bàn ủi đinh nhựa, Cây mỹ nữ, Con bọ (lớn/nhỏ) …để chà xát vùng vai. Lưng, cổ gáy, cánh tay, bàn tay, đùi, bắp chân, bụng …

    Đây là các kỹ thuật chủ yếu là phòng bệnh, làm lưu thông khí huyết, tạo sự sản khoái cho cả người bình thường lẫn người bệnh, gia tăng sự lưu thông khí huyết, làm tan mỡ bụng, giảm béo, làm săn chắc da. Hoạt động chà xát có thể diễn ra thường xuyên, mỗi ngày hay cách ngày nhưng cũng giống như các thủ pháp khác, không nên quá lạm dụng (thực hành quá 3 lần/ngày) sẽ không có hiệu quả, đôi khi còn có tác dụng ngược.

    CÁC DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ CHÀ XÁT 

    Bàn chải tiên

    Công dụng:

    Chà xát trên mặt, bàn tay, kích thích máu huyết lưu thông mạnh, làm nóng mặt và cơ thể rất mạnh.

    Cây Mỹ nữ

    Công dụng:

    Chà xát trên lưng, bụng, đùi cánh tay với 2 đầu Âm (Inox) Dương (Đinh Nhựa) Dùng làm đẹp, tan mỡ, điều hòa khí huyết

    Con Bọ (lớn/nhỏ)

    Chà trên vùng lưng, đầu, mặt, trán, vai, tay, đầu gối, bụng, đùi … Kích thích khí huyết mạnh, làm tan mỡ bụng. 

    Bàn Ủi đinh nhựa

    Chà trên vùng lưng, cổ gáy làm giảm tê mỏi, tụ máu. Có tính Dương.

    Đặc điểm của các dụng cụ Diện Chẩn

    Diện chẩn ĐKLP là Một phương pháp đa dạng với nhiều hình thức chẩn đoán và trị liệu với nhiều loại dụng cụ chẩn trị chuyên biệt nhất (100 món) nếu so với các phương pháp tương tự trong lĩnh vục Phản xạ học, bấm huyệt, xoa bóp và châm cứu trên thế giới.

    Với bộ dụng cụ này, người bình thường hay bệnh nhân đều có thể trở thành người chữa trị cho chính mình và cho người khác, sau một thời gian học rất ngắn, theo đúng chủ trương của tác giả là « Biến bệnh nhân thành thầy thuốc” Bộ dụng cụ này là một công cụ đắc lực giúp cho việc điều trị một cách hiệu quả, an tòan, ít hoặc không tốn kém với hầu hết các bệnh thông thường và một số bệnh khó, hiểm nghèo.

    Các dụng cụ này do chính thầy Bùi Quốc Châu và Lương Y Bùi Minh Tâm sáng chế và thiết kế bằng những chất liệu cao cấp như Inox, đồng, sừng, gỗ quý và nhựa cao cấp đạt tính mỹ thuật cũngnhư sự bền bỉ. Các dụng cụ chia làm các nhóm có hình dạng riêng với những cách tác động khác nhau: Các thanh Inox dùng để ấn và day, các bàn cào có hình như cây cào hay bàn chải dùng để cào, chải.Các cây có trục hình cầu hay hình trụ dùng để lăn, cây búa có 2 đầu bằng cao su và inox dùng để gõ. Các miếng nhựa và sừng dùng để cạo gió.v.v.

    Đặc biệt hơn nữa, đây là bộ dụng cụ duy nhất có sự phân biệt hai tính chất Âm và Dương trong chất liệu và qua cách sử dụng để nhằm đạt kết quả tối ưu khi điều trị, phù hợp với thể trạng nóng(Dương) hay lạnh (Âm) của người dùng. Các dụng cụ có kết cấu bằng sừng hay nhựa cao cấp (Quả cầu gai) hay các thanh Inox (Cây ấn huyệt, các cây lăn đinh inox) mang tính Dương (nóng) Phù hợp với người có thể tạng Âm (Hàn, mát) hay có hiệu quả tốt hơn khi tác động và việc làm ấm, nóng cơ thể, kích thích khí huyết …

    Ngược lại, các dụng cụ có kết cấu bằng Đồng (Cây lăn đồng) lại có tính Âm (Mát) phù hợp với người bệnh có thể tạng Dương (nóng) và có hiệu quả tốt với các bệnh Sốt, nóng, ho … Vì thế khi điều trị, người sử dụng cần lưu ý đến tính chất này để việc trị liệu đạt kết quả tốt hơn.

     Các dụng cụ này cũng an tòan không gây tổn thương (chảy máu/ trầy da…) dễ sử dụng, hình dáng thanh nhã, giá thành vừa phải đã góp phần tích cực vào việc tự phòng và trị bệnh

     (Còn tiếp)


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.9)


    III. PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ

    Gồm các phác đồ vừa hỗ trợ cho việc điều trị, vừa hỗ trợ cho các liệu pháp khác nhau.



    III. PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ

    Gồm các phác đồ vừa hỗ trợ cho việc điều trị, vừa hỗ trợ cho các liệu pháp khác nhau. Trong Diện Chẩn, việc trị liệu một chứng hay một bệnh không chỉ sử dụng một phác đồ hay một vài dụng cụ cố định, mà tuỳ theo tình trạng, năng lực, tuổi tác, mức độ và thời điểm, người chữa có thể vận dụng nhiều thủ pháp, nhiều kỹ thuật, có lúc dùng tay không, có khi dùng dụng cụ hay chỉ cần dùng ngay những vật gia dụng trong nhà, đều có thể đem lại kết quả tốt.



    1. Nhóm phác đồ Tăng lực

    1/ Phác đồ Thăng khí

    Thăng tức kéo lên, gia tăng Dương Khí.

    Bộ này gồm các huyệt:

    127, 50+, 19, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0

    Nguyên tắc:

    Ấn 03 lượt (Từ huyệt 127 – 0 là một lượt) Người sẽ ấm dần lên.



    Công dụng:

    Dùng trong trường hợp người bị tê, lạnh cóng, khí huyết giảm, hay bị trĩ lòi ra phải kéo lên.



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(103).jpg



    Ví dụ: Trong các bệnh như Trĩ, ho hen, suyễn do lạnh, viêm xoang mũi do lạnh. Trước khi chữa các bệnh trên theo phác đồ từng bệnh, ta nên bấm bộ Thăng trước. 

    2/Phác đồ Giáng khí

    Giáng tức hạ khí xuống, làm giảm nhiệt các loại bệnh nóng, sốt.

    Bộ này gồm các huyệt:

    124, 34, 26, 61, 3, 143, 222,14,156, 87.

    Nguyên tắc:

    Ấn 03 lượt (Từ huyệt 124 – 87 là một lượt) Người sẽ giảm nhiệt.



    Công dụng:

    Dùng trong trường hợp người bị nóng sốt


    3/ Phác đồ Điều hòa

    Có tác dụng điều hòa thân nhiệt. gồm các huyệt: 34, 290,156, 132, 3



    Nguyên tắc: Ấn lần lượt các huyệt (bên phải – trái)

    Công dụng:

    Dùng Điều hòa thân nhiệt trong các chứng đau nhức. Sốt rét (trong nóng – ngoài lạnh) hay các bệnh cảm sốt, trên nóng dưới lạnh.


    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image003(137).jpg

    Ta cũng có Phác đồ Thuỷ Hỏa Ký tế, gồm các huyệt: 34, 290, 51 (156) có tác dụng tương tự bộ Điều hòa

    4/ Phác đồ Bổ âm huyết

    Bộ này sử dụng thường xuyên, rất hiệu quả trong việc tăng khí lực cho người già, yếu, gầy gò suy nhược. Bộ này gồm các huyệt: 22, 127, 63, 7, 113, 17, 50, 19, 64, 39, 37, 1, 290 và 0.



    Nguyên tắc:

    Bấm các huyệt này trước khi chữa cho người già, gầy yếu...



    Công dụng:

    Bộ này dùng để tăng khí lực cho người suy nhược, già yếu. Trẻ em kém ăn, suy dinh dưỡng cũng bấm các huyệt này.



    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image004(79).jpg

    5/ Phác đồ Tứ đại huyệt

    Đây là bốn Huyệt căn bản có tác dụng trong nhiều chứng bệnh khác nhau, hiện diện trong đa số các phác đồ điều trị. Vì vậy, người thực hành Diện Chẩn cần nắm vững vị trí chính xác của bốn huyệt này. Phác đồ này chủ trị các chứng bệnh Viêm nhiễm có mủ, đau nhức, mất ngủ, mệt mỏi. Gồm các Huyệt:26, 19, 127 và 0
    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image005(55).jpg

    CÒN TIẾP


    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.10)


    2. Nhóm Phác Đồ Giải Độc

    6/ Phác đồ Trừ Đàm – Thấp Thủy

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(107).jpg

    Bộ này trừ phù thủng, ho đàm, thấp khớp, béo phì. Bộ này gồm các huyệt: 103, 1, 290, 19, 64, 39, 63, 53, 222, 236, 85, 127, 235, 22, 87.



    Nguyên tắc:

    Bấm các huyệt này trước khi điều trị cho từng loại bệnh.



    Công dụng: Ngoài việc chữa các bệnh phù thủng, ho đàm, thấp khớp, còn có thể chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp

    7/ Phác đồ Tiêu U Tiêu Bướu

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image002(358).jpg

    Bộ này hỗ trợ việc điều trị các u, bướu trên cơ thể, gồm các huyệt: 41, 143, 127,19,37, 38.



    Nguyên tắc:

    Tác động mỗi ngày và kéo dài từ 4-5 ngày, xong mới tác động ngay vào huyệt của bệnh.



    Ví dụ: Bị u ở tai (gần cằm) thì bấm bộ huyệt này sau khi hơ phần đồi chiếu (tai bên kia).Không nên làm nhanh.

    Công dụng:

    Trị bướu ở đầu, ngực, buồng trứng và các loại bướu máu, thịt, hơi, mỡ trên cơ thể



    8/Phác đồ Chống nghẽn ngẹt: 19, 14, 275, 61, 39, 26, 312, 184, 85, 87

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image003(141).jpg



    9/ Phác đồ tan máu bầm:

    156 +, 38+, 7+, 50, 3+, 0, 6+, 290+, 16+, 26 (+ là huyệt bên phải)

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image004(82).jpg



    10/ Phác đồ giải độc

    26, 38, 85, 87, 0,1,9, 14, 15, 41,50, 143, 235, 290

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image005(59).jpg



    11/ Phác đồ Tiêu viêm Tiêu độc

    description: http://dienchan.com/imagesflashupload/image006(51).jpg



    Nhóm Huyệt Tiêu viêm tiêu độc (Chính diện): 3, 5, 17, 26, 38, 41, 143, 29, 50, 61, 85

    Nhóm huyệt Tiêu viêm tiêu độc (Bán Diện) 16, 57,60

    Khi bị gan, nóng trong người hay có những nhọt, mụn, phù nề. Dùng phác đồ này cùng với các biện pháp đặc hiệu cho từng trường hợp.



    3.Nhóm phác đồ thần kinh - nội tạng

    12/ Phác đồ Nội tiết tố

    Nội tiết tố là những chất do cơ thể sản sinh ra, từ các bộ phận như tuyến thượng thận như Adrenalin, Epinephrin và norepinephrine để đáp ứng những tín hiệu từ hệ thần kinh giao cảm. Epinephrine làm tăng nhịp đập và sức co bóp của tim, giãn phế quản làm co thắt mạch máu dưới da và ruột để tăng cường tưới máu cho cơ theo yêu cầu co bóp khi gắng sức. Ngoài ra còn có các nội tiết tố của nam giới là testosterone và nội tiết tố của phái nữ là Estrogen.



    Testosterone là nội tiết tố nam được sản sinh từ hai tinh hoàn dưới sự điều tiết của tuyến yên, có tác dụng kích thích sự phát triển bộ phận sinh dục nam cũng như các yếu tố sinh dục thứ phát. Tuy nhiên trong cơ thể người nữ cũng có một lượng nhỏ chất này, việc suy giảm hàm lượng nội tiết tố testostérone là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn ham muốn tình dục, hội chứng tiền mãn kinh và tình trạng loãng xương.

    Estrogen là một danh từ chung cho 3 chất là estron, estradiol và estriol và được ký hiệu là E1, E2, E3. Estrogen được các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, được gọi là nội tiết tố nữ. Khi mãn kinh, buồng trứng không tiết ra estrogen nữa, nhưng tuyến thượng thận lại tiết ra androstenedion. Các mô mỡ và một số tổ chức khác của cơ thể chuyển hóa thành estrogen để duy trì những chức năng ở người phụ nữ. Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển:

    Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, tăng số lượng cơ tử cung, giúp tử cung lớn và hoạt động tốt. Ở người phụ nữ bị cắt 2 buồng trứng thì tử cung bị teo, cơ tử cung nhỏ lại và không hoạt động. Estrogen làm nội mạc tử cung dày lên, tăng trưởng, phát triển các tuyến trong nội mạc. Estrogen làm phát triển các ống dẫn ở tuyến và đây chính là tác nhân làm tuyến vú người phụ nữ nở to và quầng vú sậm màu lúc dậy thì, gọi là hormon tăng trưởng của tuyến vú. Các chất nội tiết tố góp phần quan trọng vào việc duy trì hoạt động cho con người vì thế, việc rối loạn hệ thống nội tiết này sẽ gây ra rất nhiều biến chứng hay các chứng bệnh mãn tính rất khó điều trị

    Khi bị những bệnh do rối loạn nội tiết tố, ta có thể vận dụng phương pháp Diện Chẩn tác động trên Phác đồ Nội tiết tố. Phác đồ này chủ trị các bệnh rối loạn nội tiết tố như Tiểu đường, tiền mãn kinh, bướu cổ…Bao gồm các Huyệt: 26, 8, 20, 63, 7, 113, 17.



    http://dienchan.com/imagesflashupload/image007(42).jpg



    13/ Phác đồ Phản chiếu tạng phủ
    Phác đồ này dùng để trị các bênh do nhiều cơ quan nội tạng bị bệnh cùng một lúc hoặc một bệnh nhưng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của hệ thống tạng phủ. Gồm các huyệt: 8, 50, 37, 3, 17, 22, 127, 41, 39, 19, 38, 87, 124, 106, 300, 235, 60 (59), 423, 422, 113, 63.

    Hìnhhttp://dienchan.com/imagesflashupload/image008(27).jpg


    http://dienchan.com/imagesflashupload/image009(16).jpg


    14/ Phác đồ phản chiếu 12 đôi dây thần kinh sọ não

    Phác đồ này dùng để điều trị các bệnh có liên quan đến hệ thống dây thần kinh điều khiển phản xạ của các bộ phận vùng mặt


    http://dienchan.com/imagesflashupload/image010(15).jpg


    Huyệt 197 tương ứng dây thần kinh số I

    (Thần kinh Khứu giác)

    Huyệt 34 tương ứng dây thần kinh số II

    (Thần kinh Thị Giác)

    Huyệt 184 tương ứng dây thần kinh số III

    (TK Vận nhãn chung) 

    Huyệt 491 tương ứng dây thần kinh số IV

    (Thần kinh Cơ chéo to)

    Huyệt 61 tương ứng dây thần kinh số V

    (Thần kinh Sinh Ba)



    Huyệt 45 tương ứng dây thần kinh số VI

    (Thần kinh Vận nhãn ngoài)

    Huyệt 5 tương ứng dây thần kinh số VII

     (Thần kinh Mặt)

    Huyệt 74 tương ứng dây thần kinh số VIII

    (Thần kinh Thế thính)

    Huyệt 64 tương ứng dây thần kinh số IX

    (Thần kinh Thiệt hầu)

    Huyệt 113 tương ứng dây thần kinh số X

    (Thần kinh Phế vị)

    Huyệt 156 tương ứng dây thần kinh số XI

    (Thần kinh Gai)

    Huyệt 7 tương ứng dây thần kinh số XII

    (Thần kinh Hạ Thiệt)




    15/Phác đồ làm giảm huyết áp:

    http://dienchan.com/imagesflashupload/image001(108).jpg



    Chính diện: 3, 8, 12, 26, 51, 54, 55, 61, 85, 87

    26, 39, 57, 100, 147, 173, 180, 188, 222.

     Trắc diện: 14,15 (sau vành tai) 16, 57, 277
    http://dienchan.com/imagesflashupload/image002(359).jpg

    Hình
    http://dienchan.com/imagesflashupload/image003(142).jpg



    16/ Phác đồ làm tăng huyết áp: 1, 19, 50, 63

    0, 6, 23, 37, 53, 103, 126, 300

    http://dienchan.com/imagesflashupload/image004(83).jpg















    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.11)


    http://dienchan.com/imagenews/52.03.01.07.13image008.jpg


    Huyệt và bộ huyệt Diện Chẩn

    1. Huyệt liên quan đến các bộ phận cơ thể


    ĐẦU

    Đỉnh đầu

    126, 103, 50, 51, 37, 87, 106, 365, 189

    Nửa bên đầu

    41, 54, 55, 100, 180, 61, 3, 184, 437, 51, 235

    Sau đầu gáy

    87, 106, 156, 26, 8, 65, 188, 290, 100, 54, 55, 201, 267, 127

    Trán

    60, 39, 51, 37, 106, 61, 103, 197

    Toàn đầu

    37, 50, 103, 87, 51, 19, 0, 26

    Tai

    65, 179, 290, 235, 197, 45, 41, 421, 145, 15, 138, 57, 0, 332

    Gờ mày

    156, 457

    Mắt

    102, 100, 130, 188, 196, 80, 330, 197, 175, 423, 103, 422, 421, 16, 6, 106, 12

    Mũi

    126, 377, 379, 103, 106, 107, 108, 26, 184, 1, 61, 39, 138,

    467, 7, 50, 19, 3, 240



    Môi, miệng

    37, 39, 61, 3, 53, 236, 127, 228, 29, 227, 226, 8

    Cổ

    26, 19, 8, 12, 106, 107, 20, 290

    Họng

    8, 312, 61, 14, 275, 96, 109, 19, 26

    Lưỡi

    8, 79, 312, 57, 60, 26, 109, 196, 61

     Răng

    8, 188, 196, 26, 34, 57, 60, 39, 38, 45, 127, 22, 300, 0, 180, 14, 100, 3, 16

    Mặt

    60, 57, 37, 58, 61, 39, 3







    VAI – TAY

    Bả vai

    477, 310, 360, 106, 107, 34, 97, 98, 13,421, 120, 139, 38, 12, 4, 0, 124

    Khớp vai

    88, 65, 559, 278, 564, 73, 354, 219

    Cánh tay trên

    97, 98, 99, 360, 267, 60, 51, 38, 0, 73

    Khuỷu tay

    98, 99, 360, 267, 60, 51, 0, 73, 28

     Cổ tay

    100, 130, 235, 41, 70, 131, 0

    Bàn tay

    460, 130, 60

    Các khớp ngón tay

    19, 460, 130, 60, 50

    Ngón tay cái

    61, 180, 3

    Ngón tay trỏ

    319,39, 177, 100

    Ngón tay giữa

    38, 44, 195, 50

    Ngón tay áp út

    29, 222, 185, 459

    Ngón tay út

    85, 191, 60, 0

    MÔNG – ĐÙI - CHÂN

    Mông

    5,210,219,377,277,91

    Háng

    64,74,145

    Đùi

    7,17,113,38,37,50,3,19

    Khoeo (nhượng)

    29,222,

    Đầu gối

    9,96,197,39,156,422,129

    Cẳng chân

    6,96,156,50,300,85

    Cổ chân

    107,310,347

    Bàn chân

    34,51,

    Gót chân

    127,107,310,461,286

    Ngón chân cái

    97,254,343

    Ngón chân trỏ

    255,34,344

    Ngón chân giữa

    256,345,477,65

    Ngón chân áp út

    257,346,240

    Ngón chân út

    292,293,26

    NGỰC – LƯNG – BỤNG

    Ngực

    189,73,467,491,269,3,60,13

    Vú

    60,63,12,73,39,59,179,283

    Cột sống lưng

    19,342,1,143,63,558,559,560,219,19

    Thắt lưng

    290,1,19,43,45,342,341,300,21,0,210,560,127

    Giữa hai bả vai

    310,491,360,565,561,421,420,332

    Quanh rốn (bụng)

    127,0,113,29,222,53,63

    Trên rốn

    19,63,53,61,58,39,37,50,7,17,113

    Dưới rốn

    127,22,87,235,156,347,236,227

    DA – NIÊM MẠC

    26, 3, 61, 19, 79, 13

    NÃO – THẦN KINH

    1, 124, 103, 300, 34, 126, 125, 65, 197, 175, 8

    CƠ QUAN SINH DỤC

    Dương vật

    19,63, 1,50,0,26,37,53,235,23,174

    Dịch hoàn

    7,113,287,73,156,35,65

    Âm hộ, âm đạo

    3,63,19

    Tử cung

    61,63,1,53,19,174,23

    Buồng trứng

    7,113,287,65,73,156,347,210

    Hậu môn

    19, 126, 365, 50, 127, 143







    NỘI TẠNG

    Tim (Tâm – Tâm bào)

    8,12,20,269,34,54,55,276,59,60,57,106, 107,191,103,87,127

    Ruột non (Tiểu trường)

    127,22,34,8,236, 226,227,228,29

    Gan (Can)

    50, 03, 197, 58, 189, 423+, 233, 356, 47, 303, 421+, 70

    Mật (Đởm)

    41,184,139,54,55,124+

    Lá lách (Tỳ)

    37,40,124-,132,481,423

    Tụy tạng (Tỳ)

    38,63, 7,113,17

    Bao tử (Vị)

    39,120,121,64,5,7,113,37,61,54,55,45,63,19,50,127,

    310,405,34,74,,421

    Phổi (Phế)

    26,3,13,61,28,132,491,125,128,269,276,279,275,109,310,360

    Ruột già (Đại trường)

    342,19,38,9,143,104,105,561,98,97,510

    Thận

    0, 300, 1, 45, 19, 43, 290, 17, 29, 22, 38, 560, 210, 342, 301, 302, 73

    219

    Bọng đái

    85,87,22,235,53,26,126,29,3,290,60,89,73

    2. Công dụng một số huyệt:

    1. Các huyệt lợi tiểu: 26, 3, 29, 85, 87, 40 - 222, 37, 290, 235



    2. Các huyệt Cầm tiểu: 0, 16, 37 - 87, 103, 1, 300, 126

    3. Các huyệt Tiêu Đàm, long đàm: 132, 37, 26, 275, 3, 467, 491, 28, 14, 64

    4. Các huyệt tăng tiết dịch: 26, 85, 14, 275, 87 – 3, 29, 19, 39,53, 61

    5. Các huyệt Giảm tiết dịch: 0, 16, 287, 61 – 103, 1, 15, 16, 7, 63, 17, 22, 50, 53, 29, 260, 21, 235, 3. 

    6. Các huyệt làm Tiêu mỡ: 233, 41, 50, 37, 38, 85, 113, 7, 39

    7. Các huyệt Tăng cường tính miễn nhiễm: 7, 135, 156, 50, 37, 300, 17, 0 - 127, 6, 3, 38.

    8. Các huyệt Tăng lực: 6, 0, 19, 103, 127 – 50, 1, 22, 300, 73, 43, 45, 62

    9. Các huyệt giảm chóng mặt: 63, 8, 19, 106, 65, 60, 50, 26, 15, 127, 0

    10. Các huyệt Tiêu hơi thông khí: 104, 3, 38, 19 - 26, 28, 235, 143, 184, 50, 189.

    11. Các huyệt Giảm đau: 41, 87, 85, 60, 34, 61, 16, 0 – 14, 50, 38, 156, 37, 39, 19

    12. Các huyệt Tiêu bướu, khối u: 104, 61, 38, 17, 39 – 184, 103, 73, 8, 12, 15, 127, 19, 1, 64, 14, 233.

    13. Các huyệt Tăng sức đề kháng: 0, 300, 1, 50, 37, 19, 7, 17 – 113, 127, 22, 45, 61, 156

    14. Các huyệt chống run rẩy: 45, 127 – 50, 300, 73, 6, 124, 0



    15. Các huyệt trị Tức Lói: 50, 41, 43, 300, 0, 17, 301, 302, 560

    16. Những huyệt Cầm máu: 16, 61, 0, 50, 287 – 37, 17, 7, 124, 34

    17. Những huyệt ổn định Thần Kinh: 124, 34 - 103, 106, 267, 300, 0, 26, 50, 1, 37

    18. Những huyệt chống co giật: 50, 19, 103 – 124, 26, 63



    19. Các huyệt giảm lờ đờ, mệt mỏi: 127, 19, 50, 6, 1, 300, 0 – 37, 22, 63, 113, 73, 62

    (CÒN TIẾP)

    Sách "THỰC HÀNH DIỆN CHẨN” (Phần 2.12)


    3. Bảng Tìm huyệt – Cách tìm huyệt mốc

    HUYỆT CHÍNH DIỆN

    Huyệt số

    Tuyến ngang

    Tuyến Dọc

    MÔ TẢ

    1

    VII

    O

    Chính giữa sống mũi

    3

    VII-VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi Ngay trên gò má

    5

    VIII

    D

    Trên 2 cánh mũi

    6

    X-XI

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi - Hai bên cằm

    7

    IX

    B

    Hai bên nhân trung

    8

    V

    O

    Trên sống mũi – ngang 2 mắt

    12

    V

    B

    Trên sống mũi – ngang Huyệt 8

    13

    VI-VII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi - Ngay giữa gò má

    17

    IX

    E

    Hai bên mép

    18

    V

    C




    19

    VIII-IX

    O

    Điểm cao nhất của rãnh nhân trung

    20

    V

    A

    Chính giữa sống mũi – hai bên huyệt số 8

    21

    VI-VII

    B

    Hai bên sống mũi

    22

    XI-XII

    O

    Ngay chính giữa ụ cằm

    23

    VII-VIII

    O

    Chính giữa chóp mũi

    26

    IV

    O

    Chính giữa hai lông mày

    29

    X

    E-G

    Hai bên mép môi

    31

    VI-VII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi

    Dưới hai mắt



    32

    VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi bên phải (chỉ có 1 huyệt)

    34

    III-IV

    C-D

    Trên đầu 2 lông mày

    35

    VIII-IX

    B

    Hai bên nhân trung sát lỗ mũi

    36

    VIII-IX

    E-G

    Hai bên mép

    37

    VIII

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi bên trái (Chỉ có 1 huyệt)

    38

    IX

    G

    Cuối 2 đường rãnh mép

    39

    VIII-IX

    E-G

    Hai bên mép ngang cánh mũi

    40

    VIII

    H

    Ngang huyệt 37 bên trái

    41

    VIII-IX

    H

    Giữa má phía dưới bên phải

    43

    VII-VIII

    O

    Trên sống mũi, dưới huyệt số 1

    45

    VII-VIII

    B

    Hai bên sống mũi ngang huyệt 43

    47

    VIII

    E

    Giữa đường rãnh mép phải

    48

    VIII

    D-E

    Trên mép phải gần cánh mũi

    49

    VIII-IX

    E-G

    Dưới đường rãnh mép phải

    50

    VIII-IX

    G

    Bên má phải sát huyệt 49

    51

    XII

    D

    Bên phải ụ cằm

    52

    VII-VIII

    D-E

    Sát đỉnh mép phải – trái là huyệt 58

    53

    IX-X

    O

    Phía dưới nhân trung, sát môi trên

    58

    VII-VIII

    D-E

    Sát đỉnh mép trái –phải là huyệt 52

    59

    VI

    L

    Hai bên má, sát tai

    61

    VII-VIII

    D

    Trên Đỉnh hai mép.

    63

    IX

    O

    Chính giữa nhân trung

    64

    VIII-IX

    D

    Điểm thấp nhất của cánh mũi

    65

    IV

    C

    Góc trên lông mày

    68

    VI

    M-N




    69

    VI

    M




    70

    VIII-IX

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi Ngang cánh mũi trái

    71

    VII-VIII

    D-E




    72

    VIII-IX

    L




    73

    VI

    G

    Trên đường dọc qua giữa con người Ngay dưới mắt

    74

    VIII

    D-E

    Điểm giữa cánh mũi và mép

    75

    VIII-IX

    D-E

    Phía dưới huyệt 74 trên 2 cánh mũi

    80

    XII

    A-B




    85

    X-XI

    E

    Trên cằm, dưới hai khóe môi

    87

    XII

    O

    Điểm lồi nhất ụ cằm

    89

    XI

    E




    91

    VIII

    C




    97

    III-IV

    D-E

    Sát trên lông mày

    98

    III-IV

    H-K

    Sát trên điểm cao nhất của lông mày

    99

    III-IV

    G-H

    Sát trên điểm giữa lông mày

    100

    IV-V

    L-M

    Điểm cuối lông mày

    101

    XII

    B

    Trên ụ cằm

    102

    III-IV

    L-M

    Trên đỉnh lông mày

    103

    II

    O

    Chính giữa trán

    104

    XI

    G

    Hai bên cằm

    105

    XI

    H

    Hai bên cằm – sát huyệt 104

    106

    III

    O

    Giữa phần thấp của trán -

    107

    III

    B




    108

    III-IV

    O

    Trên điểm giữa hai lông mày

    109

    IV-V

    O

    Dưới điểm giữa hai lông mày

    113

    IX

    D

    Hai bên nhân trung

    120

    VIII

    E

    Sát cánh mũi bên trái (1 huyệt)

    121

    VIII-IX

    D-E

    Sát phần dưới cánh mũi trái

    123

    II

    K

    Phần giữa 2 bên trán

    124

    II

    H

    Hai bên trán

    125

    II-III

    G




    126

    0

    O

    Trên đỉnh giữa trán sát mép tóc

    127

    XI-XII

    O

    Giữa phần trên ụ cằm gần môi dưới

    128

    II-III

    G

    Trên trán – ngay đường trục qua mắt

    129

    III-IV

    L

    Phía trên phần cuối lông mày

    131

    V

    L




    132

    VIII

    K




    133

    VIII-IX

    K




    143

    VIII-IX

    O

    Chính giữa 2 lỗ mũi nhìn từ bên dưới

    145

    VII-VIII

    D-E




    156

    XI-XII

    D

    Hai bên ụ cằm

    157

    XI-XII

    D




    159

    XI-XII

    E




    163

    IX-X

    O




    171

    VII-VIII

    D-E

    Trên đường rãnh mép phải

    173

    VIII

    O

    Chính giữa đỉnh mũi

    174

    VII-VIII

    B

    Hai bên cánh mũi sát sống mũi

    175

    II

    B

    Giữa trán – hai bên huyệt 103

    177

    III-IV

    M-N

    Sát mí tóc hai bên thái dương - phía trên lông mày.

    178

    VIII

    B

    Hai bên đỉnh mũi trên cánh mũi

    179

    IV-V

    C-D




    183

    IV

    M-N




    184

    VI-VII

    B

    Điểm giữa mũi hai bên sống mũi

    185

    II-III

    M-N

    Sát mí tóc thái dương

    188

    IV-V

    B-C

    Điểm giữa hai lông mày và sống mũi

    189

    VI

    O

    Dưới 2 mắt ngay trên sống mũi

    196

    IV-V

    A-B

    Ngang mí mắt trên phần lõm sống mũi

    197

    II

    C




    209

    V-VI

    D




    210

    O-I

    D

    Dưới mi tóc

    215

    III

    L-M




    216

    III-IV

    H




    217

    IV-V

    L

    Dưới thái dương ngang đuôi lông mày

    218

    III-IV

    K




    219

    O

    D




    222

    X

    G




    226

    X-XI

    D-E




    227

    X-XI

    B




    228

    IX-X

    D-E




    229

    X

    H




    233

    VIII

    G-H

    Trên gò má phải – hợp với huyệt 41 và 50 thành tam giác Gan.

    235

    XI-XII

    O

    Phía trên ụ cằm

    236

    X-XI

    O




    240

    IV

    B




    247

    VIII-IX

    O

     Giữa nhân trung – dưới huyệt 19

    253

    VIII-IX

    O-A

    Sát hai lỗ mũi nhìn từ dưới lên

    254

    XII

    A-B

    Phía dưới ụ cằm

    255

    XII

    B-C




    256

    XII

    D-E

    Hai bên cằm

    257

    XII

    E-G

    Ngang ụ cằm ở hai bên cạnh cằm

    267

    III-IV

    G

    Chính giữa hai lông mày

    268

    III-IV

    E

    Phần bên trong trên hai lông mày

    269

    VII-VIII

    H

    Phần nổi cao nhất của gò má

    270

    X

    K

    Hai bên phía trên cằm

    276

    VII-VIII

    K

    Phía ngoài gò má

    287

    VIII-IX

    B

    Ngay dưới hai lỗ mũi

    290

    VII

    B

    Hai bên huyệt số 1 trên sống mũi

    292

    XI-XII

    G

    Ngang ụ cằm – sát phía ngoài cằm

    293

    XI-XII

    G-H




    300

    I

    E

    Phần cao của trán

    301

    I

    G




    302

    I

    H




    303

    I

    K




    305

    IX-X

    G-H




    310

    III

    C

    Phần thấp của cằm

    312

    IV-V

    O

    Giữa sống mũi – dưới huyệt 26

    324

    III-IV

    K




    330

    V-VI

    C




    332

    III

    D




    333

    II-III

    H




    340

    I

    B




    341

    I

    C




    342

    I

    O




    347

    X-XI

    B

    Trên đường dọc qua lỗ mũi – sát bờ trên của ụ cằm

    348

    O-I

    O

    Sát phần trán với mí tóc – dưới H.329

    353

    VI

    H




    354

    VI

    E




    355

    V-VI

    D




    356

    VIII

    H

    Trên gò má bên phải

    357

    VI

    D-E




    358

    VI

    K




    360

    III

    E




    365

    XII

    O

    Nơi chẻ đôi của ụ cằm

    377

    O

    C




    379

    O

    B




    401

    O-I

    O




    405

    II-III

    C

    Trên hai đầu lông mày- giữa trán

    421

    II

    D




    422

    II

    E




    423

    II

    G




    432

    VI-VII

    E-G

    Dưới mắt – giữa tuyến E -G

    437

    VIII-IX

    H




    458

    II-III

    H




    461

    X-XI

    K

    Trên đường ngang bờ môi dưới

    467

    VI-VII

    D-E

    Kết hợp với H.61 và H.491 thành tam giác đều.

    477

    III-IV

    B-C

    Phía Trên 2 góc trong của lông mày

    481

    VII-VIII

    G-H




    491

    VI-VII

    D

    Hai bên sườn mũi - ở giữa VI-VII

    505

    V-VI

    C




    511

    IX-X

    E




    512

    XII

    O




    556

    0

    O

    Sát mí tóc trên tuyến 0 – trên H.126

    557

    0

    O

    Nằm trong phần tóc trên H.556

    558

    0

    G

    Trên đường dọc qua giữa con ngươi – nằm sát mí tóc.

    559

    0

    H

    Bên cạnh H. 558

    560

    0

    E




    461

    III

    G




    564

    0

    K

    Sát mí tóc, gần bên thái dương

    565

    VI

    D




    567

    II

    Q




    630

    VIII-IX

    B-C





    CÁC HUYỆT HAI BÊN MẶT – VÙNG TAI

    Huyệt số

    Tuyến ngang

    Tuyến Dọc

    MÔ TẢ

    0

    VII

    P-Q

    Trên đường biên giữa bình tai và da mặt

    9

    X

    M

    Dưới gò má – ngang miệng

    10

    VIII-IX

    N




    14

    VIII-IX

    P-Q

    Bờ dưới dái tai và góc hàm

    15

    VIII-IX

    P-Q

    Đỉnh của hõm sâu nhất giữa xương chũm và xương hàm dưới sau dái tai

    16

    V

    P-Q




    27

    X

    L




    28

    VIII-IX

    M

    Phần trong gò má – ngang cánh mũi

    30

    VII-VIII

    L-M




    33

    VII-VIII

    M

    Trên gò má – trên H.28

    57

    V-VI

    P-Q
    Đã thêm 24.10.15 13:50


    Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc

    Đã thêm 24.10.15 13:42


    Đông Y Khí Công. Chữa bệnh bằng Tinh-Khí-Thần

    Đã thêm 28.08.13 18:40


    Từ Tâm Đạo





    Đã thêm 19.02.13 18:24


    Трационная медицина
    Исцеление немедикаментозных

    http://vinamassages.ru/

    http://vinamassage.ru/

    http://vietydao.ru/

    http://dienchan.ru/


    Страницы
    Исцеление немедикаментозных
    http://vinamassages.ru/ http://vinamassage.ru/ http://vietydao.ru/ http://dienchan.ru/ ...


    Рвота. Точки воздействия
    aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa Точки воздействия: 50, 19, 34, 124, 0. Для прекращения позывов к рвоте достаточно промассировать указанные точки, но...


    ВьетКафе
    vietcafe.ru


    ЯЧМЕНЬ
    Ячме́нь (hordeolum) — острое гнойное воспаление волосяного мешочка ресницы или сальной железы Цейса, которая располагается около...


    А
    1 Алкоголизм. Точки воздействия 2 Алергия. Точки воздействия 3 Ангина. Точки воздействия 4 Анемия. Точки воздействия 5 Аритмия. Точки...


    THẬP CHỈ ĐẠO (TCLT) - liệu pháp Y mao mạch
    Отзывы
    10.09.2013 , lotuscity bình luận

    Y Hải Dương-Dịch vụ Y Tế



    Đã đăng ký
    Ẩn danh
    Tên đăng nhập
    Mật khẩu
    Đăng ký
    Quên mật khẩu
    Tên của bạn
    Email
    (chỉ hiển thị cho chủ sở hữu website)
    Mã xác nhận
     Xin vui lòng bật chức năng hiển thị hình ảnh trên trình duyệt web của bạn
    Заголовок формы
    Описание формы
    Имя *
    E-mail *
    Текст *

     Xin vui lòng bật chức năng hiển thị hình ảnh trên trình duyệt web của bạn
    Đăng ký
     
    Сайт создан на бесплатной системе fo.ru